7.1. Tính nhiên liệu
7.1.1. Tính nhiên liệu dùng cho lò đốt
Theo phần tính và chọn thiết bị ta có:
+ Lượng dầu DO tiêu tốn cho lò đốt trong quá trình sấy đã tính B = 10,685(kg/h)
+ Lượng dầu dùng cho lò đốt trong 1 năm:
B0 = Bx24x120 = 10,685 x 24 x 120 = 30772,8 (kg/năm). = 30772,8 x 1,087 = 33450,034 (lít/năm).
7.1.2. Lượng xăng dầu dùng cho các loại xe trong nhà máy
Nhà máy dùng 6 xe tải để vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm. + Với định mức mỗi xe dùng 20 (lít/ngày).
+ Vậy lượng dầu cần dùng là: 20 x 6 x 120+20×6×240 = 43200 (lít/năm). Ngoài ra nhà máy sử dụng thêm một chiếc xe con để đưa đón cán bộ.
+ Định mức 10 (lít/ngày).
+ Vậy lượng xăng cần dùng: 10x1×360 = 3600 (lít/năm).
7.1.3. Lượng dầu dùng cho máy phát điện dự phòng
+ Định mức: 40 (lít/tháng).
+ Lượng dầu dùng cho cả năm: 40x12 = 480 (lít/năm).
7.1.4. Lượng than cần dùng cho lò đốt sấy tĩnh
+ Lượng than dùng: 20 (kg/h).
+ Lượng than dùng cho một mẻ sấy: 40 (kg/mẻ).
7.2. Tính lượng nước cần dùng cho nhà máy 7.2.1. Nước dùng cho sản xuất 7.2.1. Nước dùng cho sản xuất
Nhà máy sử dụng rất nhiều nước, nước dùng cho bể xiphông, dùng cho vệ sinh thiết bị, xử lý nguyên liệu... Tuỳ theo mục đích sản xuất khác nhau mà chất lượng nước cũng khác nhau. Nhưng nói chung nước sử dụng phải đảm bảo các yêu cầu sau: + Độ pH = 7 ÷ 8. + Không có mùi vị lạ. + Không có các chất độc. + Hàm lượng Fe2+, Fe3+≤ 5 (mg/l). + Chỉ số coli < 3.
+ Chuẩn số coli < 300. + Ít hợp chất hữu cơ.
+ Không có vi sinh vật gây bệnh.
Đểđảm bảo chất lượng nước, trước khi đưa vào sản xuất thì nước phải qua xử lý: Sử dụng thiết bị tách Fe2+, Fe3+, tách phèn, tách mùi vị lạ...
* Lượng nước sử dụng cho bể xi phông:
Lượng nước vào bể xi phông: Vxp = 3×Vnl=3× ) / ( 600 ) / ( 1875 3 m kg h kg = 9,375 (m3/h). → V = 16 x 9,375 = 150 (m3/ ngày).
* Lượng nước sử dụng cho máy xát tươi:
Vxt= ×Vnl 10 1 = 0,305( / ) 600 1828 10 1 3 h m = × . →V= 16 x 0,305=4,88(m3/ ngày)
* Lượng nước dùng cho lên men cà phê:
Vlm= 0,15×2×Vxl=0,15×2 ×20,65=6,195(m3/ ngày).
* Lượng nước dùng cho sản xuất:
Vsx=161,075(m3/ ngày).
7.2.2. Lượng nước dùng cho sinh hoạt
Nước dùng cho nhà ăn:
+ Tiêu chuẩn sử dụng: 30 (lít/ người.ngày).
+ Tổng số cán bộ công nhân viên của nhà máy trong ngày: 112 người. → Vna = 30 x 112 = 3360 (lít/ ngày) = 3,36 (m3/ngày).
Nước dùng cho nhà tắm:
+ Tiêu chuẩn 40 (lít/ người/ ngày).
→ Vnt = 112 x 40 = 4480 (lít/ ngày) = 4,48 (m3/ngày). Vậy lượng nước dùng cho sinh hoạt:
Vsh = Vna + Vnt = 3,36 + 4,48 = 7,84 (m3/ngày).
7.2.3. Nước dùng để tưới cây xanh
Lấy bằng 10% lượng nước sinh hoạt. Vcx = 0,1 x 7,84 = 0,784 (m3/ngày).
7.2.4. Nước sử dụng vệ sinh thiết bị
Vvs = 0,784 (m3/ngày).
7.2.5. Nước dùng để rửa xe
Tiêu chuẩn 300 lít/ ngày.
Vrx = 300 x 7 = 2100 (lít/ngày) = 2,1 (m3/ngày).
7.2.6. Nước dùng chữa cháy
Tiêu chuẩn 2,5 l/s tính cho 3 giờ.
Vcc = 2,5 x 3 x 3600 = 27000 (lít) = 27 (m3).
7.2.7. Tổng lượng nước dùng cho nhà máy trong ngày
Vt = Vsx + Vsh + Vcx + Vvs + Vrx (m3/ngày).
Vt = 161,075 + 7,84 + 0,784 + 0,784 + 2,1 = 172,583 (m3/ngày).
7.2.8. Đài nước sử dụng cho nhà máy
Đài nước làm bằng thép không rỉ, hình trụđứng. + Lượng nước chứa trên đài:
Vsd = Vt + Vcc = 172,583 + 27 = 200 (m3/ngày). Chọn kích thước đài nước:
+ Chọn đài nước hình trụ tròn, bán kính R = 3(m). + Chiều cao đài nước:
Hđ= 2 .R Vsd π =3,14 9 200 x =7 (m).
Do nhà máy có phân xưởng sản xuất 1 tầng cao 9,6 (m). Nên ta chọn tổng chiều cao đài nước Hđ = 12,6 (m).
7.2.9. Chọn bơm dùng để bơm nước
Chọn 01 bơm để bơm nước lên đài nước.
Sử dụng bơm ly tâm có các thông số kỹ thuật như sau [ 10, Tr 444]: + Ký hiệu bơm : K. + Năng suất bơm : 8 ÷ 290 (m3/h). + Chiều cao hút : 4 ÷ 5,5 (m). + Số vòng quay : 1450 ÷ 2900 (vòng/phút) + Hiệu suất bơm : 0,85. + Áp suất toàn phần : 18 ÷ 85 (m). + Nhiệt độ : < 800C. + Vật liệu làm bơm : gang. + Bánh guồng : gang + Trục : thép cacbon.
CHƯƠNG 8