Dự báo sức chịu tải của Vườn quốc gia

Một phần của tài liệu Sức chứa của Vườn quốc gia trong DLST (Trang 43 - 46)

3. Thực trạng tổ chức hoạt động du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Cát Bà

3.5. Dự báo sức chịu tải của Vườn quốc gia

Tài nguyên môi trường ở vườn quốc gia Cát Bà sẽ không thể được bảo vệ và phát triển một cách bền vững nếu phát triển du lịch quá mức sức chịu tải của Vườn. Vì vậy việc tiến hành nghiên cứu sức chịu tải du lịch của từng nơi và duy trì sự phát triển bền vững trong chừng mực hay giới hạn chịu đựng là hết sức quan trọng. Mức độ tác động phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ sử dụng, mức độ làm cứng mặt đất, làm huyên náo các điểm xem ngắm, ảnh hưởng đến đời sống của động vật hoang dã, xói mòn đất,

động cơ và hành vi của khách thăm quan, cách thức đi lại và lưu trú, sự quản lý hữu hiệu của hướng dẫn viên du lịch, số lượng người trong nhóm và các yếu tố môi trường như loại đất, độ dốc, mùa du lịch... cần thiết lập được các chỉ số cho các thay đổi có thể chấp nhận được trong phạm vi Vườn. Trong giới hạn về phạm vi, thời gian nghiên cứu đề tài này chỉ dựa trên cơ sở thực tế, các ảnh hưởng từ hoạt động du lịch đến tài nguyên môi trường qua các đánh giá trực quan qua các năm thì mức ảnh hưởng vẫn có thể chấp nhận được. Trong thời gian tới cần có những biện pháp phối hợp trong quản lý, tuyên truyền tốt hơn cho du khách thì số lượng có thể chịu tải còn có thể phát triển nhiều hơn hiện tại (khoảng > 1 triệu lượt khách /năm). Cụ thể như:

Đối với các tuyến du lịch đi qua hoặc nằm gần phân khu bảo vệ nghiêm ngặt như tuyến từ trung tâm Vườn đi Ao Ếch - Việt Hải cần hạn chế khách thăm quan vào các thời điển sáng sớm (trước 8 giờ) và chiều tối (sau 16 giờ) vì đây là thời điểm các loài động vật hoang dã kiếm ăn. Các tuyến trên biển giáp với các phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 2-3, du khách rất dề nhìn thầy Voọc (loài thú đặc trưng của Cát Bà) từ trên tàu, nhưng cũng không lên đến gần đàn voọc để tránh làm xáo trộn sinh hoạt của chúng. Nếu thấy có biểu hiện quá tải có thể giới hạn số lượng khách trên tuyến trong cùng một thời gian hoặc tăng lệ phí thăm quan để giảm tải. Đồng thời các tuyến du lịch này chủ yếu ưu tiên cho khách đến nghiên cứu, học tập, các dự án đầu tư trong và ngoài nước cho các hoạt động bảo tồn và phát triển bền vững.

Đối với các tuyến, điểm du lịch nằm trong vùng phục hồi sinh thái có khả năng phát triển mạnh các hoạt động thăm quan nghỉ mát, thắng cảnh và các hoạt động vui chơi giải trí tại đây. Tuy nhiên cũng cần lưu ý tránh các tác động có ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng và phát triển của hệ sinh thái, chú ý bảo vệ cảnh quan và môi trường.

Trong phân khu dịch vụ hành chính là trung tâm đón tiếp khách, có thể bố trí nhà trưng bày các thông tin, hình ảnh, mẫu vật giới thiệu cho khách, khuôn viên cây cảnh phù hợp với thiên nhiên, các dịch vụ ăn nghỉ, đồ lưu niệm...tuy nhiên cũng cần hạn chế số lượng khách đến và lưu trú tại đây để trách các tác động xấu đến môi trường như tiếng ồn, rác thải và đặc biệt là nguồn nước sinh hoạt.

Như vậy, tùy từng tuyến tham quan, từng phân khu cụ thể để VQG Cát Bà tính toán lượng du khách phù hợp với sức chịu tái của từng khu vực, hướng tới sự hài hòa giữa công tác bảo tồn và phát triển một cách bền vững.

CHƯƠNG 4 - ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP

Việc phát triển du lịch sinh thái tại VQG Cát Bà là một công việc rất phức tạp và khó khăn. Đây là công việc mà Vườn đã và đang thực hiện trên cơ sở dựa vào hiện trạng mà VQG đã có sẵn. Tuy nhiên đây là một biện pháp tổng hợp đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực và nhiều thành phần. Bên cạnh đó cần thiết phải có một kế hoạch quản lý cụ thể về phát triển du lịch sinh thái. Chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp như sau:

Một phần của tài liệu Sức chứa của Vườn quốc gia trong DLST (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w