Thiết kế phân xưởng sản xuất chính

Một phần của tài liệu Phân tích thiết kế nhà máy sản xuất các loại bia có năng suất 45.000.000 lítnăm (Trang 95)

1. Đặc điểm và cách bố trí các thiết bị trong phân xưởng sản xuất chính

Phân xưởng sản xuất chính là phân xưởng tập trung nhiều bộ phận sản xuất quan trọng của nhà máy bia. Giữa các bộ phận sản xuất của phân xưởng vừa có tính độc lập lại vừa có liên hệ qua lại với nhau nên bố trí các thiết bị trong phân xưởng theo từng tổ dựa theo quy trình sản xuất.

Các tổ sản xuất trong phân xưởng sản xuất chính: * Tổ nghiền:

Bao gồm các thiết bị cân, gầu tải và các máy nghiền.

Đặc điểm sản xuất của tổ nghiền là phát sinh tiếng ồn và tạo nhiều bụi do đó tổ nghiền được đặt ở một góc của phân xưởng sản xuất chính, có tường ngăn để tránh bụi. Vị trí đặt tổ nghiền gần với kho nguyên liệu để thuận tiện cho việc vận chuyển nguyên liệu trong hoạt động sản xuất.

* Tổ nấu:

Bao gồm các thiết bị chính là nồi hồ hóa, nồi đường hóa, thùng lọc đáy bằng, nồi nấu hoa và thùng lắng xoáy. Do yêu cầu vận hành sản xuất và căn cứ vào kích thước các thiết bị nên thiết kế sàn thao tác cho các nồi nấu thấp hơn nắp các nồi nấu khoảng 75cm. Trong quá trình sản xuất nguyên liệu chính là malt và gạo sẽ qua chế biến ở tổ nghiền rồi mới được đưa sang tổ nấu nên vị trí đặt tổ nấu sát với tổ nghiền. Phòng điều khiển quá trình nấu được đặt ngay trên sàn thao tác để thuận tiện cho vận hành sản xuất.

Ngoài các nồi nấu còn có các thùng nước đặt ở một góc gần với tổ nấu để thực hiện cấp nước.

2. Thiết kế xây dựng phân xưởng sản xuất chính

Phân xưởng sản xuất chính thiết kế thành một nhà một tầng, một nhịp, sử dụng kết cấu khung thép. Kích thước nhà: Chiều dài 30m Chiều rộng 24m Chiều cao nhà 7,2m Diện tích 24 × 33 = 720(m2) Nhịp nhà L = 24m Bước cột B = 6m Kích thước cột: 320 × 220 (mm)

Kết cấu chịu lực mái: giàn thép

Mái che bằng tôn, phía dưới có lớp xốp cách nhiệt và lớp phản quang để tăng độ chiếu sáng.

Sàn lát gạch men dày 20mm, phía dưới có lớp bê tông gạch vỡ dày 100mm.

Tổ nấu có sàn thao tác bằng thép đặt trên hệ thống dầm cột thép cao 3.4 m. Sàn thao tác được thiết kế cầu thang lên xuống bằng thép rộng 1,5m. Sàn và cầu thang được thiết kế tay vịn thép cao 80cm.

PHẦN VII. TÍNH KINH TẾ I. Mục đích và ý nghĩa.

Đối với một doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thì đây là khâu đặc biệt quan trọng, có vai trò làm cơ sở chứng minh cho tính khả thi của dự án kinh tế, nó cho biết nguồn vốn đầu tư ở mức độ nào, hiệu quả công việc là bao nhiêu. Tính kinh tế càng sát với thực tế thì hoạt động sản xuất của doanh nghiệp càng hiệu quả.

Chính vì đóng một vai trò quan trọng như vậy nên khi tính toán cần phải thoả mãn một số yêu cầu sau:

+ Đảm bảo độ chính xác trong từng công đoạn. + Đảm bảo tính hợp lý trong từng thời điểm kinh tế.

II. Nội dung tính toán.

Tính toán kinh tế cho một nhà máy bia cần những phần sau:

1. Vốn đầu tư.

a. Tính vốn đầu tư xây dựng nhà xưởng. Theo giá cả hiện hành ta có bảng sau

STT Tên công trình Số

lượng

Diện tích sàn, m2

Đơn giá cho một đơn vị m2 (triệu đồng) Tổng giá thành xây dựng (triệu đồng) 1 Phòng bảo vệ 2 24 1.5 72 2 Nhà để xe 1 192 0,5 96 3 Nhà hành chính 1 288 2,5 720

4 Nhà ăn –căng tin 1 192 1,5 288

5 Phân xưởng nấu 1 720 2 1440

6 Phân xưởng lên men 1 1620 2 3240

7 Nhà hoàn thiện sản phẩm 1 1080 1.5 1620

8 Kho chứa nguyên liệu 1 864 1,5 1296

9 Kho chứa thành phẩm 1 1008 1,5 1512

10 Phân xưởng lạnh và thu

CO2 1

216 1,5 324

12 Phân xưởng cơ điện 1 216 1,5 324

13 Phân xưởng hơi 1 108 1,5 162

14 Bãi than xỉ 1 81 0,5 40,5

15 Khu xử lý nước sạch 1 288 1,5 432

16 Khu xử lý nước thải 1 288 1,5 432

17 Ga ra ôtô 1 288 1,5 432 18 Trạm biến áp 1 72 1 72 19 Nhà hội trường 1 144 2 288 20 Nhà nghỉ 1 288 2 576 21 Thùng chứa bã malt 1 64 0,5 32 22 Nhà cip 1 108 1,5 162 23 Nhà vệ sinh 1 72 1 72 24 Bãi để vỏ chai 1 576 0,5 288 Tổng tiền xây dựng nhà xưởng 14368,5

+ Số tiền cho đầu tư xây dựng nhà xưởng là : 14.368,5 triệu đồng

+ Dành khoảng 30% số tiền so với tông đầu tư xây dựng để xây dựng hệ thống thoát nước,vườn hoa,đường xá,các công trình phụ,các đường ống dẫn...số tiền đó là:

14.368.500.000*30% =4.310,55 triệu đồng + Tổng diện tích nhà máy là 28000 m2

Tiền thuê đất : 200.000 đồng/m2/20 năm. Số tiền dành cho thuê đất là: 200000x28000 = 5.600.triệu đồng

+ Tổng số tiền dành cho xây dựng và thuê đất là:

Vxd = 14.368,5 + 4.310,55 + 5.600 = 24.761,5 triệu đồng b. Tính vốn cho đầu tư và lắp đặt thiết bị.

* Tính vốn đầu tư thiết bị phân xưởng nấu. ta có bảng sau: TT Tên thiết bị Số lượng Đơn giá (triệu đồng) Thành tiền (triệu đồng) 1 Cân 2 5 10

2 Máy nghiền malt 1 80 80

3 Máy nghiền gạo 1 60 60

4 Gầu tải 2 50 100

5 Nồi hồ hoá 1 100 200

6 Nồi đường hoá 1 200 400

7 Thùng lọc đáy bằng 1 180 360

9 Thùng lắng xoáy 1 150 300

10 Máy lạnh nhanh 1 100 200

11 Nồi đun nước nóng 1 80 160

12 Bơm li tâm 20 10 200

13 Thùng chứa hoá chất vệ sinh 3 30 90

14 Vít tải vận chuyển bã malt 2 20 80

15 Thùng chứa bã 1 4 8

16 Gầu tải vận chuyển nguyên liệu 2 40 80 17 Hệ thống điều khiển tự động quá trình nấu 1 3000 3000 18 Máy nạp O2 2 20 40 19 Nồi hơi 2 120 240 Tổng 6108

Tổng chi phí máy móc trong phân xưởng lên nấu là: 6108 triệu đồng = 6.108đồng *. Tính vốn đầu tư cho khâu lên men.

TT Tên thiết bị Số lượng Đơn giá

(triệu đồng) Thành tiền (triệu đồng) 1 Thùng lên men 35 400 14000 2 Máy lọc tấm bản 1 100 100 3 Thùng chứa bia 4 350 1400

4 Thiết bị rửa men 1 100 100

5 Thiết bị nhân giống cấp

II

1 100 100

6 Thiết bị nhân giống cấp I 1 80 80

7 Bơm 5 10 50

8 Thùng vệ sinh 3 30 90

9 Thùng đựng nước sạch 1 70 70

10 Hệ thống thu hồi CO2 1 1000 1000

11 Hệ thống nạp khí 1 50 50

12 Hệ thống điều khiển 1 3000 3000

13 Thùng hoà bột trợ lọc 1 20 20

14 Các thiết bị cho đầu tư kiểm nghiệm vi sinh, nhân giống và phân tích các chỉ tiêu hoá sinh

Tổng 20160

Tổng vốn đầu tư là: 20160 (triệu đồng)

*. Tính vốn đầu tư thiết bị phân xưởng hoàn thiện sản phẩm.

TT Tên thiết bị Số lượng Đơn giá

(triệu đồng)

Thành tiền (triệu đồng)

1 Máy rửa chai 1 10000 10000

2 Máy rửa két 1 500 500

3 Máy chiết chai 1 15000 15000

4 Máy thanh trùng 1 8000 8000

5 Máy dán nhãn 1 500 500

6 Hệ thống băng tải 1 12000 12000

7 Bơm bia đi đóng chai 1 15 15

Tổng 46015

Tổng vốn đầu tư là 46015 triệu đồng = 46.015.triệu đồng *. Tính vốn đầu tư thiết bị của nhà máy:

+ Tổng vốn đầu tư cho các thiết bị chính là: (6.108 + 20.16+46.015.) = 72.283 đồng

+ Chi phí đường ống, vận chuyển, lắp đặt chiếm 10% giá trị thiết bị: 72.283.000.000* 10% = 7.228,3 đồng

+ Vậy tổng chi phí cho các thiết bị của nhà máy Vtb = 72.283+ 7.228,3 = 79.511,3 đồng c. Tổng vốn cố định ban đầu nhà máy.

Vốn cố định của nhà máy bằng tổng vốn xây dựng và vốn đầu tư thiết bị. Vcđ = Vxd + Vtd

Vcđ = 24.761,5+ 79.511,3 = 104.272,8 triệu đồng

Tổng số vốn này sẽ được tài trợ 100% bằng vốn vay ngân hàng Lấy lãi suất vay vốn là 15 %

Lãi phải trả hàng năm : =15%*104.272,8= 10.427,28 đồng

2. Tính giá thành sản phẩm

Bảng 19. Chi phí nguyên liệu để sản xuất 1 000 lít bia chai

TT Nguyên liệu Khối lượng,

kg Đơn giá, đồng/ kg Thành tiền/ nghìn đồng 1 Malt 166,2 18 000 2991,6 2 Gạo 41,6 12 000 499,2 3 Cao hoa 0,0797 500 000 3,985 4 Hoa viên 0,3188 100 000 318,8

5 Tổng chi phí nguyên liệu chính 3813,6

6 Chi phí cho nguyên liệu phụ

(bằng 3 % chi phí cho nguyên liệu chính) 114,4

7 Tổng chi phí nguyên liệu 3928

Trong 1 năm nhà máy sản xuất 31,5 triệu lít bia chai sẽ cần chi phí nguyên liệu khoảng: 3928*31,5 = 123732 triệu đồng

Ngoài ra trong một năm sản xuất còn phải chi khoảng 5 000 triệu đồng cho nắp chai, nhãn mác.

Tổng chi phí nguyên vật liệu cho 31,5 triệu lít bia chai là: 123732 + 5000 = 128732 triệu đồng

Như vậy, chi phí nguyên vật liệu bình quân cho 1 lít bia chai là:

128732

31,5 ≈ 4086,7 đồng/lít

Bảng 20. Chi phí nguyên liệu để sản xuất 1 000 lít bia hơi

TT Nguyên liệu Khối lượng,

kg Đơn giá, đồng/ kg Thành tiền, nghìn đồng 1 Malt 136 18 000 2448 2 Gạo 34 12 000 408 3 Cao hoa 0,0682 500 000 34,1 4 Hoa viên 0,2609 100 000 260,9

5 Tổng chi phí nguyên liệu chính 3151

6 Chi phí cho nguyên liệu phụ

(bằng khoảng 3 % chi phí cho nguyên liệu chính) 94,53

7 Tổng chi phí nguyên liệu 3245,53

Trong 1 năm nhà máy sản xuất 13,5 triệu lít bia hơi sẽ cần chi phí nguyên liệu khoảng: 3245,53.13,5 = 43814,7 triệu đồng

Như vậy, chi phí nguyên vật liệu bình quân cho 1 lít bia hơi là:

43814,7

13,5 ≈ 3245,5 đồng/lít

Vậy, tổng chi phí nguyên vật liệu cho 1 năm sản xuất của nhà máy: 128732 + 43814,7 = 172546,7 triệu đồng

Giả sử trong 3 năm đầu nhà máy chỉ hoạt động với 80 % công suất cực đại → chi phí nguyên liệu của nhà máy 1 năm là:

172546,7*80 % ≈ 138037,4 triệu đồng.

• Chi phí nhân công sản xuất trực tiếp:

+ Ta có bảng quỹ lương toàn nhà máy theo mức bình quân là:

Đối tượng Số người Lương bình quân Lương cả năm (trđ)

Công nhân 250 1,5(trđ/người/tháng) 4500

Cán bộ 20 2,5(trđ/người/tháng) 600

Tổng (Gt) 270 5100

Nhà máy dành 20% lương để đóng thực hiện các khoản trích theo lương = 5100*20% = 1020 (trđ).

Như vậy, chi phí theo lương và các khoản trích theo lương : = 5.100+ 1.020

= 6.120 (trđ)

Sản lượng của nhà máy là: 45 triệu lít bia/năm;

→ Chi phí nhân công trực tiếp tính theo một đơn vị sản phẩm là:

6120

45 = 136 đồng/lít.

* Chi phí sản xuất chung:

• Chi phí nhiên liệu, năng lượng: 12650 triệu đồng/năm, trong những năm đầu nhà máy hoạt động bằng 80 % công suất thiết kế → chi phí nhiên liệu, năng lượng: 10120 triệu đồng/năm;

• Khấu hao tài sản cố định mỗi năm ( khấu hao trong vòng 10 năm) = 7228 triệu đồng/năm;

• Chi phí bảo dưỡng máy móc, nhà xưởng: 1 000 triệu đồng/năm. → Tổng chi phí sản xuất chung:

12650 + 7228 + 1000 + 120 = 20998 triệu đồng/năm Tổng chi phí sản xuất chung trong những năm đầu:

10120 + 7228 + 1000 + 120 = 18468 triệu đồng/năm Chi phí sản xuất chung tính theo một đơn vị sản phẩm là:

18468

45 = 410,4 đồng/lít.

* Chi phí tiêu thụ sản phẩm:

• Giả sử lương trả cho nhân viên bán hàng: 250 triệu đồng/năm;

• Chi phí marketing: 2 000 triệu đồng/năm;

→ Tổng chi phí tiêu thụ sản phẩm: 250 + 2000 = 2 250 triệu đồng/năm Chi phí tiêu thụ tính cho một đơn vị sản phẩm:

2250

45 = 50 đồng/lít.

* Chi phí quản lý doanh nghiệp:

Lương trả cho cán bộ, nhân viên quản lý doanh nghiệp và các công cụ phục vụ quản lý: 140triệu đồng/năm.

→ Chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho một đơn vị sản phẩm:

140

45 = 3,1 đồng/lít.

* Tổng chi phí vận hành nhà máy (với t > 3):

Ct = 172546,7 + 6120 + 20998+ 2250 + 140 = 202054,7 triệu đồng/năm

Chi phí vận hành nhà máy trong những năm đầu (với t = 1; 2; 3): Ct’ = 138037,4 + 6120 + 18468 + 2250 + 140

= 165015,4 triệu đồng/năm. b. Các khoản thu, chi khác

* Khoản thu từ các sản phẩm phụ của nhà máy:

- Lượng sản phẩm phụ tương ứng với 1 lít bia thành phẩm là:

• 180,5 g bã malt đối với sản phẩm bia chai,

• 143,5 g bã malt đối với sản phẩm bia hơi;

• 15 ml sữa men. - Giá bán các sản phẩm phụ:

• 600 đồng/1 kg bã malt,

• 1500 đồng/1 lít sữa men.

→ Tiền thu được từ sản phẩm phụ đối với một đơn vị sản phẩm bia chai là: 0,1805.600 + 0,015.1500 = 130,8 đồng/lít

→ Tiền thu được từ sản phẩm phụ đối với một đơn vị sản phẩm bia hơi là: 0,1435.600 + 0,015.1500 = 108,6 đồng/lít

Vậy, khoản thu từ việc bán các sản phẩm phụ của nhà máy trong 1 năm là: 130,8.31,5000000 + 108,6.13,5000000 = 5586,3 triệu đồng.

* Chi phí tiền vốn:

Số tiền nhà máy phải trả ngân hàng mỗi năm: 10427,28 triệu đồng/năm. Vậy, chi phí tiền vốn tính trên một đơn vị sản phẩm là:

10427,28

45 = 231,7 đồng/lít. Cứ sau 3 tháng hoàn thành 1 chu kì sản xuất kinh doanh

c. Giá thành sản phẩm

* Đối với sản phẩm bia chai:

- Giá thành phân xưởng (giá thành sản xuất):

= CPnguyên vật liệu + CPnhân công trực tiếp + CPsản xuất chung – TNbán sản phẩm phụ + CPtiền vốn

= 4086,7 + 136 + 410,4 – 130,8 + 231,7 = 4734 đồng/lít - Giá thành công xưởng = Giá thành sản xuất + CPquản lý doanh nghiệp

= 4734 + 3,1 = 4737,1 đồng/lít

- Giá thành toàn bộ (z1) = Giá thành công xưởng + CPtiêu thụ sản phẩm

= 4737,1 + 50 = 4787,1 đồng/lít. * Đối với sản phẩm bia hơi:

- Giá thành phân xưởng (giá thành sản xuất):

= CPnguyên vật liệu + CPnhân công trực tiếp + CPsản xuất chung – TNbán sản phẩm phụ + CPtiền vốn

= 3245,5 + 136+ 410,4– 108,6 + 231,7 = 3915 đồng/lít

- Giá thành công xưởng = Giá thành sản xuất + CPquản lý doanh nghiệp

= 3915 + 3,1 = 3918,1 đồng/lít

- Giá thành toàn bộ (z2) = Giá thành công xưởng + CPtiêu thụ sản phẩm

= 3918,1 + 50 = 3968,1 đồng/lít. d. Giá bán

Gọi:

Giá thành toàn bộ của 1 đơn vị sản phẩm: z1 (bia chai), z2 (bia hơi); Giá bán 1 đơn vị sản phẩm: p1 (bia chai), p2 (bia hơi);

Thuế tiêu thụ đặc biệt: 40 %p1 (bia chai), 40 %p2 (bia hơi);

Lợi nhuận mong muốn trên 1 đơn vị sản phẩm: 10 %p1 (bia chai), 5 %p2

(bia hơi). * Đối với bia chai:

Giá sản phẩm trước thuế : = z1 +15% z1 =5505 đồng/lít Giá bán sản phẩm sau thuế :

=z1 10%z 1 1 40% + − =9175,3 đồng/lít *Đối với bia hơi:

Giá bán sản phẩm trước thuế : = z2 +15% z2

=4563,3 đồng/lít Giá bán sản phẩm sau thuế :

=z2 10%z 2

1 40% +

= 7605,5 đồng/lít e. Thu nhập trước thuế của dự án

Thu nhập sau thuế TTĐB của dự án năm thứ t (với t > 3): Rt

Rt = Công suất thiết kế × Giá bán chưa tính thuế = p1.Q1 +.p2.Q2

= 31,5.9175,3 + 13,5.7605,5 = 391696,5 triệu đồng/năm

Cộng với khoản thu từ việc bán các sản phẩm phụ thì tổng doanh thu sau thuế của nhà máy (với t > 3) là: ∑Rt = 391696,5 + 5586,3 = 397282,8 triệu đồng/năm Giá bán trung bình chưa tính thuế của sản phẩm:

397282,8

45 ≈8830 đồng/lít

Giả sử nhà máy những năm đầu đạt công suất 80 % so với công suất thiết kế → tổng thu nhập sau thuế của dự án trong những năm đầu (với t = 1; 2; 3) là:

∑Rt = 397282,8.80 % = 317826,24 triệu đồng. 3. Dòng tiền và một số chỉ tiêu hiệu quả của nhà máy

Doanh thu thuần = doanh thu – các khoản giảm trừ

Trong đó ta coi các khoản giảm trừ = thuế tiêu thụ đặc biệt +các khoản giảm trừ khác (giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại…)

Các khoản giảm trừ khác coi như không đáng kể Thu nhập vận hành = lợi nhuận sau thuế + khấu hao

Một phần của tài liệu Phân tích thiết kế nhà máy sản xuất các loại bia có năng suất 45.000.000 lítnăm (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w