ẢNH HƢỞNG CỦA THỜI GIAN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH PME CỦA NẤM

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh Aspergillus niger pectinmethylesterase trên cơ chất bã táo (Trang 40 - 41)

NẤM MỐC A. NIGER

Thời gian nuôi cấy là một trong những nhân tố quyết định hoạt tính enzyme cao hay thấp do hoạt tính của enzyme phụ thuộc rất lớn vào sự phát triển của tế bào nấm mốc. Do đó, thí nghiệm đƣợc tiến hành để khảo sát thời gian nuôi cấy nấm mốc (48 giờ, 72 giờ, 96 giờ, 120 giờ và 144 giờ), từ đó tìm ra đƣợc thời gian thích hợp cho nấm mốc phát triển tối ƣu để sinh PME. Trong nghiên cứu này, mật số nấm mốc vẫn đƣợc cố định (103 cfu/mL), tỉ lệ pha loãng của bã táo và nƣớc là 1: 3 để tiến hành khảo sát sự thay đổi hoạt tính PME sinh ra theo thời gian ủ ở nhiệt độ phòng. Kết quả đƣợc tính toán thống kê, thể hiện ở bảng 5 và hình 14.

Bảng 5: Ảnh hƣởng của thời gian ủ đến hoạt tính của PME sinh ra từ A. niger

Thời gian ủ, giờ Hoạt tính PME (U/mL)

48 72 96 120 144 72,15e  6,36 139,49d  6,36 313,45a 7,73 222,06b 14,69 202,82c  9,11

Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột biểu thị sự khác biệt có ý nghĩa ở độ tin cậy 95% . Chữ số in đậm thể hiện hoạt tính PME cao nhất so với các mẫu còn lại.

Giá trị trong bảng là kết quả trung bình của 3 lần lặp lại.

0 50 100 150 200 250 300 350 48 72 96 120 144

Thời gian (giờ)

H oạt n h P M E ( U /mL)

Từ kết quả ở bảng 5 và hình 14 cho thấy, hiệu quả thu nhận PME tăng dần theo thời gian ủ từ 48 giờ (72,15  6,36 U/mL) đến 96 giờ (313,45 7,73 U/mL), sau đó giảm dần. Ứng với thời gian ủ 48 giờ, nấm mốc A. niger ở giai đoạn này bắt đầu thích nghi với điều kiện môi trƣờng nên chúng chƣa gia tăng mật số đáng kể, quá trình sinh tổng hợp enzyme đang ở giai đoạn khởi đầu, dẫn đến hiệu suất và hoạt tính PME thu đƣợc khá thấp. Thời gian lên men phụ thuộc rất nhiều yếu tố nhƣ đặc tính môi trƣờng, giống nấm mốc, hàm lƣợng dƣỡng chất và điều kiện sinh lý quá trình ủ.

Theo nghiên cứu của Aguilar và Huitron (1990); Galiotou-Panayotou và Kapantai (1993); Solis-Pereyra et al, (1993); Taragano et al, (1997) cho thấy, thời gian ủ tối ƣu cho quá trình lên men rắn A.niger sinh PME thay đổi trong khoảng 90 đến 120 giờ. Trong giai đoạn này nấm mốc đã hoàn toàn thích nghi với điều kiện môi trƣờng và gia tăng mật số rất nhanh, đồng thời với việc tổng hợp enzyme tăng mạnh. Đây chính là thời điểm tốt nhất để thu chế phẩm enzyme. Vì sau giai đoạn tăng trƣởng nấm mốc sẽ chuyển sang giai đọan suy vong, số bào tử chết đi nhiều hơn số bào tử mới hình thành trong điều kiện cơ chất đã cạn kiệt nên không thể tăng trƣởng đƣợc nữa (Lê Xuân Phƣơng, 2007). Do đó, nếu tiếp tục kéo dài thời gian nuôi cấy thì hoạt tính PME sẽ giảm xuống.

Tóm lại, thời gian 96 giờ là thích hợp nhất để thu chế phẩm enzyme, đây cũng là thời gian ủ tối ƣu tƣơng đồng với nghiên cứu của Joshi (2006) trên cơ chất bã táo cũng nhƣ khảo sát của Patil và Dayanand (2006) khi khảo sát khả năng sinh PME từ

A.niger với cơ chất là dầu hạt hƣớng dƣơng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh Aspergillus niger pectinmethylesterase trên cơ chất bã táo (Trang 40 - 41)