AN TOÀN LAO ĐỘNG VỆ SINH XÍ NGHIỆP – PHÒNG

Một phần của tài liệu báo cáo tốt nghiệp kĩ thuật chế biến cà phê (Trang 102 - 106)

- Kiểm tra các thông số kỹ thuật, nguyên liệu vào các công đoạn.

AN TOÀN LAO ĐỘNG VỆ SINH XÍ NGHIỆP – PHÒNG

CHÁY CHA CHÁY

11.1. An toàn lao động

An toàn lao động trong nhà máy đóng vai trò rất quan trọng, nó ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất. Vì vậy cần phải đặc biệt quan tâm và phổ biến rộng rãi để cho mọi thành viên trong nhà máy hiểu rõ tầm quan trọng của nó.

Nhà máy cần đưa các nội quy, biện pháp chặt chẽđể đề phòng một cách có hiệu quả nhất.

11.2.Các nguyên nhân gây ra tai nạn

- Tổ chức lao động và sự liên hệ giữa các bộ phận không chặt chẽ. - Các thiết bị bảo hộ lao động còn thiếu hoặc không đảm bảo an toàn. - Ý thức chấp hành kỷ luật của công nhân chưa cao.

- Vận hành máy móc không đúng quy trình kỹ thuật. - Trình độ thao tác của công nhân còn yếu.

- Các thiết bị không có hệ thống bảo vệ hoặc bảo vệ không an toàn.

11.3. Một vài biện pháp hạn chế tai nạn lao động

- Tại các phân xưởng phải có sơ đồ quy trình vận hành của từng loại thiết bị.

- Các đường ống dẫn hơi, nhiệt phải có lớp bảo ôn, van giảm áp, áp kế. - Bố trí lắp đặt các thiết bị phù hợp quy trình sản xuất, các thiết bị có động cơ như máy xát, đánh bóng, sàng, quạt...cần phải có lưới che chắn.

- Kho xăng, dầu, thành phẩm phải đặt xa nguồn nhiệt. Không được hút thuốc trong các kho và phân xưởng sản xuất.

- Cần có những kỷ luật nghiêm đối với những trường hợp không tuân thủ những nội quy của nhà máy.

11.4. Những yêu cầu về an toàn lao động + Đảm bảo ánh sáng + Đảm bảo ánh sáng

Đảm bảo độ sáng tối thiểu Emin trong nhà máy, đặc biệt là vào ca làm việc ban đêm. Cần tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên.

+ An toàn vềđiện

- Về chiếu sáng: Số bóng đèn, vị trí treo, đặt công tắc, cầu dao phải phù hợp với thao tác. Các mạch điện phải kín, đặt nơi khô ráo

Mỗi thiết bị phải có hệ thống báo động riêng khi có sự cố, có rơle tự ngắt khi quá tải. Mọi thiết bịđều phải nối đất.

+ An toàn về sử dụng thiết bị

Bộ phận truyền động cần phải được che chắn, giữa các thiết bị cần có khoảng cách tương đối rộng, ít nhất là 800 mm. Bên trong phân xưởng cần tương đối rộng rãi, thoáng mát, có đủ ánh sáng để công nhân dễ dàng làm việc.

Thường xuyên theo dõi chế độ làm việc của máy, có chế độ vệ sinh, vô dầu mỡđịnh kỳ. Sau mỗi ca làm việc cần nêu rõ tình trạng nếu có sự cốđể ca sau xử lý.

Mỗi công đoạn cần treo bảng nội quy vận hành và sự cố có thể xảy ra của máy, cũng như về an toàn lao động để nhắc nhở công nhân chấp hành triệt để quy chế bảo hộ lao động. Tổ chức học tập thường xuyên.

+ Phòng chống ồn và rung

Với đặc điểm của nhà máy lương thực, thì việc chống ồn và rung sẽ rất quan trọng. Nó ảnh hưởng đến hiệu suất của máy móc, tuổi thọ của công trình, tác động đến các cơ quan thần kinh của công nhân vận hành sinh ra nhức đầu, mệt mỏi. Làm giảm khả năng lao động và dễ gây ra tai nạn lao động.

Để hạn chế và giảm đến mức thấp nhất tiếng ồn và chống rung cần: + Lắp ráp thiết bị phải cân đối, các bulông phải bắt chặt.

+ Cần có thiết bị cách âm tốt tại những nơi có độồn cao. + Khi xử lý móng phân xưởng phải tính toán kỹ lưỡng.

+ Chống sét

Để đảm bảo an toàn cho công nhân làm việc cũng như các thiết bị trong nhà máy cần phải có cột thu lôi tại các vị trí cao.

