Kho chứa nguyên liệu

Một phần của tài liệu Phân tích thiết kế nhà máy sản xuất các loại bia có năng suất 45.000.000 lítnăm (Trang 87)

II. Tính toán các hạng mục công trình

a. Kho chứa nguyên liệu

Nhà máy cần dự trữ nguyên liệu cho 1 tháng sản xuất tức là khoảng 25 ngày. Nguyên liệu được đặt trên các kệ kê và được vận chuyển bằng xe đẩy.

Tính diện tích kho chứa:

Lượng nguyên liệu cần sử dụng trong một ngày là: 33,306 tấn malt và 8,34tấn gạo. Nguyên liệu mua về được đóng bao 50kg. Dung trọng của malt vào khoảng 530 – 560 g/l, tức một bao 50 kg malt có thể tích vào khoảng: 92 lít. Dung trọng của gạo vào khoảng 660 – 700 g/l, tức một bao 50 kg gạo có thể tích vào khoảng 74 lít. Diện tích chiếm chỗ trung bình của mỗi bao (cả gạo và malt) vào khoảng 0,3m2, chiều dày trung bình của mỗi lớp bao vào khoảng 30 cm.

Nguyên liệu trong kho dùng cho cả tháng là: Malt: 25 × 33306/50 = 16653(bao)

Gạo: 25 × 8349/50 = 4170(bao)

Sau khi nhập kho nguyên liệu được xếp theo từng chồng khoảng 15 lớp. Số bao mỗi lớp là: (16653 + 4170)/15 = 1389(bao). Diện tích vùng chứa nguyên liệu vào khoảng: 1389 × 0,3 = 417,7(m2).

Khoảng cách giữa các chồng bao và diện tích thao tác chiếm khoảng 70% diện tích kho, diện tích kho cần đạt khoảng: 417,7/0,7 = 597(m2)

Chiều cao kho cần đạt 4,7m.

Thiết kế nhà một tầng, một nhịp, kết cấu khung thép, tường xây bằng gạch, mái lợp tôn. Kích thước nhà: Chiều dài: 36(m) Chiều rộng: 24 (m) Chiều cao: 5,4(m) Diện tích: S = 36 *24= 864(m2) b. Kho chứa thành phẩm

Do bia thành phẩm được xuất kho đưa ra thị trường ngay nên trong kho chỉ chứa số lượng bock của 1 ngày sản xuất và số lượng két của 2 ngày sản xuất.

Số bock sử dụng là:4000 bock 50l/ngày

Tổng số bock chứa trong kho là 4000 bock. Trong kho bock xếp thành 3 lớp, mỗi lớp 1334bock, chia thành 30 hàng, mỗi hàng khoảng 45 bock. Mỗi bock loại 50 lít có đường kính 600mm. Nên diện tích khu vực xếp bock vào khoảng: 30 × 0,6(m) × 45 × 0,6(m) = 486(m2)

Số chai sử dụng là: 444445 chai 450ml/ngày Chai được xếp vào két, mỗi két 20 chai. Kích thước két: 0,4m × 0,3m × 0,25m. Tổng số két sử dụng là: 22223 két/ngày.

Kho chứa lượng két trong 2 ngày, tổng số két chứa trong kho là: 44446 két.

Két được xếp chồng khoảng 15 lớp. Mỗi lớp 2963 két, chia 30 hàng, mỗi hàng 60két. Diện tích khu vực xếp két vào khoảng: 50 × 0,4(m) × 60 × 0,3(m) = 360(m2)

Tổng diện tích khu vực xếp két và xếp bock là: 360 + 486 = 846(m2)

Diện tích thao tác bằng 70% diện tích kho, tổng diện tích kho cần đạt khoảng: 846/0,7 = 1209(m2)

Chiều cao kho cần đạt 4,5m.

