Các yếu tố liên quan đến ô nhiễm môi trường tại các hộ chăn nuôi lợn được trình qua các bảng 3.17 đến 3.21 cho thấy một bức tranh khá phong phú về nhiều yếu tố làm gia tăng ô nhiễm môi trường của các hộ chăn nuôi lợn mặc dù trong nghiên cứu này chúng tôi chưa có cơ hội tìm hiểu đầy đủ.
Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.17 cho thấy chưa có mối liên quan chặt chẽ giữa trình độ học vấn của chủ hộ đối với việc xử lý phân hợp vệ sinh. Điều này không phù hợp với các nghiên cứu trước đây về vấn đề này. Các nghiên cứu của Nông Thanh Sơn, Đồng Ngọc Đức ( 1996 -1998 ). Mai Đình Đức, Nguyễn Huy Nga (2007) đều cho rằng việc xử lý phân không hợp vệ sinh thường gắn liền với trình độ dân trí ở các khu vực. Theo chúng tôi vấn đề xử lý phân ở khu vực Kha Sơn – Phú Bình phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, hơn nữa đây là khu vực tập trung dân cư nên ít nhiều sự ảnh hưởng, tác động lẫn nhau đã quyết định sự hình thành các thói quen, hành vi vệ sinh môi trường giống nhau.
Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.18 cho thấy có mối liên quan chặt chẽ giữa tổng số lợn nuôi trong chuồng thường xuyên với tình trạng ô nhiễm hoá học môi trường không khí. Ở những hộ có số lượng lợn nuôi < 30 con chỉ có 17,95% bị ô nhiễm trong khi những hộ nuôi > 30 con thì tỷ lệ ô nhiễm lên tới quá nửa ( 50 đến 60 % ).Tình trạng ô nhiễm và số lợn nuôi trong chuồng có mối liên quan chặt chẽ khác nhau theo từng mức độ ( số lợn nuôi ).Tuy nhiên đều có ý nghĩa thống kê ( P < 0,05 ), kết quả nghiên cứu của rất nhiều các tác giả khác trong thời gian gần đây cũng đều cho nhận xét chung là số lượng gia
Nguyễn Huy Nga 2007 ).
Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.19 cho thấy có mối liên quan chặt chẽ giữa thức ăn chăn nuôi với ô nhiễm hoá học môi trường không khí (P < 0,05 ). Nguyên nhân của hiện tượng ô nhiễm này là do thức ăn chăn nuôi chứa nhiều chất hữu cơ lợn không tiêu hoá hết thải ra ngoài môi trường. Phân chứa nhiều chất hữu cơ sẽ bị vi sinh vật hoại sinh phân huỷ thành các hơi khí độc phát tán vào không khí. Khả năng gây ô nhiễm môi trường do thức ăn là không tránh khỏi vì chăn nuôi với quy mô càng lớn thì người dân càng sử dụng các loại thức ăn kết hợp như thành phần và làm gia tăng khả năng ô nhiễm môi trường không khí. Các nhà khoa học đều khuyến cáo rằng vấn đề cơ bản phải là giải quyết ô nhiễm môi trường thông qua các kỹ thuật vệ sinh chứ không phải tác động vào nguồn thức ăn.
Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.20 cho thấy hình thức xử lý phân có liên quan chặt chẽ với tình trạng ô nhiễm ký sinh trùng trong đất. Các hộ có hình thức xử lý phân bằng hầm bioga và có hố gom phân thì tỷ lệ ô nhiễm ký sinh trùng trong đất chỉ là ở mức độ 13- 15 % trong khi các hộ không xử lý phân thì tỷ lệ này là 100% ( P < 0,01 ). Về mặt khoa học thì hình thức xử lý phân bằng bioga có thể triệt tiêu hầu hết các vi sinh vật có hại, nếu phân được thu gom thì khả năng phát tán ít hơn so với trường hợp không được thu gom. Kết quả nghiên cứu của các tác giả Thái Nguyên và Hà Nội trong những năm gần đây cho thấy sự phát tán trứng ký sinh trùng đường ruột trong đất có liên quan chặt chẽ với hình thức xử lý phân và cũng cho nhận xét tương tự như kết quả của chúng tôi ( Phạm Thị Hiển 1996 – 2007, Nguyễn Huy Nga, Nguyễn Thị Hồng Tú, Trần Đắc Phú 2005 – 2007 ).
0,05 ). Đặc biệt là chuồng gia súc đặt ở hướng nam so với nhà đã làm cho tỷ lệ ô nhiễm hoá học không khí môi trường sống lên tới trên 60%. Nguyên nhân của hiện tượng ô nhiễm này là do sự khuyếch tán của các chất ô nhiễm phụ thuộc vào tác động của gió và nhiệt độ môi trường, hầu hết các nhà khoa học đều khuyến cáo về vấn đề này là phải đặt chuồng gia súc vào cuối chiều gió chủ đạo của khu vực. Đồng thời với việc gia tăng khoảng cách càng xa nhà càng tốt ( Đào Ngọc Phong 1990 – 2005, Trần Thị Hà, Tạ Tuyết Bình, Phạm Thị Ngọc, Nguyễn Huy Nga 2007 ).
Kết quả nghiên cứu về thực trạng một số yếu tố môi trường tại các hộ gia đình của người chăn nuôi lợn qui mô nhỏ xã Kha Sơn, Huyện Phú Bình đã thu được như sau: