Thuyết minh quy trình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sản xuất bột dinh dưỡng (Trang 26 - 28)

a. Chuẩn bị nguyên liệu

– Đậu xanh đã bóc vỏ cùng gạo, vừng (đã được làm sạch khi thu mua) đem định lượng theo tỉ lệđã định. Phối trộn lần 1 Ép đùn Nghiền Phối trộn lần 2 Bột thành phẩm Đóng gói và bảo quản Bột bán thành phẩm

– Rau ngót:

+ Làm sạch: Sau khi thu mua về, rau cần được rửa sạch để loại bỏ cận và tạp chất. Tỉ lệ thải bỏ là 36,9%.

+ Sấy: Sau khi làm sạch rau bằng nước, rau chứa lượng ẩm khá lớn, nếu phối trộn cùng các nguyên liệu khác sẽ làm tăng độ ẩm của hỗn hợp phối trộn, gây khó khăn cho quá trình ép đùn. Do đó, phải giảm lượng nước trong rau bằng cách sấy rau trong một thời gian nhất định.

Rau sấy vẫn có kích thước lớn. Để rau trộn đều trong hỗn hợp ta phải cắt nhỏ rau.

b. Phối trộn lần 1

Nguyên liệu đã qua xử lý được định lượng theo các tỉ lệ khác nhau. Mục đích của việc phối trộn theo các tỉ lệ khác nhau này là để cho ra được công thức chế biến bột tốt nhất.

c. Ép đùn

Ép đùn là giai đoạn quan trọng trong quá trình chế biến. Dưới nhiệt độ cao trong buồng ép (khoảng 1700C) các nguyên liệu được làm chín và tạo hình trong thời gian ngắn 10 – 15 giây. Việc đồng thời nấu chín và tạo hình có ý nghĩa quan trọng trong việc hạ thấp giá thành sản phẩm, tiết kiệm thời gian chế biến, công sức, năng lượng tiêu thụ. Mặt khác, trong khoảng nhiệt độ cao và thời gian ngắn như vậy, công đoạn ép sẽ hạn chế tối đa sự phân huỷ các thành phần dinh dưỡng của thực phẩm, giúp tiêu hoá tốt hơn.

d. Nghiền

Nghiền bột là giai đoạn nghiền phôi sau ép đùn thành dạng bột mịn.Bột sau nghiền là dạng bán thành phẩm cần được phối trộn các nguyên liệu khác để đạt được giá trị dinh dưỡng theo yêu cầu.

e. Phối trộn lần 2

Bột bán thành phẩm sau nghiền được phối trộn với một số nguyên liệu khác như: Đậu tương rang. đường. sữa. hương sữa. khoáng. CaCO3 để trở thành bột thành phẩm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sản xuất bột dinh dưỡng (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)