Thiết kế nhà một tầng, một nhịp, kết cấu khung thép, tường xây bằng gạch, mái lợp tôn. Kích thước nhà: Chiều dài: 42(m) Chiều rộng: 24(m) Chiều cao: 5,4(m) Diện tích: S = 42 × 24 = 1008 (m2)

3. Các phân xưởng phụ trợ sản xuất

Các nhà phụ đều có thể sử dụng kết cấu khung zamil steel để giảm tải trọng nền móng cũng như đảm bảo tính cơ động.

a. Trạm biến áp

Kích thước: dài 12m, rộng 6m. Diện tích: S = 6 × 12 = 72(m2)

b. Xưởng cơ điện

Kích thước: dài 18m, rộng 12m. Diện tích: S = 12 × 18 = 216(m2)

c. Nhà đặt hệ thống lạnh, hệ thống thu hồi CO2 và cấp khí nén

Kích thước: dài 18m, rộng 12m. Diện tích: S = 12 × 18 = 216(m2)

d. Phân xưởng hơi

Phân xưởng hơi bao gồm nhà đặt lò hơi và bãi than. * Nhà nấu hơi:

Kích thước: dài 12m, rộng 9m. Diện tích: S = 9 × 12 = 108(m2) * Bãi than: Kích thước: dài 9m, rộng 9m. Diện tích: S = 9 × 9 = 81(m2) e. Khu xử lý nước cấp

Bao gồm trạm bơm với các bể lọc, cột lọc bể chứa nước sạch và tháp lọc nước để phục vụ cho toàn nhà máy.

Kích thước: dài 18m, rộng 12m. Diện tích: S = 12 × 24 = 288 (m2)

g. Khu xử lý nước thải

Kích thước: dài 24m, rộng 12m. Diện tích: S = 12 × 24 = 288(m2)

h. Bãi vỏ chai

Kích thước: dài 24m, rộng 24m, diện tích S = 24 × 24 = 576(m2).

4. Các công trình kháca. Nhà hành chính a. Nhà hành chính

Nhà hành chính được xây dựng gồm các phòng sau: + Phòng giám đốc : 18(m2)

+ Phòng phó giám đốc phụ trách kỹ thuật: 18(m2) + Phòng phó giám đốc phụ trách kinh doanh: 18(m2) + Phòng kế toán tài vụ (3 người): 3 × 3,5 = 10,5(m2) + Phòng kế hoạch (3 người): 3 × 3,5 = 10,5(m2) + Phòng công đoàn (3 người): 3 × 3,5 = 10,5(m2) + Phòng vật tư (2 người): 2 × 3,5 = 7(m2) + Phòng kỹ thuật và KCS (6 người): 6 × 9 = 54(m2) + Phòng họp 30(m2) + Phòng khách 30(m2) + Nhà vệ sinh(2 phòng): 2 × 3 = 7(m2) Tổng diện tích các phòng ban: 206,5(m2)

Ngoài ra còn có hành lang rộng 2m chạy dọc nhà và cầu thang rộng 2m bố trí giữa nhà.

Thiết kế nhà hành chính 2 tầng, mỗi tầng cao 3,5m. Kích thước nhà: dài 18m, rộng 8m, diện tích S = 12× 24 = 288(m2).

b. Nhà giới thiệu sản phẩm

Kích thước nhà: dài 32m, rộng 8m, diện tích nhà: S = 8 × 32 = 256(m2).

c. Hội trường

Tính cho toàn bộ cán bộ, công nhân của nhà máy (khoảng 200 người) cần diện tích khoảng: 200 × 0,7 = 140(m2). Kích thước nhà: dài 18m, rộng 8m, diện tích S = 8 × 18 = 144(m2).

d. Nhà ăn, căng tin

Tính cho 1/3 số công nhân + số cán bộ (khoảng 80 người) cần diện tích khoảng: 80 × 2,25 = 180(m2). Kích thước nhà: dài 16m, rộng 12m,diện tích: S =16 × 12 = 192(m2).

e. Gara ô tô

Nhà máy có các ôtô sau:

+ Ôtô phục vụ việc giao dịch và đi lại của ban giám đốc 2 chiếc. + Ôtô chở sản phẩm và chở nguyên liệu 4 chiếc.

Kích thước gara: dài 24m, rộng 12m, diện tích S = 12 × 24 = 288(m2).

g. Nhà để xe của nhân viên

Tính cho 1/3 số công nhân + số cán bộ (khoảng 80 người) trong đó 75% đi xe máy (khoảng 60 người) và 25% đi xe đạp (khoảng 20 người).

Diện tích cần là: 60 × 2,25 + 20 × 0,9 = 153(m2).

Kích thước nhà để xe: dài 24m, rộng 8m, diện tích S = 8 × 24 = 192(m2).

h. Phòng bảo vệ

Nhà máy có hai cổng vì vậy cần hai phòng bảo vệ. Kích thước: dài 6m, rộng 4m. Diện tích mỗi nhà: S = 4 × 6 = 24(m2).

i. Nhà vệ sinh

Công trình vệ sinh phục vụ sản xuất tính cho một ca sản xuất (khoảng 70 người). Kích thước nhà: dài 6m, rộng 4m, diện tích S = 4 × 6 = 24(m2)

J.Nhà thể thao

Phục vụ cho cán bộ công nhân viên luyện tập thể thao ngoài giờ hành chính Kích thước nhà:

Dài 24m, rộng 12m,diện tích S= 288 (m2) K.Nhà nghỉ cho cán bộ công nhân viên

Chiều dài 24m ,chiều rộng 12m,diện tích S=24*12 =288 (m) L.Thùng chứa bã malt

Bảng tổng hợp các công trình xây dựng

TT Tên công trình Số lượng Kích thước

(m × m)

Diện tích (m2)

1 Nhà sản xuất chính 1 24 × 30 720

2 Khu tank lên men 1 30 × 42 1260

3 Nhà hoàn thiện 1 30 × 36 1080

4 Kho nguyên liệu 1 24 × 36 864

5 Kho thành phẩm 1 24 × 42 1008

6 Bãi vỏ chai 1 24 × 24 576

7 Trạm biến áp 1 6 × 12 72

8 Xưởng cơ điện 1 12 × 18 216

9 Nhà lạnh, thu CO2 1 12 × 18 216

10 Nhà nấu hơi 1 9 × 12 108

11 Bãi than 1 9 × 9 81

12 Khu xử lý nước cấp 1 12 × 24 288

13 Khu xử lý nước thải 1 12 × 24 288

14 Nhà hành chính 1 12× 24 288

15 Nhà giới thiệu sản phẩm 1 8 × 28 224

16 Hội trường 1 8 × 18 144

17 Nhà ăn – căng tin 1 12× 16 192

18 Gara ô tô 1 12 ×24 288

19 Nhà để xe của nhân viên 1 8 × 24 192

20 Phòng bảo vệ 2 4 × 6 48

21 Nhà vệ sinh 1 6 × 12 72

22 Nhà nghỉ 1 12 × 24 288

23 Nhà thể thao 1 12 × 24 288

24 Thùng chứa bã malt 1 8 × 8 64

25 Nhà tàng trữ&bão hòa co2 1 12 × 30 360

III. Bố trí các hạng mục công trình

Ở đây em lựa chọn bố trí mặt bằng nhà máy theo phương pháp phân vùng.

Khu vực sản xuất chính bố trí ở trung tâm nhà máy bao gồm nhà sản xuất chính, khu tank lên men ngoài trời và nhà hoàn thiện. Kho nguyên liệu cũng được đặt trong khu vực này để đảm bảo thuận tiện cho việc vận chuyển nguyên liệu sang khu vực sản xuất.

Các phân xưởng phụ trợ bố trí ở khu vực bên cạnh khu vực sản xuất chính phía trong nhà máy. Đặc biệt các phân xưởng sản xuất dễ cháy nổ, độc hại như lò hơi, trạm xử lý nước thải bố trí ở góc trong cùng cuối hướng gió chủ đạo để đảm bảo an toàn trong sản xuất.

Khu vực hành chính bố trí ở mặt tiền nhà máy, trồng nhiều cây xanh để tạo không khí làm việc dễ chịu và cảnh quan đẹp. Trong đó nhà giới thiệu sản phẩm đặt ở vị trí tiếp giáp với 2 trục giao bên ngoài nhà máy để thuận tiện cho việc bán và giới thiệu sản phẩm.

Các nhà thuộc khu vực hành chính và khu vực sản xuất chính được thiết kế quay chiều dài nhà theo hướng nam để đón gió mát chủ đạo. Xung quanh nhà máy trồng nhiều cây xanh cách ly với bên ngoài đặc biệt là phía tiếp giáp với đường giao thông bên ngoài nhà máy.

Trong nhà máy xây dựng hệ thống đường giao thông cách ly giữa các khu vực sản xuất và đường giao thông giữa các phân xưởng trong khu vực sản xuất chính. Đường giao thông chính được thiết kế chạy thành vòng trong nhà máy và thông với 2 cổng ra các trục giao thông phía ngoài nhà máy đảm bảo yêu cầu cứu hoả khi xảy ra sự cố trong quá trình vận hành nhà máy.

IV. Tính toán và đánh giá các thông số xây dựng

Tổng diện tích chiếm đất xây dựng của các công trình: A = 8532(m2) Diện tích kho và sân bãi lộ thiên: B = 657(m2)

Diện tích chiếm đất của các công trình kỹ thuật: C = C1 + C2 + C3 = 1400 + 1600 + 8500 = 11500(m2)

Diện tích của hè rãnh: C1 = 1400(m2) Diện tích của vỉa hè: C2 = 1600(m2) Diện tích của lòng đường: C3 = 8500(m2)

Tổng diện tích xây dựng: Sxd = A + B = 8532 + 657 = 9189(m2) Tổng diện tích sử dụng: Ssd = A + B + C = 8532 + 657 + 11500 = 19689(m2) Tổng diện tích nhà máy: S = 160 × 175 = 28000(m2) Hệ số xây dựng: Kxd = S B A+ × 100% = 8189 28000 × 100% = 29,25% Hệ số sử dụng: Ksd = S C B A+ + × 100% = 19689 28000 × 100% = 70,32%

Các hệ số xây dựng cho thấy thiết kế nhà máy là phù hợp với tiêu chuẩn của một nhà máy công nghiệp sản xuất thực phẩm.

V. Thiết kế phân xưởng sản xuất chính

1. Đặc điểm và cách bố trí các thiết bị trong phân xưởng sản xuất chính

Phân xưởng sản xuất chính là phân xưởng tập trung nhiều bộ phận sản xuất quan trọng của nhà máy bia. Giữa các bộ phận sản xuất của phân xưởng vừa có tính độc lập lại vừa có liên hệ qua lại với nhau nên bố trí các thiết bị trong phân xưởng theo từng tổ dựa theo quy trình sản xuất.

Các tổ sản xuất trong phân xưởng sản xuất chính: * Tổ nghiền:

Bao gồm các thiết bị cân, gầu tải và các máy nghiền.

Đặc điểm sản xuất của tổ nghiền là phát sinh tiếng ồn và tạo nhiều bụi do đó tổ nghiền được đặt ở một góc của phân xưởng sản xuất chính, có tường ngăn để tránh bụi. Vị trí đặt tổ nghiền gần với kho nguyên liệu để thuận tiện cho việc vận chuyển nguyên liệu trong hoạt động sản xuất.

* Tổ nấu:

Bao gồm các thiết bị chính là nồi hồ hóa, nồi đường hóa, thùng lọc đáy bằng, nồi nấu hoa và thùng lắng xoáy. Do yêu cầu vận hành sản xuất và căn cứ vào kích thước các thiết bị nên thiết kế sàn thao tác cho các nồi nấu thấp hơn nắp các nồi nấu khoảng 75cm. Trong quá trình sản xuất nguyên liệu chính là malt và gạo sẽ qua chế biến ở tổ nghiền rồi mới được đưa sang tổ nấu nên vị trí đặt tổ nấu sát với tổ nghiền. Phòng điều khiển quá trình nấu được đặt ngay trên sàn thao tác để thuận tiện cho vận hành sản xuất.

Ngoài các nồi nấu còn có các thùng nước đặt ở một góc gần với tổ nấu để thực hiện cấp nước.

2. Thiết kế xây dựng phân xưởng sản xuất chính

Phân xưởng sản xuất chính thiết kế thành một nhà một tầng, một nhịp, sử dụng kết cấu khung thép. Kích thước nhà: Chiều dài 30m Chiều rộng 24m Chiều cao nhà 7,2m Diện tích 24 × 33 = 720(m2) Nhịp nhà L = 24m Bước cột B = 6m Kích thước cột: 320 × 220 (mm)

Kết cấu chịu lực mái: giàn thép

Mái che bằng tôn, phía dưới có lớp xốp cách nhiệt và lớp phản quang để tăng độ chiếu sáng.

Sàn lát gạch men dày 20mm, phía dưới có lớp bê tông gạch vỡ dày 100mm.

Tổ nấu có sàn thao tác bằng thép đặt trên hệ thống dầm cột thép cao 3.4 m. Sàn thao tác được thiết kế cầu thang lên xuống bằng thép rộng 1,5m. Sàn và cầu thang được thiết kế tay vịn thép cao 80cm.

PHẦN VII. TÍNH KINH TẾ I. Mục đích và ý nghĩa.

Đối với một doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thì đây là khâu đặc biệt quan trọng, có vai trò làm cơ sở chứng minh cho tính khả thi của dự án kinh tế, nó cho biết nguồn vốn đầu tư ở mức độ nào, hiệu quả công việc là bao nhiêu. Tính kinh tế càng sát với thực tế thì hoạt động sản xuất của doanh nghiệp càng hiệu quả.

Chính vì đóng một vai trò quan trọng như vậy nên khi tính toán cần phải thoả mãn một số yêu cầu sau:

+ Đảm bảo độ chính xác trong từng công đoạn. + Đảm bảo tính hợp lý trong từng thời điểm kinh tế.

II. Nội dung tính toán.

Tính toán kinh tế cho một nhà máy bia cần những phần sau:

1. Vốn đầu tư.

a. Tính vốn đầu tư xây dựng nhà xưởng. Theo giá cả hiện hành ta có bảng sau

STT Tên công trình Số

lượng

Diện tích sàn, m2

Đơn giá cho một đơn vị m2 (triệu đồng) Tổng giá thành xây dựng (triệu đồng) 1 Phòng bảo vệ 2 24 1.5 72 2 Nhà để xe 1 192 0,5 96 3 Nhà hành chính 1 288 2,5 720

4 Nhà ăn –căng tin 1 192 1,5 288

5 Phân xưởng nấu 1 720 2 1440

6 Phân xưởng lên men 1 1620 2 3240

7 Nhà hoàn thiện sản phẩm 1 1080 1.5 1620

8 Kho chứa nguyên liệu 1 864 1,5 1296

9 Kho chứa thành phẩm 1 1008 1,5 1512

10 Phân xưởng lạnh và thu

CO2 1

216 1,5 324

12 Phân xưởng cơ điện 1 216 1,5 324

13 Phân xưởng hơi 1 108 1,5 162

14 Bãi than xỉ 1 81 0,5 40,5

15 Khu xử lý nước sạch 1 288 1,5 432

16 Khu xử lý nước thải 1 288 1,5 432

17 Ga ra ôtô 1 288 1,5 432 18 Trạm biến áp 1 72 1 72 19 Nhà hội trường 1 144 2 288 20 Nhà nghỉ 1 288 2 576 21 Thùng chứa bã malt 1 64 0,5 32 22 Nhà cip 1 108 1,5 162 23 Nhà vệ sinh 1 72 1 72 24 Bãi để vỏ chai 1 576 0,5 288 Tổng tiền xây dựng nhà xưởng 14368,5

+ Số tiền cho đầu tư xây dựng nhà xưởng là : 14.368,5 triệu đồng

+ Dành khoảng 30% số tiền so với tông đầu tư xây dựng để xây dựng hệ thống thoát nước,vườn hoa,đường xá,các công trình phụ,các đường ống dẫn...số tiền đó là:

14.368.500.000*30% =4.310,55 triệu đồng + Tổng diện tích nhà máy là 28000 m2

Tiền thuê đất : 200.000 đồng/m2/20 năm. Số tiền dành cho thuê đất là: 200000x28000 = 5.600.triệu đồng

+ Tổng số tiền dành cho xây dựng và thuê đất là:

Vxd = 14.368,5 + 4.310,55 + 5.600 = 24.761,5 triệu đồng b. Tính vốn cho đầu tư và lắp đặt thiết bị.

* Tính vốn đầu tư thiết bị phân xưởng nấu. ta có bảng sau: TT Tên thiết bị Số lượng Đơn giá (triệu đồng) Thành tiền (triệu đồng) 1 Cân 2 5 10

2 Máy nghiền malt 1 80 80

3 Máy nghiền gạo 1 60 60

4 Gầu tải 2 50 100

5 Nồi hồ hoá 1 100 200

6 Nồi đường hoá 1 200 400

7 Thùng lọc đáy bằng 1 180 360

9 Thùng lắng xoáy 1 150 300

10 Máy lạnh nhanh 1 100 200

Một phần của tài liệu Phân tích thiết kế nhà máy sản xuất các loại bia có năng suất 45.000.000 lítnăm (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w