Quá trình phèn hoá

Một phần của tài liệu Cẩm nang ngành lâm nghiệp - Chương: Đất và dinh dưỡng đất (Trang 26)

2. Các quá trình hình thành và biến đổi đất rừng

2.6. Quá trình phèn hoá

Việt Nam là một trong những nước có nhiều đất phèn, diện tích khoảng 1,863 triệu ha, tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long và rải rác ven biển từ Hải Phòng đến Ninh Bình. Đất phèn hình thành ở các vùng trũng khó thoát nước, giầu chất hữu cơ và dưới ảnh hưởng của biển thoái. Phèn hoá bao gồm hai quá trình mặn hoá và chua hoá. Các muối gây mặn chủ yếu

là NaCl và Na2SO4, nguồn muối phèn cũng có thể từ mẫu chất đưa lại, nhưng không nhiều so

với nguồn gốc trầm tích biển.

Đến nay các nhà thổ nhưỡng Việt Nam thống nhất quá trình phèn hoá xảy ra do các hợp

chất chứa S tích luỹ lại, tạo ra H2SO4 trong điều kiện thuận lợi cùng với sự tích luỹ sinh học

các muối có chứa gốc lưu huỳnh. Hai dạng khoáng chứa lưu huỳnh phổ biến là pyrit và jarosit tạo thành các ổ khoáng thứ sinh nguyên chất trong các mẫu chất của đất phèn.

Xác hữu cơ của quần thể cây ngập mặn (mắm, bần, đước, sú,...) phân giải yếm khí hình

thành ra các dạng khử H2S, FeS, khi bị oxy hoá chúng biến thành H2SO4. Axit sulfuric kết

hợp với nhôm di động hoặc hợp chất nhôm để tạo ra phèn Al3(SO4)2. Phèn bị thuỷ phân tạo ra

một lượng axit mới. Nguồn Fe và Al có thể là từ hai nguồn: sesquioxit có trong huyền phù của phù sa hoặc muối Fe và Al có nguồn gốc biển. Vì lẽ nguồn sinh phèn nằm ngay trong nội tại mẫu chất sinh thành đất nên biện pháp cải tạo chỉ có thể là giảm thiểu oxy hoá, ngăn chặn

việc sinh ra quá nhiều axit H2SO4 chứ khó có thể chuyển hoá đất phèn thành đất không phèn.

Từ đó có thể thấy một ứng dụng thực tế là cần phải giữ rừng ngập mặn, rừng tràm cùng với lớp than bùn phủ trên mặt đất để "ém phèn", luôn luôn giữ đất trong trạng thái khử.

Một phần của tài liệu Cẩm nang ngành lâm nghiệp - Chương: Đất và dinh dưỡng đất (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(155 trang)
w