11.5. Vệ sinh xí nghiệp

Vệ sinh xí nghiệp là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu đối với các nhà máy thực phẩm. Điều đó không những làm cho môi trường nhà máy được sạch đẹp, tạo tâm lí thoải mái cho công nhân, tăng hiệu quả làm việc mà còn góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Xí nghiệp phải luôn sạch sẽ, thoáng mát. Cần có thảm cỏ và hệ thống cây xanh trong khuôn viên nhà máy nhằm tạo môi trường không khí trong lành. Phải định kỳ khử trùng toàn nhà máy, đặc biệt là các kho nguyên liệu, thành phẩm. Chống sự xâm nhập của mối, mọt, chuột. Các mương rãnh thoát nước phải luôn luôn thông. Vệ sinh xí nghiệp bao gồm các vấn đề sau: Cấp thoát nước, thông gió, chiếu sáng…

11.5.1. Vệ sinh cá nhân (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vấn đề này đặc biệt cần thiết cho các công nhân lao động trực tiếp. Khi vào nhà máy phải mặc đồng phục, đeo khẩu trang. Không được ăn uống trong khu sản xuất, thực hiện khám sức khoẻđịnh kỳ cho công nhân.

11.5.2. Vệ sinh thiết bị

Các thiết bị phải được vệ sinh thường xuyên và định kỳ trong từng thời điểm cốđịnh hoặc khi thiết bị ngừng vận hành.

11.5.3. Xử lý phế liệu

Phế liệu trong quá trình sản xuất như quả xanh, vỏ quả, vỏ thóc, nước nhớt...là những loại dễ lây nhiễm bẩn. Sau mỗi mẽ phải đưa ra ngoài phân xưởng để xử lý. Những loại phế liệu này có thể bán cho nhà máy sản xuất phân bón. Việc này phải hợp đồng chặt chẽ để tránh ứđọng phế liệu, tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và môi trường.

11.5.4. Phòng cháy chữa cháy

Đây là công tác đi đôi với an toàn lao động. Phòng chống cháy tốt sẽđảm bảo an toàn về lao động, bảo vệ tài sản, tính mạng cho cán bộ công nhân viên nhà máy.

Vòi nước chữa cháy phải lắp đặt trực tiếp trên đài nước và được kiểm tra van khoá thường xuyên. Mỗi nhà xưởng phải có vị trí nhất định chứa các dụng cụ chữa cháy .

Muốn thực hiện tốt việc này hàng tháng có kiểm tra định kì về thể lực, phương pháp, cách chữa cháy (giả tạo)…mỗi năm tổ chức một cuộc thi về phòng cháy chữa cháy và tổ chức chữa cháy nhân tạo với quy mô lớn.

Các sự cố có thể gây ra hoả hoạn như: Các mảnh kim loại không được loại bỏ khi vào các thiết bị gia công sẽ gây ra các tia lửa điện. Hệ thống cách điện bị hở gây chập điện...

Đểđảm bảo an toàn trong sản xuất cần thực hiện tốt nội quy của nhà máy: + Thường xuyên kiểm tra các mạch điện, các hệ thống dây dẫn.

+ Các thiết bị tách kim loại phải được làm sạch bề mặt thường xuyên. + Các loại phế liệu, nguyên vật liệu dễ cháy phải thu dọn gọn gàng.

+ Các đường ống nước phục vụ cho công việc chữa cháy luôn có nước, kiểm tra định kỳ và có sự diễn tập về công tác chữa cháy. Trong nhà kho, nhà sản xuất chính có trang bị các bình khí CO2 chữa cháy. Có hệ thống báo động khi có hỏa hoạn xảy ra.

KT LUN

Sau một thời gian khoảng 4 tháng làm việc tích cực cộng với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo: TS. Đặng Minh Nhật thì em đã hoàn thành được đồ án tốt nghiệp này với đề tài: “ Thiết kế nhà máy sản xuất cà phê bằng phương pháp ướt: năng suất 30 tấn quả tươi/ ngày và 15 tấn cà phê thóc khô/ ngày ”. Sau đây là những ưu và khuyết điểm của đồ án tốt nghiệp:

+ Ưu điểm:

- Hoàn thành cơ bản những yêu cầu cần thiết của 1 đồ án tốt nghiệp.

- Đảm bảo được khá đầy đủ về mặt nội dung.

- Chú thích được các công thức, nội dung được trích từ tài liệu nào.

- Thể hiện được các bản vẽ: sơ đồ dây chuyền công nghệ, mặt bằng, mặt cắt, sơđồ nước, tổng mặt bằng.

+ Nhược điểm:

- Tài liệu tham khảo còn hạn chế, chưa tìm hiểu được tài liệu tham khảo nước ngoài.

Đà nẵng, 19 tháng 05 năm 2010 SVTH:

Một phần của tài liệu báo cáo tốt nghiệp kĩ thuật chế biến cà phê (Trang 102 - 106)