Phân xưởng xử lý LCO bằng hydro (Phân xưởng số 024)

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tại nhà máy lọc dầu dung quất (Trang 26 - 31)

- Công suất: 1.320.000 tấn/năm

- Nhà cung cấp bản quyền: IFP (Axens) - Mô tả chung:

Phân xưởng LCO-HDT sẽ được bổ sung để xử lý dòng LCO từ phân xưởng RFCC để nó có thể được phối trộn vào Diesel ô tô, bằng cách xử lý LCO bằng hydro làm tăng sự ổn định.

NMLD Dung Quất sử dụng các công nghệ hiện đại, mua bản quyền công nghệ từ các công ty rất nổi tiếng như UOP (Mỹ), MERICHEM (Mỹ) và IFP (Pháp), cho các phân xưởng:

Cụm phân xưởng xử lý bằng hydro nguyên liệu và phân xưởng Reforming xúc tác liên tục (NHT-CCR): phân xưởng CCR này nhằm nâng cao chỉ số octane (RON) của xăng nặng đi ra từ quá trình chưng cất khí quyển dầu thô (CDU), làm phối liệu để phối trộn xăng thương phẩm. Mặc khác phân xưởng này cung cấp một lượng H2 dùng để cung cấp cho các phân xưởng xử lý bằng H2 của nhà máy như NHT (xử lý nguyên liệu cho phân xưởng Reforming xúc tác liên tục (CCR)). Ưu điểm của công nghệ UOP đối với phân xưởng CCR là tăng hiệu suất sản phẩm, khả năng tái sinh xúc tác cao và yêu cầu về bảo dưỡng thấp.

Phân xưởng cracking xúc tác tầng sôi nguyên liệu cặn (RFCC), sử dụng công nghệ R2R của IFP (Pháp) để chuyển hóa nguyên liệu cặn của phân xưởng chưng cất khí quyển (CDU) thành các sản phẩm như: khí đốt (FG), khí hóa lỏng (LPG), Gasoline, LCO, HCO + Slurry và cốc. Phân xưởng bao gồm hệ thống phun nguyên liệu, thiết bị phản ứng dạng ống đứng riser, hệ thống tách đầu ra của riser, bộ phận tách các hydrocarbon nhẹ trên xúc tác, bậc thiết bị tái sinh thứ nhất, bậc thiết bị tái sinh thứ hai, bộ phận rút xúc tác, các đường vận chuyển xúc tác, hệ thống điều khiển…Công nghệ R2R có ưu điểm là làm tăng độ linh động của quá trình trong một khoảng rộng của nguyên liệu, tăng hiệu suất các phân đoạn nhẹ như gasoline, distillate đồng thời giảm hiệu suất cốc và khí nhiên liệu.

Công nghệ thiết bị tiếp xúc dưới dạng màng – sợi fiber - film xảy ra trên sợi kim loại được sử dụng trong các phân xưởng như: phân xưởng xử lý Kerosene (KTU), phân xưởng xử lý xăng Naphtha của RFCC (NTU), phân xưởng xử lý LPG (LTU) và phân xưởng trung hòa kiềm (CNU) nhằm mục đích xử lý H2S và mercaptan có mùi khó chịu và gây ăn mòn (KTU, LTU, NTU) và trung hòa kiềm (CNU).

2.5. Đôi nét về khu vực ngoại vi: 2.5.1. SPM:

Phao rót dầu một điểm neo được thiết kế để nhập dầu thô trong điều kiện làm việc bình thường và dầu DO trong giai đoạn khởi động nhà máy. Phao SPM có đường

kính 12m, chiều cao 5m trong đó phần chìm là 3,75m. Công suất của phao SPM theo thiết kế 6000 tấn/h.

2.5.2. Khu bể chứa dầu thô:

Hiện tại có 6 bể, tương lai xây dựng thêm 2 bể. Trong khu bể chứa dầu thô còn có hệ thống giá, bệ đỡ đường ống, trạm biến áp, hệ thống thu gop nước thái, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống cấp điện cho trạm bơm và các công trình phụ trợ khác.

2.5.3. Khu bể chứa sản phẩm: có 22 bể

Hệ thống đường ống dẫn sản phẩm bao gồm: hệ thống ống dẫn từ nhà máy đến khu bể chứa khoảng 7km gồm 12 tuyến ống trong đó 8 tuyến ống sản phẩm, 4 tuyến ống phụ trợ và dầu cặn; hệ thống ống dẫn từ khu bể chứa sản phẩm đến cảng xuất sản phẩm có chiều dài 3km, có 15 tuyến ống bao gồm 10 tuyến ống sản phẩm + 5 tuyến ống phụ trợ, dầu thải, nước dầm tàu.

Trong khu bể chứa sản phẩm còn có hệ thống giá, bệ đỡ đường ống, trạm biến áp, trạm cứu hỏa, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống cấp điện cho trạm bơm, trạm xử lý nước thải và các công trình phụ trợ khác.

2.6. Phòng thí nghiệm:

- Mục đích của phòng thí nghiệm:

Lấy các mẫu cần thí nghiệm từ các cụm phân xưởng khác nhau, tiến hành phân tích thành phần, định tính định lượng, đánh giá kết quả rồi gửi kết quả lại cho các phân xưởng để các phân xưởng có biện pháp xử lý. Đồng thời với các loại nước thải, muốn thải ra ngoài thì phải được đánh giá của phòng thí nghiệm, đảm bảo tiêu chuẩn nước thải mới được thải ra môi trường.

- Các bộ phận trong phòng thí nghiệm:

• Khu phòng hành chính.

• Kho dụng cụ thí nghiệm.

• Kho hóa chất: Acid, kiềm và hợp chất dễ cháy nổ.

• Phòng lạnh: phòng cung cấp hơi lạnh cho hệ thống máy lạnh của phòng thí nghiệm.

• Phòng phân tích nguyên tố: O, H, N, C, S. Phân tích bằng thiết bị hiện đại.

 Đo hàm lượng S trong LPG (phân tích bằng sắc kí khí)  Đo hàm lượng Nito tổng trong xăng và LPG (ppm)

 Đo hàm lượng hydrocacbon có trong xăng (olefin, aromatic, parafine)

 Phân tích S tổng có trong xăng, LPG, DO…  Phân tích hàm lượng Cl tổng

 Đo O2 (<10ppm) trong dòng khí N2, H2.  Phân tích khí trong nhà máy và LPG.  Phân tích dầu thô.

 Phân tích CO, CO2 trong khí.

 Phân tích hàm lượng HC lỏng trong xăng bằng phương pháp khối phổ.

• Phòng phân tích dầu thô và sản phẩm dầu mỏ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Phòng phân tích các mẫu nước.

• Phòng đo RON.

• Phòng rửa dụng cụ thiết bị làm thí nghiệm bằng tay và bằng máy.

• Phòng lưu mẫu

• Bộ phận bảo dưỡng dụng cụ và máy móc thiết bị. 2.7. Đôi nét về Nhà máy sản xuất hạt nhựa PP (Polypropylene)

Tháng 9/2006 Thủ tướng Chính Phủ giao cho Tập đoàn Dầu Khí Quốc gia Việt Nam triển khai dự án xây dựng nhà máy sản xuất hạt nhựa Polypropylen dưới hình thức tự đầu tư.

Vị trí của nhà máy: nằm phía Tây Nam của nhà máy lọc dầu Dung Quất, với diện tích xây dựng gần 16ha, dự án này được coi như là một phân xưởng của nhà máy lọc dầu Dung Quất với tổng vốn đầu tư 234 triệu USD, công suất 150.000 tấn/ năm.

Nguyên liệu đầu vào là Propylene (một trong các sản phẩm của nhà máy lọc dầu Dung Quất) cùng với Hydrogen dưới tác dụng của chất xúc tác, nhà máy đã sản xuất ra trên 30 loại sản phẩm nhựa homopolyme, PP sử dụng cho các ứng dụng khác nhau, đáp ứng một phần nhu cầu thị trường hạt nhựa trong nước.

Ngày 15/07/2010 Nhà máy sản xuất hạt nhựa PP đã cho ra dòng sản phẩm hạt nhựa đầu tiên sau hơn 1 tháng nạp nguyên liệu và thiết bị phụ trợ, điện từ Nhà máy lọc dầu DQ.

Nhà máy PP trong điều kiện hoạt động ổn định thì sẽ cho doanh thu từ 170-200 triệu USD/ năm, trong đó lợi nhuận đạt khoảng 15-20 triệu USD/năm góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế chung của Nhà máy lọc dầu DQ.

2.8. Các kí hiệu màu của đường ống trong nhà máy:

o Màu hồng : hydro

o Màu xanh nhạt : khí điều khiển và PA

o Màu nâu : HC

o Màu đỏ : Hơi nước

o Màu xanh Green : Nước

o Màu xám : Hóa chất

o Màu Green Nhạt : Nước ngưng

o Màu Tím : Xút ăn da

o Màu Da cam : Chứa S

CHƯƠNG III: PHÂN XƯỞNG RFCC-015 (Residue Fluid Catalytic Cracking)

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tại nhà máy lọc dầu dung quất (Trang 26 - 31)