Sự phát triển xã hội là sự phát triển của con người về thể trạng, nhận thức, tư tưởng,quan hệ xã hội, khả năng tác động sâu sắc vào tự nhiên và về trình độ hưởng thụ những sản phẩm do con người làm ra. Các vấn đề như nhu cầu về nước, thực phẩm, và năng lượng; tuổi thọ, sức khỏe, giáo dục, sự đa dạng văn hóa, các dân tộc, chủng tộc, phong tục tập quán đều có ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững.
Dân số đông thì sức lao động nhiều, sản xuất nhiều của cải vật chất và cũng tiêu thụ nhiều của cải hơn. Dân số quá thấp thì sức lao động không đủ, không thể có tồn tại và phát triển xã hội thì không thể phát triển bền vững được. Mục tiêu đặt ra đối với quốc gia, lãnh thổ là đảm bảo dân số ổn định, phát triển kinh tế xã hội bền vững đảm bảo chất lượng cuộc sống tốt cho cộng đồng.
Dân số và phát triển tác động qua lại chặt chẽ với nhau. Bước tiến của lĩnh vực này thúc đẩy, tạo thuận lợi cho lĩnh vực kia. Giải quyết tốt dân số nhưng kinh tế xã hội không phát triển thì chất lượng cuộc sống cũng không được đảm bảo. Ngược lại kinh tế xã hội phát triển nhưng dân số tăng quá cao thì tổng sản phẩm quốc nội theo đầu người (GDP) sẽ sụt giảm và cuối cùng chất lượng cuộc sống vẫn cứ thấp. Vấn đề đặt ra cho toàn thế giới là việc lồng ghép vấn đề dân số với phát triển để đảm bảo sự hài hòa.
III.1.Tác động tích cực của tình trạng gia tăng dân số đến sự phát triển bền vững.
Dân số là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế. Với số dân đông, quy mô dân số lớn, ngày càng lớn, là thị trường tiêu thụ rộng lớn đồng thời cung cấp nguồn lao động dồi dào. Trong đó, nguồn lao động “trí tuệ cao” đặc biệt quan trọng, bằng trí tuệ mà cụ thể là sự phát triển của khoa học công nghệ từng bước xây dựng nền nông nghiệp sinh
thái, công nghiệp sinh thái, đô thị sinh thái, giảm lượng nguyên liệu và năng lượng tiêu dùng trong sản xuất, nhiều “công nghệ sạch” mới đã và đang được phát triển thay vì ngăn chặn tận gốc, hay cố gắng làm giảm hậu quả của ô nhiễm, đặc biệt là các công nghệ xử lý chất thải “cuốí đường ống". …tiến đến sự phát triển bền vững.
Sự gia tăng dân số buộc con người phải mở rộng vùng phân bố, chuyển cư. Để thích nghi và tồn tại, con người cải tạo môi trường sống theo hướng tích cực đã đóng góp không nhỏ vào sự phát triển bền vững như cải tạo các vùng đất hoang mạc, vùng đất ngập mặn, vùng ven biển, phủ xanh đất trống đồi núi trọc….
III.2. Tác động tiêu cực của tình trạng gia tăng dân số đến sự phát triển bền vững
Các tác động tiêu cực của tình trạng gia tăng dân số hiện nay biểu hiện ở các khía cạnh
III.2.1. Sức ép lớn tới tài nguyên thiên nhiên và môi trường trái đất.
Tăng dân số dẫn đến sự khai thác quá mức các nguồn tài nguyên phuc vụ cho các nhu cầu nhà ở, sản xuất lương thực, thực phẩm, sản xuất công nghiệp ... Tăng dân số ở các nước nghèo, làm cho các nước này đã nghèo lại càng nghèo thêm vì cạnh tranh nguồn tài nguyên, nguy cơ của nghèo khổ và nạn đói. Tăng sức ép đối với vấn đề lương thực thực phẩm, đất, nước …, gia tăng tác động tới nguồn tài nguyên thiên nhiên, và môi trường của các nước này. Diện tích đất nông nghiệp trên đầu người ngày càng giảm. Sự khai thác quá mức nguồn tài nguyên đất, cùng với việc lạm dụng phân bón hóa học, khai thác rừng bừa để đáp ứng được nhu cầu của dân cư trên trái đất dẫn đến đất nông nghiệp bị xói mòn và hoang mạc hóa, tăng cường hiện tượng như rửa trôi, xói mòn, mặn hoá, phèn hoá, ô nhiễm, bồi tụ không mong đợi, hạn hán, hoang hoá, úng lụt, thoái hoá hữu cơ, xói lở bờ sông, bờ biển… Đại dương thế giới bị nạn khai thác cá bừa bãi phá hủy những rạn san hô. Nơi cư trú tự nhiên của nhiều loài động vật, thực vật bị mất, đa dạng sinh học giảm súc do các hoạt động và nhu cầu của con người. Khan hiếm nguồn nước do nhu cầu về nước của con người tăng do tăng dân số... Nhân loại đang làm thay đổi nhanh khí quyển và làm thay đổi khí hậu.
III.2.2. Gia tăng nguồn chất thải và ô nhiễm môi trường.
Tăng dân số cùng với tăng lượng tiêu thụ vật chất tạo ra các nguồn thải tập trung vượt quá khả năng tự phân huỷ của môi trường tự nhiên trong các khu vực đô thị, khu sản xuất nông nghiệp, công nghiệp. Mức độ ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí tăng do các chất do hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người từ đó giảm sút chất lượng cuộc sống.
III.2.3. Sự chênh lệch về tốc độ phát triển dân số giữa các nước công nghiệp hoá và các nước đang phát triển.
Sự chênh lệch về tốc độ phát triển dân số giữa các nước công nghiệp hoá và các nước đang phát triển gia tăng, dẫn đến sự nghèo đói ở các nước đang phát triển và sự tiêu phí dư thừa ở các nước công nghiệp hoá. Nghèo đói hoặc xa hoa đều là bất bình đẳng. Sự chênh lệch ngày càng tăng giữa các nước phát triển công nghiệp và các nước kém phát triển dẫn đến sự di dân ở mọi hình thức. Áp lực di dân cũng làm dân số tăng nhanh làm gia tăng ô nhiễm.
Bùng nổ dân số thường xãy ra ở những nước nghèo vì trình độ dân trí chưa cao; các quan điểm truyền thống còn chi phối đời sống xã hội ; GDP bình quân cho đầu người còn thấp. Với một lực lượng trẻ đông đảo như vậy, các nước đang phát triển, bên cạnh việc có một nguồn nhân lực dồi dào, đang phải đối phó với nạn thất nghiệp cao, đặc biệt trong thanh niên. Tại hầu hết các nước đang phát triển, do các vùng nông thôn không có đủ các dịch vụ và cơ hội nên thanh niên phải kéo nhau tới các đô thị để tìm kế sinh nhai. Phần lớn họ là những người không được học hành và không được đào tạo nghề nên chỉ có một số ít người có thể tìm được việc làm. Những thanh niên từ nông thôn di cư ra thành phố hoặc từ các nước nghèo đang phát triển di cư sang các nước phát triển, ở khắp mọi nơi đều phải đối đầu với nạn thất nghiệp nghiện rượu, nghiện ma tuý, thất vọng và trong một số trường hợp họ đã tham gia vào những hoạt động tội ác hoặc tự tử. Trong khi đó, tại các nước phát triển lại xảy ra hiện tượng lão hoá dân số. Hiện nay, 77% số người già tăng thêm mỗi năm là ở các nước đang phát triển, dự đoán tới năm 2015 con số này sẽ là trên 80%. Bệnh tật nguy hiểm gia tăng, đặc biệt là căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS là một trong những thách thức đang đặt ra cho loài người, nhất là thanh niên
III.2.4. Gia tăng nhanh quá trình đô thị hóa.
