Nhóm đất vàng alít vùng núi (nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi –

Một phần của tài liệu Cẩm nang ngành lâm nghiệp - Chương: Đất và dinh dưỡng đất (Trang 68 - 70)

3. Đặc trưng đất rừng Việt Nam

3.2.7. Nhóm đất vàng alít vùng núi (nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi –

Có diện tích: 3.239.717 ha đến 3.503.024 ha. Đất vàng alít vùng núi phân bố trên độ cao:

- Miền Bắc: 600 (700) – 1.600 m trên mặt biển

- Miền Trung: 800 (900) – 1.800 m.

- Miền Nam: 1.000 – 2.000 m trên mặt biển.

Đặc điểm chung của nhóm đất vàng alít trên núi

Đây là vùng mang đặc điểm khí hậu á nhiệt đới ẩm vùng núi cận nhiệt đới ở Việt Nam. Rừng tự nhiên phân bố ở đây là đai rừng á nhiệt đới, gió mùa, lá rộng thường xanh, khớp với điều kiện khí hậu á nhiệt đới ẩm vùng núi (cận nhiệt đới), gồm các kiểu rừng á nhiệt đới:

như:

- Kiểu rừng á nhiệt đới lá rộng thường xanh, với các loại rừng nguyên sinh, rừng dẻ,

- Rừng dẻ tribuloides (Castsnopsis tribuloides).

- Rừng dẻ fleuryi (Castsnopsis fleuryi).

- Rừng dẻ ferox (Castsnopsis ferox).

- Rừng sồi (Pasania pinetti).

- Kiểu rừng á nhiệt đới lá kim, với các loại rừng nguyên sinh sau đây:

- Rừng Pơmu (Fokienia hodginsii).

- Rừng thông 3 lá (Pinus kesiya).

- Rừng thông đỏ (Taxus chinensis) vv…

Đặc điểm đất

Hình thái phẫu diện (đất dưới rừng nguyên sinh)

Trên mặt đất luôn xuất hiện tầng thảm mục A0 phủ kín mặt đất, độ dày của tầng thảm

mục phụ thuộc vào chế độ nhiệt - ẩm ở địa phương.

Dưới tầng thảm mục là tầng tích luỹ mùn, thường có màu xẫm do tích luỹ mùn với 64

hàm lượng tương đối cao, tầng này các rễ cây sống đan vào nhau chằng chịt.

Tầng tâm (tầng B) chịu ảnh hưởng mạnh của 2 yếu tố khí hậu, sinh vật thường có màu vàng, màu đặc trưng của loại đất á nhiệt đới ẩm, có quan hệ chặt chẽ với khoáng gơtít

(Fe2O3.3H2O). Đôi khi tầng B có màu vàng đỏ.

Sự chuyển tiếp giữa các tầng đất trong phẫu diện về màu sắc khá rõ rệt.

phá).

Đặc điểm đất

Hàm lượng mùn ở tầng đất mặt tương đối cao 8 – 15%. Tỷ lệ C/N: (12 – 15).

Đất có phản ứng chua mạnh, độ bão hoà bazơ rất thấp.

Trong thành phần cơ giới, tỷ lệ các cấp hạt trung gian thường cao.

Sự bất đồng hoá về thành phần cơ giới giữa các tầng đất trong phẫu diện khá rõ nét. Đất thường đủ ẩm quanh năm (trừ trường hợp đất bị thoái hoá do rừng tự nhiên bị tàn

Tỷ lệ SiO2

Al2O3 trong keo sét ở tầng B và tầng C: 1,47 – 1,84 (tương đối thấp). Biểu hiện

mức độ alitíc tương đối mạnh, do có độ ẩm cao, ngoài yếu tố về nhiệt độ.

Các loại khoáng sét chủ yếu là kaolinít, haluzít và gơtít. Hàm lượng Al2O3 tương đối

cao và có một số lượng nằm ở dạng khoáng oxít nhôm tự do (gipxít).

Trong thành phần mùn hàm lượng axít fulvônic chiếm ưu thế (trừ các loại đất hình thành trên đá vôi).

Hàm lượng các khoáng nguyên sinh còn lại trong đất tương đối cao (không tính các khoáng vật bền).

Các đơn vị đất trong nhóm đất vàng – alít vùng núi Việt Nam (Humic Chromic Luvisols)

(1) Đất mùn nâu đỏ trên đá mác ma bazơ và trung tính (Humic Rhodic Ferralsols) Có diện tích 90.437 ha.

Phân bố nhiều ở các huyện Kon Plong, Đacley, Đắc Tô, An Khê (thuộc tỉnh Kon Tum và Gia Lai).

(2) Đất mùn vàng đỏ hay đỏ vàng trên các loại đá trầm tích, biến hình và mác ma chua

Loại đất này có diện tích tương đối rộng 2.483.000 ha. Gồm: Đất mùn đỏ trên đá sét và biến hình chua, 1.288.500 ha. Đất mùn vàng đỏ trên đá mác ma chua, 1.194.500 ha.

Phân bố nhiều ở dãy Hoàng Liên Sơn, miền Trung và Tây Nguyên.

Nếu loại đất này hình thành trên đá granite giàu thạch anh thì đất có màu vàng xám, thành phần cơ giới nhẹ, tỷ lệ hạt cát cao, quá trình rửa trôi trong phẫu diện rõ nét (bất đồng hóa trong phẫu diện).

(3) Đất mùn vàng nhạt trên đá cát

Có diện tích: 600.000 ha.

Phân bố tập trung ở các huyện vùng cao Tây Bắc và miền Trung. Đất có thành phần cơ giới nhẹ, giàu hạt cát.

Một phần của tài liệu Cẩm nang ngành lâm nghiệp - Chương: Đất và dinh dưỡng đất (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(155 trang)
w