Với một số giải pháp nêu trên thì VQG Cát Bà cũng như chính quyền các cấp không thể thực hiện trong một sớm, một chiều mà cần phải có lộ trình, kế hoạch thực hiện theo từng thơi gian cụ thể.
- Các giải pháp có tính chất cơ chế chính sách cần được chính quyền các cấp quan tâm sớm để tạo điều kiện thuận lợi cho các loại hình dịch vụ du lịch sinh thái phát triển, đồng thời mở của thu hút các nguồn đầu tư trong nước và nước ngoài.
- Giải pháp về quảng cáo tiếp thị cùng cần sớm được triển khai nhưng đồng thời phải thực hiện liên tục trong qua trình thực hiện để du khách bốn phương đều được biết tới.
- Các chính sách đầu tư cải tạo cơ sở hạ tầng, cải tạo các tuyến thăm quan, các điểm dịch vụ, mua sắm trang thiết bị cần thiết phải trang bị đáp ứng những yêu cầu tối thiểu nhất của du khách.
- Vấn đề đào tạo cần được quan tâm như chuẩn bị nguồn nhân lực, kinh phí cho việc đào tạo nâng cao trình độ cán bộ...
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Ngày nay, DLST như một hiện tượng và một xu thế phát triển ngày càng chiếm được sự quan tâm của nhiều người. Bởi nó là một dạng du lịch tự nhiên đưa ra những triển vọng nâng cao việc bảo tồn các giá trị của tự nhiên và phát triển cộng đồng địa phương. Theo ước tính tỷ lệ khách du lịch sinh thái chiếm khoảng 1/3 tổng số khách du lịch quốc tế năm 2008 (khoảng 190 triệu lượt). Xu thế phát triển du lịch sinh thái có ý thức đặc biệt với sự phát triển bền vững của du lịch trên quan điểm tài nguyên và môi trường. Nhiều nước trong khu vực rất quan tâm đến những giá trị văn hoá giáo dục và lợi ích kinh tế của hoạt động DLST ở các khu vực tự nhiên, dù với nhóm nhỏ hay các đoàn khách có tổ chức. Phần lớn các nước trong khu vực đã thiết lập và duy trì hệ thống các VQG với chức năng phát triển du lịch sinh thái mang lại những lợi ích về kinh tế, bảo tồn và giáo dục.
Sử dụng môi trường rừng hợp lý có hiệu quả để phát triển du lịch sinh thái sẽ tạo điều kiện cho du khách hoà nhập với thiên nhiên, tái tạo sức khoẻ và góp phần nâng cao trách nhiệm trong việc bảo vệ tài nguyên môi trường và bảo tồn các giá trị văn hoá của địa phương.
Du lịch đang là thành phần kinh tế mũi nhọn của Huyện và Thành Phố. Vì vậy cần có các chính sách hỗ trợ giúp cho ngành du lịch còn non trẻ của Thành phố nói chung và Vườn quốc gia nói riêng có thể phát triển một cách bền vững.
2. Kiến nghị
* Đề nghị UBND thành phố Hải Phòng
Sớm xem xét phê duyệt đề án phát triển du lịch sinh thái tổng thể Vườn quốc gia Cát Bà.
Rà soát lại quy hoạch khu dự trữ sinh quyển để có chiến lược bảo tồn và phát triển một cách phù hợp nhất. Quy hoạch chi tiết khu nuôi trông thuỷ sản.
Đề ra chủ trương có tính chất định hướng phát triển tổng thể du lịch sinh thái và giáo dục hướng nghiệp. Giúp Vườn cũng như các doanh nghiệp hoạt động du lịch ổn định trên địa bàn.
Xem xét cho phép các doanh nghiệp có đề án chi tiết xin thuê, khoán môi trường rừng đặc dụng để phát triển DLST.
Hỗ trợ quy hoạch và xây dựng mạng lưới giao thông để đảm bảo giao thông thông suốt cả 4 mùa.
* Đề nghị UBND huyện Cát Hải
Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với VQG Cát Bà xác định vị trí, quy mô các điểm có đủ điều kiện phát triển DU LịCH SINH THÁI để trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Lập đề án thu phí và quản lý vùng Vịnh Cát Bà-Lan Hạ.
* Đối với VQG
Cần phải tăng cường công tác phối hợp với địa phương, các ngành liên quan trong hoạt động mang tính chất cộng đồng: phát triển mạng lưới khuyến nông lâm cơ sở, tập huấn kỹ thuật về mô hình trồng cây ăn quả, hoa màu, cho người dân vay vốn để phát triển kinh tế và đào tạo nghề cho người dân,...Một số hoạt động ở tầm vĩ mô, đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của Nhà nước và các ngành chức năng: đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật, bỗ sung kiện toàn nhân sự, thường xuyên mở các lớp đào tạo cho các cán bộ làm công tác du lịch.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo thống kê dân số, lao động, nghề nghiệp, thu nhập huyện Cát Hải 12/2009. Hải Phòng
2. Báo cáo điều tra, khảo sát, dự báo tác động của hoạt động du lịch đến môi trường Vườn quốc gia Cát Bà của Viện nghiên cứu phát triển du lịch năm 2008
3. Kreg Lindberg và các cộng sự (1999): dự án tăng cường năng lực cho cơ quan quản lý môi trường Việt Nam. Hiệp hội du lịch sinh thái. Cục môi trường.
4. Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005 QH, ngày 29/11/2005 quy định về hoạt động bảo vệ môi trường
5. Luật Đa dạng sinh học của Quốc hội khoá XII, kỳ thứ tư số 20/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008, có hiệu lực bắt đầu từ ngày 01 tháng 7 năm 2009
6.Nghị quyết số 32/NQ-TƯ, ngày 5/8/2003 của Bộ Chính trị về việc xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng trong thời kỳ CNH – HĐH, trong đó chỉ rõ Xây dựng Cát Bà thành trung tâm du lịch xứng tầm của cả nước và quốc tế
7.Nghị quyết số 16-NQ/TU, ngày 27/01/2004 của Ban Thường vụ Thành uỷ Hải Phòng về việc “Xây dựng và phát triển huyện Cát Hải đến năm 2020”
8. TS. Phạm Trung Lương (1999): “Tiềm năng, hiện trạng và định hướng phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam”. Trang 7, Tuyển tập báo cáo hội thảo xây dựng dựng chiến lược quốc gia về phát triển du lịch sinh thái tại Việt Nam. IUCN, VNAT và ESCAP 9. Quyết định số 79-CP ngày 31/3/1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) về việc thành lập VQG Cát Bà
10. Quyết định ngày 02/12/2004 của Tổ chức Văn hoá – Khoa học và Giáo dục Liên hiệp quốc (UNESCO) công nhận Khu Dự trữ Sinh quyển thế giới Quần đảo Cát Bà, Việt Nam
11. Quyết định số 1497/QĐ-UB, ngày 08/7/2005 của UBND Thành phố Hải Phòng về việc Banh hành quy chế quản lý Khu Dự trữ Sinh quyển Quần đảo Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng
12. Quyết định số 1070/QĐ-UBND, ngày 19 tháng 5 năm 2006 của UBND Thành phố Hải Phòng về việc thu phí tham quan VQG Cát Bà
13. Quyết định 186/2006/QĐ – TTg, ngày 14/8/2006 về việc ban hành quy chế quản lý rừng
14. Quyết định 104/2007/QĐ-BNN ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc ban hành Quy chế quản lý các hoạt động du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên
15. Quyết định số 429/QĐ-UBND ngày 24 tháng 3 năm 2009 của UBND thành phố Hải Phòng về việc cho phép thành lập Trung tâm dịch vụ, du lịch sinh thái và giáo dục môi trường trực thuộc Vườn quốc gia Cát Bà
16. Tài liệu quy hoạch VQG Cát Bà – thành phố Hải Phòng giai đoạn 2006 – 2010, tầm nhìn 2020
17. Tài liệu quy hoạch tổng phát triển kinh tế xã hội huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng đến năm 2020.
18. Brian P.Irwin ( 2001): “Du lịch sinh thái”. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright (2001). Harvard Business School
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Thống kê dân số, lao động, nghề nghiệp, thu nhập của người dân vùng đệm VQG
Stt Xã, Thị trấn Dân số Số hộ Nhân khẩu T.Đ Nữ Lao động trong độ tuổi
Lao động trong các ngành kinh tế Tổng số N.Nghiệp Thuỷ sản Công nghiệp Xây dựng Thương nghiệp Vận tải Dịch vụ khác Thu nhập BQ người/tháng (1000đ) 1 TT Cát Bà 3.223 11.050 5.558 6.451 5.480 1.550 250 220 2.550 350 560 1.200 2 Trân Châu 472 1.484 757 811 605 291 25 14 85 35 155 485 3 Xuân Đám 249 852 425 460 346 191 12 6 38 6 93 500 4 Gia Luận 218 651 363 364 264 160 5 4 25 10 60 465 5 Hiền Hào 124 357 176 200 151 70 2 4 25 4 46 430 6 Việt Hải 108 351 132 180 131 65 15 20 31 315 7 Phù Long 549 1.900 954 1.005 718 428 15 15 100 45 115 800 8 Tổng số 4.943 16.645 8.365 9.471 7.695 2.755 309 263 2.838 470 1.060 4.195 9 Phần % 100
Nguồn: Phòng thống kê huyện Cát Hải
Phụ lục 2: Thống kê diện tích các kiểu thảm thực vật rừng đảo Cát Bà
Đơn vị tính: ha TT Kiểu thảm Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Phân bố Tổng đất Lâm nghiệp 18,12 60 I Thảm thực vật 15,510 52
1 Rừng nguyên sinh TX mưa ẩm trên núi đá vôi 1045,2 6 Tây Bắc, Chân Trâu, Gia Luận, Phù Long, Việt Hải
2 Rừng TS nghèo TX mưa ẩm trên núi đá vôi 4900,2 27 Trân Châu, Gia Luận, Việt Hải, Xuân Đám, Hiền Hào
3 Rừng TX mưa ẩm PH trên núi đá vôi 8,1 Trân Châu và Gia Luận
4 Rừng ngập nước trên thung núi đá vôi 3,6 Trung tâm VQG
5 Rừng phụ thứ sinh tre nứa PH sau nương rẫy 41,6 Việt Hải, Xuân Đám, Hiền Hào, Gia Luận,
6 Cây bụi, cây tái sinh trên núi đá vôi 8016,7 45 Các khu vực có núi đá vôi
8 Rừng trồng 355,4 2 Trân Châu, Xuân Đám, Hiền Hào và Gia Luận
9 Rừng ngập mặn 632,5 4 Phù Long, Gia Luận
II Núi đá trọc 2502,0 8 Các đỉnh, hoặc các phiến đá lớn (quanh VQG)
Nguồn: Quy hoạch VQG Cát Bà 2005
Phụ lục 3: Thành phần thực vật VQG Cát Bà Ngành thực vật Số họ Số chi Số loài Thạch tùng (Lycopodiophyta) 2 3 6 Tháp bút (Equisetophyta) 1 1 1 Dương xỉ (Polypodiophyta) 16 32 63 Thông (Pinophyta) 6 13 29 Hạt kín (Angiospermae) 161 793 1,462 - Lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) 130 660 1,231 - Lớp Hành (Liliopsida) 31 133 231 Tổng số 186 842 1,561
Phụ lục 4: Thành phần loài động vật ghi nhận tại VQG Cát Bà Lớp Số bộ Số họ Số loài SĐ/SĐ IUCN Thú 8 18 53 9/6 Chim 16 46 160 1/0 Bò sát 2 15 45 11/1 Ếch nhái 1 5 21 1/0 Cộng 27 84 279 22/7
Phụ lục 5: Lực lượng quản lý tại VQG Cát Bà TT Lĩnh vực sự nghiệp Hình thức quản lý Nữ Dân tộc ít người Đảng viên
Độ tuổi Lực lượng cán bộ (người) Dưới 30 tuổi Từ 30 đến 50 tuổi Trên 50 tuổi Tổn g số Trên ĐH Đại học Cao đẳng Trung cấp Sơ cấp 1 2 3 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 1 Vườn Quốc gia Cát Bà Thuộc Sở NN& PTNT 14 0 30 5 76 0 81 2 25 3 42 9
Nguồn: Tổng hợp số liệu Thống kê chất lượng đội ngũ viên chức của VQG, 2009
Phụ lục 6: Diện tích các phân khu chức năng và vùng đệm của Vườn
TT
Tổng diện tích
(ha)
Diện tích các phân khu (ha) Diện tích vùng đệm (ha) 1 BVNN 1 BVNN 2 BVNN 3 BVNN 4 BVNN 5 BVNN 6 PHST 1 PHST 2 PHST 3 PHST 4 HCD V Vùng đệm 1 Vùng đệm 2 2 16.101,7 1.916,4 600 1.557,8 385,3 188,6 266,5 4.654,4 1.366,6 1.539,1 3.677 93,1 141,3 15.118,5 Tổng 16.101,7 4.914,6 11.094 93,1 15.259,8
Phụ lục 7: Phỏng vấn khách tham quan du lịch sinh thái VQG Cát Bà (20 phiếu) – (Kèm theo các phiếu phỏng vấn cụ thể)
PHIẾU PHỎNG VẤN
(Tìm hiểu tiềm năng, thực trạng và đề xuất một số giải pháp cho hoạt động phát triển DLST VQG Cát Bà – TP Hải Phòng)
(DÀNH CHO KHÁCH THAM QUAN DU LỊCH)
THÔNG TIN CHUNG
Ngày .….. tháng 12 năm 2009
Địa điểm:………. Họ tên người thực hiện phỏng vấn: ..………
Họ tên người được phỏng vấn: ………..Giới tính………… Tuổi:………Nghề nghiệp:……….………...
NỘI DUNG PHỎNG VẤN
1/ Tìm hiểu những hiểu biết của khách về du lịch sinh thái.
- Ông/bà hiểu như thế nào là đi DLST ?
+ Đi du lịch để được hòa mình vào thiên nhiên để tìm hiểu thiên nhiên, tận hưởng bầu không khí trong lành. □
+ Thám hiểm những vùng đất hoang sơ, có phong cảnh, hang động đẹp và kỳ bí để tìm hiểu về thiên nhiên. □
+ Để được ngắm nhìn những loài động vật – thực vật hoang dã mà nơi ở của mình không có. □
+ Thăm quan, tìm hiểu những nét độc đáo về văn hóa, đời sống của con người sống gần thiên nhiên. □
+ Đi DLST là tìm hiểu thiên nhiên văn hoá bản địa, đồng thời tham gia góp phần bảo vệ môi trường bằng các hoạt động tích cực của mình đối với môi trường. □
2/ Hoạt động du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Cát Bà.
- Tại sao Ông/bà chọn VQG Cát Bà là địa điểm tham quan du lịch của mình? + Đây là một khu Dự trữ sinh quyển thế giới □
+ Hệ động, thực vật đặc trưng □
+ Có nhiều bãi tắm đẹp □
3/ Xây dựng và đề xuất các kế hoạch, chương trình hành động, giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững ở Vườn quốc gia Cát Bà.
- Theo ông/bà muốn phát triển DLST tại đây thì VQG Cát Bà phải thực hiện như thế nào ?
+ Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng □
+ Nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ □
+ Đẩy mạnh hoạt động tổ chức dịch vụ du lịch □
+ Khác □
- Đối với khách tham quan du lịch có những thái độ như thế nào để bảo vệ môi trường, cảnh quan ở đây ?
+ Không xã rác bừa bãi □
+ Không bẻ cây, hái cành □
+ Không gây tiếng ồn □
+ Khác □
- Đối với các tổ chức, cá nhân xây dựng các hoạt động du lịch thì cần thực hiện như thế nào ?
+ Thực hiện quy định của VQG □
+ Tiếp đón khách chu đáo, ân cần □
+ Nhà nghỉ tiện nghi, sạch sẽ □
+ Cách tổ chức tour phù hợp □
+ Khác □
4/ Cảm nhận của khách tham quan du lịch về VQG Cát Bà
Rất đẹp □ Đẹp □ Bình thường □ Khác □
- Theo ông bà đánh giá thì du lịch ở đây ơ đạt mức độ như thế nào
Tốt □ Khá □ Trung bình □ Kém □
- Thời gian lưu trú của Ông/bà là bao lâu?
1 – 3 ngày □ 4 – 6 ngày □ 7 – 10 ngày □ Nhiều hơn nữa □
- Phương tiện hay dịch vụ nào mà bạn cho rằng có thể nâng cao chất lượng trong chuyến tham quan của bạn ?
+ Nhà hàng, khách sạn □
+ Cảnh quan thiên nhiên □
+ Không khí trong lành □
+ Đường mòn giã ngoại □
+ Cách tổ chức tour phù hợp □
+ Các phương tiện khác □
- Nếu chúng tôi xây dựng các phương tiện và dịch vụ này bạn có sẵn sàng trả lệ phí cao hơn cho một chất lượng tham quan tốt hơn không?
Có □ Không □ Khác □
- Ông/bà ưa thích loại phương tiện nào cho chuyến tham quan du lịch của bạn đến Cát Bà ?
Chất lượng cao và đắt tiền □
Cơ bản và không đắt tiền □
Chất lượng và giá cả trung bình □
- Ông/bà thích quà lưu niệm gì trong chuyến đi của bạn ?
Đồ thủ công mỹ nghệ □
Sản phẩm được làm từ tài nguyên thiên nhiên □
Sách hướng dẫn tại địa điểm tham quan du lịch □
- Ông/bà có thích ăn những món ăn đặc sản tại nơi tham quan du lịch hay không? Nếu không, tại sao?
Có □ Không □
Kết quả phỏng vấn khách thăm quan
1/ Tìm hiểu những hiểu biết của khách về du lịch sinh thái.
Ông/bà hiểu như thế nào là đi DLST ? Số hộ chọn