Sự gia tăng dân số đô thị và sự hình thành các thành phố lớn - siêu đô thị làm cho môi trường khu vực đô thị có nguy cơ bị suy thoái nghiêm trọng. Nguồn cung cấp nước sạch, nhà ở, cây xanh không đáp ứng kịp cho sự phát triển dân cư. Ô nhiễm môi trường không khí, nước tăng lên. Các tệ nạn xã hội và vấn đề quản lý xã hội trong đô thị ngày càng khó khăn như lan truyền nhanh các dịch bệnh, thiếu giáo dục trong việc bảo vệ sức khỏe.
III.2.5. Gia tăng dân số ảnh hưởng đến nền kinh tế và suy giảm chất lượng cuộc sống.
Dân số tăng dẫn đến tranh việc làm, nhiều người thất nghiệp do dư thừa lao động. Sản lượng lương thực, thực phẩm tăng không phù hợp với tỉ lệ tăng dân, các dịch vụ phục vụ đời sống tăng cả về khối lượng và chất lượng, đòi hỏi nhà nước phải tăng chi phí phúc lợi sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế chung, làm thu nhập đầu người tăng chậm hoặc không tăng. Tăng dân quá nhanh còn ảnh hưởng đến vấn đề y tế, giáo dục, bảo vệ bà mẹ và trẻ em, trật tự an ninh xã hội.
Chất lượng cuộc sống là sản phẩm của sự tác động qua lại giữa các điều kiện xã hội, sức khỏe, kinh tế và môi trường mà chúng ảnh hưởng tới sự phát triển của môi trường và con người. Chất lượng cuộc sống phụ thuộc vào trình độ phát triển xã hội, mức thu nhập, môi trường sống, quan hệ xã hội ... Chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình phụ thuộc trực tiếp vào việc làm ổn định, thu nhập trung bình đầu người, an sinh xã hội (học hành của con cái, chăm sóc sức khỏe, an ninh khu vực ...).
Một số biểu hiện suy giảm chất lượng cuộc sống như năng lượng hấp thu theo đầu người ở các nước nghèo chỉ có 2.380 kcal/ngày chủ yếu từ thực vật; các nước giàu 3.380 kcal/ngày chủ yếu là động vật; 730 triệu người không đủ calo bù đắp cho hoạt động hàng ngày.Nhiều bệnh tật tràn lan, nhiều bệnh lạ mới xuất hiện : bệnh AIDS đang lan tràn, sốt rét; bệnh giun sán, Ebola, bệnh tim, tai biến mạch máu não, ung thư, lao ... Tình trạng sức khỏe của trẻ em
và người già là yếu. Nhiều dân tộc trên thế giới, hệ thống y tế còn nghèo nàn, thu nhập thấp, nước uống an toàn và vệ sinh thì kém, và bệnh tật, và sự ốm yếu không thể tránh khỏi. Hầu hết các khu vực đô thị ở các nước phát triển và đang phát triển đều giống nhau, có nhiều người thất nghiệp, cao tuổi, hoặc vượt qua khả năng của các tổ chức xã hội và y tế. Sự mất cân đối không chỉ giữa các khu vực, quốc gia mà thậm chí giữa các tộc người trong cùng một quốc gia.
III.3. Những vấn đề bức xúc do sự tăng dân tồn tại ở Việt Nam.
Tất cả các dòng sông đều đã bị nhiễm bẩn, lượng nước lại giảm vì ô nhiễm, vì sử dụng không hiệu quả và phân phối không hợp lý, khiến cho vào mùa khô có nhiều vùng bị khô kiệt trong khi nhu cầu nước đang gia tăng hằng ngày. Toàn bộ vùng biển ven bờ đều đã bị ô nhiễm từ nhẹ đến trung bình, giảm diện tích rừng, suy thoái đa dạng sinh học. Giảm diện tích đất trồng, suy thoái đất do lạm dụng phân bón hóa học, khai thác quá mức tài nguyên đất trong sản xuất nông nghiệp. Ô nhiễm chất thải rắn diễn ra ở hầu hết các đô thị, ô nhiễm môi trường xã hội, kinh tế đang phát triển, đang trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa.