3.4.2.1. Máy nén khí và bình ngưng tụ áp suất cao:
Khí ướt (wet gas) từ cụm phân tách sản phẩm (Fractionator Reflux Drum D- 1514) đi qua bình tách sơ bộ First Stage KO Drum D-1551 của cụm máy nén và đi vào cấp thứ nhất của máy nén C-1551 đến áp suất 4,1 kg/cm2, dòng lỏng từ D-1551 được tuần hoàn lại bình hồi lưu của tháp tách D-1514 nhờ bơm P-1552 A/B. Dòng khí được làm lạnh trung gian tại Wet gas compressor intercooler E-1551, Wet gas compressor trim cooler E-1552A/B. Dòng khí sau khi ra khỏi E1552 A/B sẽ được tách lỏng sơ bộ tại bình tách sơ bộ trung gian interstage KO Drum D-1552 của cụm máy nén. Dòng khí tiếp tục được nén tại cấp thứ 2 của cụm máy nén đến áp suất 15,9 kg/cm2. Dòng lỏng được tách ra từ D-1552 sẽ kết hợp với dòng khí sau khi ra khỏi cấp nén thứ hai, dòng hỗn hợp này được làm nguội tại thiết bị ngưng tụ áp suất cao HP condenser E-1553.
3.4.2.2. Thiết bị ngưng tụ E-1554A/B/C/D và bình tách áp suất cao D-1553:
Dòng lỏng hơi sau khi đi ra khỏi E-1553 sẽ kết hợp dòng từ đáy của tháp hấp thụ thứ nhất T-1551, dòng hơi từ đỉnh tháp stripper T-1552 và dòng LPG từ phân xưởng CDU đi vào thiết bị ngưng tụ Stripper Condensers E-1554 A-D tới bình tách áp suất cao HP Separator Drum D-1553.
Tại D-1553 pha lỏng sẽ được bơm Stripper Feed Pumps P-1553A/B đưa tới thiết bị gia nhiệt sơ bộ Stripper Feed Preheater E-1555 (dòng gia nhiệt là heavy naphtha Pumparound), sau đó tiếp tục đưa vào thiêt bị tách Stripper T-1552. Pha hơi của D- 1553 là nguyên liệu cho tháp hấp thụ thứ nhất Primery Absorber T-1551.
3.4.2.3. Tháp hấp thụ thứ nhất T-1551 (Primery Absorber)
Dùng để thu hồi lượng khí C3 và C4 từ phần hơi của bình tách áp suất cao D- 1553. Phần chất lỏng từ Fractionator Reflux Drum D-1514 sẽ được bơm vào đỉnh tháp hấp thụ để làm chất hấp thụ. Trong trường hợp vận hành với dầu Bạch Hổ mã gasoline phân đoạn xăng từ đáy tháp tách Butan T-1554 (Debutanizer) được sử dụng để đạt được sự thu hồi C3,C4 theo yêu cầu.
3.4.2.4. Tháp tách T-1552 (Stripper)
Tháp dùng để tách H2S và C2- từ hỗn hợp LPG và xăng. Dòng nguyên liệu trước khi vào tháp được gia nhiệt tại Stripper Feed Preheater E-1555 (dòng pumparound nóng). Lượng nhiệt cung cấp cho đáy tháp qua hai thiết bị gia nhiệt Stripper First Reboiler E-1556 (dòng lỏng nóng của đáy tháp Debutanizer), Stripper Second Reboiler E-1557 (dòng LCO pumparound nóng).
Dòng khí từ đỉnh tháp được làm lạnh ở thiêt bị ngưng tụ E-1554A/B/C/D, dòng lỏng từ đáy tháp thì được đưa qua tháp Debutanizer T-1554.
3.4.2.5. Tháp hấp thụ thứ hai T-1553
Tháp hấp thụ thứ hai sẽ thu hồi phân đoạn xăng nhẹ từ phần khí của đỉnh tháp hấp thụ sơ cấp T-1551. Dòng heavy naphtha từ vùng phân tách sản phẩm được dùng làm chất hấp thụ và được làm lạnh sơ bộ bằng dòng sản phẩm đáy của tháp sau đó làm lạnh sâu hơn ở E-1564 lean oil cooler. Dòng này tiếp tục được cho qua thiết bị tách 2 pha lỏng-lỏng D-1556 lean oil coalescer để tách nước kéo theo trước khi đưa vào đĩa trên cùng của tháp.
Dòng sản phẩm từ đáy của T-1553 sẽ được gia nhiệt tại thiết bị Lean Oil/ Rich Oil Exchanger E-1563 và quay lại tháp T-1501 của cụm phân tách sản phẩm.
Dòng khí từ đỉnh T-1553 sẽ được làm nguội tại Fuel Gas Cooler E-1565 và đi đến Fuel Gas Absorber K.O Drum D-1557.
3.4.2.6. Tháp hấp thụ khí nhiên liệu T-1555 (Fuel Gas)
Tháp này loại bỏ khí H2S và CO2 trong dòng khí từ tháp hấp thụ thứ cấp T-1553 bằng cách cho dòng khí tiếp xúc với DEA.
Một lượng lỏng rất nhỏ có trong dòng khí đến từ T-1553 sẽ được tách ra trong FG Absorber Keed KO Drum D-1557 và dòng lỏng này quay lại E-1563. Dòng khí từ D-1557 đi vào đáy của T-1555 (tháp hấp thụ khí), dòng Lean Amin đi từ đỉnh tháp xuống. Nhiệt độ của dòng Amine được điều khiển sao cho chênh lệch nhiệt độ của dòng Amine và của dòng khí vào nằm trong giới hạn cho phép để tránh hiện tương ngưng tụ của hydrocacbon.
Dòng khí sau khi được hấp thụ sẽ đi tới FG Absorber Outlet K.O Drum D-1559 trước khi đi vào hệ thống Fuel Gas của nhà máy. Dòng Amine sau khi hấp thụ sẽ được đưa tới phân xưởng thu hồi Amine (ARU).
3.4.2.7. Tháp tách butan T-1554 (Debutanizer)
Tháp Debutanizer dùng để tách LPG ra khỏi xăng. Dòng lỏng từ đáy Stripper T- 1553 làm nguyên liệu cho tháp tách Debutanizer T-1554. Dòng hơi từ đỉnh của tháp T- 1554 được ngưng tụ tại thiết bị ngưng tụ Debutanizer Condenser E-1561A/B và được qua bình ngưng tụ Debutanizer Reflux Drum D-1554.
Một dòng hồi lưu từ D-1554 quay lại tháp T-1554 để điều khiển nhiệt độ của đỉnh tháp với mục đích là điều khiển tiêu chuẩn của C5 trong sản phẩm đỉnh. Nhiệt được cung cấp ở đáy tháp thông qua thiết bị gia nhiệt Debutanizer Reboiler E-1560 (dòng HCO nóng Pumpround). Dòng lỏng LPG đi từ D-1554 sẽ được bơm qua thiết bị làm lạnh LPG Cooler E-1562 vào LPG Amine Absorber T-1556.
Dòng xăng từ đáy tháp Debutanizer sẽ được làm nguội tại Stripper First Reboiler E-1556 (cung cấp nhiệt cho đáy tháp stripper T-1553) sau đó tiếp tục được làm nguội tại các thiết bị Gasoline Air Cooler E-1558 và Gasoline Cooler E-1559. Một phần dòng xăng sau khi được làm nguội được bơm vào đỉnh tháp hấp thụ thứ nhất làm chất hấp thụ, phần còn lại được đưa qua cụm xử lý xăng (blending section). Nếu vận hành ở chế
độ Maximum Gasoline thì dòng xăng này sẽ được kết hợp với dòng naphtha từ cụm chưng tách sản phẩm.
3.4.2.8. Tháp hấp thụ LPG bằng Amin T-1556
Tháp T-1556 sẽ loại bỏ H2S trong LPG bằng cách cho tiếp xúc với DEA.
T-1556 là 1 tháp đệm. LPG sẽ đi xuyên qua lớp đệm và tiếp xúc với amine để tách H2S, mức của mặt phân tách LPG-amine được điều khiển để quá trình hấp thụ xảy ra hiệu quả.
LPG sau khi được loại bỏ sơ lược H2S sẽ kéo theo amine nên tiến hành tách amine bị kéo theo tại LPG Amine Coalester D-1555. LPG sạch sẽ được đưa tới phân xưởng xử lý LPG (LPG treating Unit).
3.5. Các trường hợp ngừng khẩn cấp phân xưởng bởi người vận hành:
3.5.1 Giới thiệu:
Dưới đây là những nguyên nhân chung nhất, hậu quả và những thao tác phải thực hiện của dừng khẩn cấp. Trong một vài trường hợp, phải thực hiện một số thao tác do ảnh hưởng của dừng khẩn cấp. Lúc này, người vận hành cần phải kiểm tra đầy đủ những ảnh hưởng liên quan và những phát sinh khẩn cấp này. Hơn nữa, nếu cần thiết, người vận hành có thể thực hiện những ảnh hưởng liên quan này một cách an toàn theo chế độ manual.
Một vài thao tác (thực hiện trên bảng công tắc vận hành bằng tay) được xem xét bởi người vận hành.
Những thao tác cần phải xem xét trước khi khởi động
Trong hầu hết các sự cố, khuyến cáo hoặc có thể bắt buộc dừng dòng nguyên liệu vào phân xưởng bằng cách kích hoạt hệ thống điều khiển khẩn cấp UX-001. Mỗi khi thực hiện thao tác này, cần phải:
♦ Kiểm tra rằng nguyên liệu phải được bypass trở lại Feed surge drum
♦ Kiểm tra tất cả các dòng tuần hoàn lại riser phải được dừng.
♦ Kiểm tra dừng hệ thống phun hợp chất bị động kim loại.
♦ Đóng tất cả các van điều khiển trên đường nguyên liệu và các đường tuần hoàn lại riser
♦ Kiểm tra cho vận hành các dòng hơi nước phân tán, hơi nước stabilization và dòng hơi nước vào đáy riser.
♦ Nếu sự cố xảy ra kéo dài 2 giờ, chuyển hệ thống thổi bằng fuel gas vào cụm phản ứng thành hệ thống thổi bằng nitơ.
3.5.2 Mất nguồn điện cung cấp:
Mất nguồn điện sẽ gây ra dừng khẩn cấp phân xưởng. Áp suất hơi nước sẽ được giữ trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, trong nhà máy lọc dầu, mất nguồn điện sẽ kéo theo mất hơi nước, lúc này phải dừng hệ thống nước biển và BFW. Những thiết bị điều
khiển và hiển thị hoạt động bằng hệ thống điện dự phòng trong khoảng thời gian mất điện tạm thời.
Những thao tác khẩn cấp và liên quan tiếp theo sẽ được thực hiện phụ thuộc vào việc mất nguồn cung cấp cục bộ hay toàn nhà máy.
Chú ý rằng khi xảy ra mất nguồn cung cấp, Air Blower và Wet Gas Compressor phải dừng ngay sau khi dừng bơm chạy bằng motor điện bơm nước biển đến thiết bị ngưng tụ bề mặt của turbine. Tham chiếu theo sự cố thiết bị được mô tả dưới đây.
Vấn đề là phải giữ phân xưởng trong điều khiển an toàn, nghĩa là những thiết bị điều khiển duy trì hoạt động bằng nguồn từ nguồn dự phòng hoặc từ hệ thống điện xoay chiều. Lúc đó sẽ xảy ra:
♦ Dừng dòng nguyên liệu
♦ Áp suất trong Disengager giảm nhanh
♦ Mất chênh áp hai đầu van SCSV
♦ Dừng hệ thống nước làm mát
Những thao tác sau đây cần phải thực hiện ngay:
a) Kích hoạt bộ UX-001, đóng tất cả những dòng nguyên liệu vào riser. Chuyển hệ thống điều khiển van RCSV, SCSV và plug valve sang chế độ manual và đóng hoàn toàn. Tắt hệ thống phun hợp chất bị động kim loại.
b) Giảm tối thiểu lượng hơi nước phân tán nguyên liệu sạch và hơi nước phân tán ngay tại những đầu phun của những dòng dầu khác.
c) Điều chỉnh chênh áp. Giảm lượng air đốt xuống đến 50% lưu lượng ở điều kiện vận hành bình thường nếu có thể.
d) Do mất hệ thống làm lạnh trên đỉnh Main Fractionator nên phải giảm thiểu việc sử dụng hơi nước vào riser
e) Dừng quá trình gia nhiệt hơi nước tại E-1522 và E-1524 f) Dừng dòng hơi nước stripping vào tháp T-1503 & T-1504.
Cần phải ghi chú rỏ ràng nhu cầu lượng hơi nước được sử dụng giữa phân xưởng RFCC và PRU.
Mặc dầu PRU không nằm trong cụm RFCC nhưng là phức hợp nhóm RFCC. PRU vẫn phải chuyển sang vận hành chế độ khẩn cấp khi RFCC có sự cố. Khi lượng hơi nước cao áp dùng cho máy nén C-2101 còn khoảng 30-35 tấn/h, dừng C-2101 để điều phối nhu cầu sử dụng hơi nước cao áp, khi phân xưởng RFCC đang trong tình trạng khẩn cấp.
Khi hệ thống điện cung cấp trở lại, kiểm tra hoạt động các bơm và các thiết bị làm lạnh bằng không khí. Khởi động lại phân xưởng theo qui trình khởi động bình thường.
3.5.3 Mất nguồn khí điều khiển:
Thông thường mất nguồn khí điều khiển chỉ trong thời gian ngắn nên phân xưởng được khởi động lại ngay sau khi hệ thống khí nén được cung cấp trở lại.
Tuy nhiên, mất khí điều khiển, yêu cầu phân xưởng phải dừng tạm thời. Bộ phận giám sát phải cài đặt lại áp tối thiểu cho hệ thống khí điều khiển để tiếp tục vận hành những van điều khiển có bộ phận truyền động với áp suất khí điều khiển thiết kế 4.0kg/cm2g. Mặc dù các thông số điều khiển luôn có khuynh hướng chuyển về vị trí đảm bảo điều
kiện an toàn khi xảy ra sự cố nhưng người vận hành cần phải can thiệp để xử lý quá trình dừng vận hành. Nếu áp suất khí điều khiển đạt đến áp tối thiểu, hệ thống dừng khẩn cấp phải được kích hoạt.
a) Kích hoạt bộ UX-001 để bypass nguyên liệu từ riser vào lại trong Feed surge drum, đóng tất cả những đường dầu vào riser, tiếp tục đưa dispersion steam và stabilization steam vào để làm sạch riser.
b) Chuyển RCSV sang chế độ điều khiển manual và đóng hoàn toàn.
c) Khi mức trong vùng stripper bắt đầu giảm, chuyển SCSV sang chế độ điều khiển manual và đóng hoàn toàn.
d) Cài đặt lượng hơi nước phân tán khoảng 50% lưu lượng vận hành bình thường và giảm lượng hơi nước stripping đến 50% lưu lượng vận hành bình thường. e) Đóng plug valve nhưng hết sức cẩn thận tránh làm tràn vào tháp tái sinh thứ
nhất.
f) Điều khiển lượng air khoảng 50% lưu lượng nhưng cẩn thận tránh làm mất dòng khí nâng.
g) Khi nguyên liệu được tách ra khỏi vùng riser, áp suất trong disengager giảm mạnh. Điều khiển áp suất để duy trì chênh áp giữa hai đầu SCSV
h) Khởi động dòng torch oil và mở van bypass để giữ nhiệt độ trong tháp tái sinh khoảng 600oC. Do mất hệ thống khí thổi và khí điều khiển nên có thể thiết bị điều khiển và hiển thị mức đưa ra tín hiệu sai. Quan sát những thông số vận hành liên quan, đặc biệt là nhiệt độ để hiểu đúng tình trạng hiện tại của phân xưởng. Chính vì thế cần phải theo dõi hết sức cẩn thận mỗi khi có sự di chuyển mức khi mất hệ thống khí điều khiển. Người vận hành cần tiếp tục theo dõi những vùng công nghệ có van điều khiển bằng tay.
i) Xác định thời gian sự cố. Nếu ít hơn 24 giờ, xúc tác có thể được giữ điều nóng trong tháp tái sinh bằng torch oil. Giữ áp suất trong disengager cao hơn tháp tái sinh ít nhất 0.1 kg/cm2 nhằm tránh air đi vào disengager.
j) Khi khí điều khiển được tái thiết lập trở lại, và điều khiển trở lại những van điều khiển bằng tay trong quá trình xảy ra sự cố. Kiểm tra quá trình thổi các thiết bị điều khiển để đảm bảo không bị tắt nghẽn và những thiết bị điều khiển đọc chính xác, hoạt động tốt.
k) Kiểm tra các nozzle đảm bảo chúng không bị tắt nghẽn và đưa chúng vào vận hành.
l) Khi hoàn tất các quá trình kiểm tra và chuẩn bị, khởi động phân xưởng trở lại theo qui trình khởi động bình thường.
Ghi chú: 1. Surge hoặc bị sốc là vấn đề chính thường xảy ra trong một khoảng vận hành ngắn nhất định của air blower. Snort valve, UV-822/823/824 sẽ về vị trí mở và van điều khiển khí nâng giữ nguyên vị trí khi xảy ra sự cố mất khí điều khiển. Điều quan trọng là nhằm tránh xúc tác từ tháp tái sinh thứ hai di chuyển ngược vào tháp tái sinh thứ nhất.
Cần phải kiểm tra khả năng vận hành Air blower trong điều kiện này theo Nhà chế tạo.
Dừng phân xưởng khi xảy ra sự cố mất hệ thống air tạo giả sôi, air thổi và aeration air. Lổi trong quá trình đọc của thiết bị điều khiển hoặc tuần hoàn xúc tác không ổn định sẽ gây nên hiện tượng rối điều khiển khi không có tác động của người vận hành.
a) Kích hoạt bộ UX-001 cắt dòng nguyên liệu vào riser, mở đường bypass, đóng tất cả những dòng dầu vào riser, điều chỉnh lưu lượng dòng hơi nước phân tán khoảng 50% lưu lượng vận hành.
b) Dừng hệ thống phun hợp chất bị động kim loại
c) Chuyển hệ thống điều khiển RSCV sang chế độ manual và đóng hoàn toàn
d) Khi mức trong disengager giảm mạnh, chuyển hệ thống điều khiển SCSV sang chế độ manual và đóng hoàn toàn. Đóng plug valve nhưng hết sức cẩn thận tránh tràn xúc tác vào tháp tái sinh thứ nhất.
e) Khi nguyên liệu được cắt khỏi riser, áp suất trong disengager giảm mạnh f) Điều chỉnh áp suất nhằm tạo chênh áp dương giữa hai đầu SCSV.
g) Kiểm tra vì có thể tap tại thiết bị điều khiển cụm tháp phản ứng và tháp tái sinh ị tắt nghẽn và đọc sai, đưa ra tín hiệu sai. Chính vì thế cần phải theo dõi hết sức chặt chẽ mỗi sự thay đổi trong tháp tái sinh. Điều chỉnh chặt chẽ sự thay đổi nhiệt độ trong tháp tái sinh bằng cách dùng torch oil. Tất cả các tap thiết bị điều khiển được kiểm tra tránh tắt nghẽn sau khi dòng earation air được thiết lập trở lại. Khi chắc chắn những táp này hoạt động tốt, không bị tắt nghẽn, phân xưởng được khởi động trở lại theo qui trình khởi động bình thường.
Ghi chú: 1. Trong quá trình vận hành bình thường, bên cụm disengager, khí tạo giả sôi, aeration và khí thổi được thực hiện bằng fuel gas.