KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu “Đo đạc thành lập bản đồ địa chính xã Hàm Thắng, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận tỷ lệ 1:1000 và 1:2000”._ nội dung (Trang 27 - 60)

- Phương pháp biểu đồ: là phương pháp khái quát số liệu thống kê bằng các biểu đồ theo các đơn vị hành chính Đồ hoạ cơ bản được dùng trong phương pháp này là biểu đồ

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Thiết kế mô hình DL không gian Chuẩn bị tài liệu

Số hoá,tách lớp bản đồ địa hình

Bản đồ vị trí các điểm hẹn và trạm trung chuyển

Thiết kế mô hình DL thuộc tính

Xây dựng bản đồ dự thảo

Đối soát, kiểm tra thực địa

Phân tích không gian Thành lập bản đồ nền cơ sở

Xây dựng bản đồ Quản lý chất thải rắn sinh hoạt Chồng xếp các lớp bản đồ

Bảng đồ mạng lưới nguồn phát sinh CTRSH

Các biểu đồ đánh giá về CTRSH thu gom được

Hệ thống kí hiệu, bảng chú giải In ấn

II.1Đánh giá hiện trạng môi trường nghiên cứu

II.1.1Thực trạng môi trường Quận 12

- Trong thời gian qua công tác bảo vệ và cải tạo môi trường trên địa bàn Quận 12 có những bước tiến đáng kể, thực trạng môi trường được cải thiện ngày càng tốt hơn.

- Tuy nhiên, do đặc thù Quận mới thành lập đang trên đà đô thị hóa, hạ tầng kỹ thuật giao thông đô thị chưa theo kịp với tốc độ tăng dân số, tình trạng ngập úng cục bộ xuất hiện khi mưa lớn kết hợp với triều cường, tình trạng vỡ bờ khi nước lũ dâng cao gây ngập các khu vực đất nông nghiệp thường diễn ra ở các phường Thạnh Lộc, Thạnh Xuân, An Phú Đông, hệ thống thoát nước thiếu đồng bộ, việc đầu tư xây dựng các trục đường chính còn chậm.

- Với đặc thù của một huyện ngoại thành trước đây, tình hình chăn nuôi quy mô hộ gia đình trong các khu dân cư hiện vẫn còn tồn tại đã gây ô nhiễm môi trường. Hiện Quận khuyến khích các hộ gia đình chăn nuôi này chuyển đổi ngành nghề phù hợp với xu thế phát triển và đô thị hóa.

- Quân 12 có đăc thù là vùng phía Đông có cao trình mặt đất thấp, khi sông Sài Gòn có triều cường kết hợp với mưa lớn sẽ dễ gây vỡ bờ, ảnh hưởng đến sản xuất. Tuy nhiên hiện nay đang đầu tư tuyến bờ hữu song Sài Gòn cùng rất nhiều tuyến đắp bờ bao kết hợp với giao thông. Tình hình ngập do triều cường trên sông Sài Gòn đã và đang được cải thiện.

- Vấn đề xử lý khí thải và nước thải công nghiệp còn nhiều bất cập. II.1.2Ảnh hưởng của các nguồn ô nhiễm đối với môi trường

Ô nhiễm môi trường tác động tiêu cực đến con người và môi trường, nó làm suy giảm sức khoẻ con người và huỷ hoại môi trường, cụ thể đối với:

- Con người: tác động trực tiếp đến sức khoẻ con người, là nguyên nhân gây ra các bệnh tiêu chảy, viêm gan A, giun sán và các bệnh liên quan đến đường hô hấp.

- Môi trường đất: sự tích tụ cao các chất độc hại trong đất làm tăng khả năng hấp thụ các nguyên tố có hại trong cây trồng, vật nuôi và gián tiếp gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ con người

- Môi trường khí: mùi hôi từ các bãi rác, khói bụi từ các phương tiện gia thông và khí thải công nghiệp là nguyên nhân của các bệnh đường hô hấp, gây ô nhiễm môi trường không khí và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân trên địa bàn Quận 12.

- Môi trường nước: nước thải không qua xử lýthấm nhiễm vào nguồn nước (nước mặt và nước ngầm) làm ô nhiễm nguồn nước uống và nước sinh hoạt, suy giảm chất lượng của nguồn tài nguyên nước.

II.1.3Nguyên nhân ô nhiễm

Sự gia tăng dân số, quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá mạnh mẽ tạo nên nhu cầu sử dung nước lớn trong khi nguồn tài nguyên nước không thay đổi. Bên cạnh đó, các cơ sở sản xuất công nghiệp đã xả nước thải vào môi trường một cách bừa bãi và không được xử lý nên gây tình trạng ô nhiễm trầm trọng nguồn nước tại nhiều điểm. Ngoài ra, bãi rác của Thành phố đóng trên địa bàn xã Đông Thạnh - huyện Hóc Môn trước đây cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm nghiêm trọng đến nguồn nước.

Trong thời gian qua, số lượng các phương tiện giao thông vận tải tăng nhanh, lưu lượng xe lớn và tình trạng kẹt xe diễn ra liên tục. Hoạt động xây dựng nhà cửa, đường sá, cầu cống, đầu tư mạnh mẽ cho hạ tầng kỹ thuật. Đây là những nguyên nhân góp phần gây ô nhiễm môi trường không khí đáng kể.

Quá trình phát triển kinh tế của Quận đang từng bước đi lên, cơ sở hạ tầng được đầu tư phát triển, xây dựng đô thị, khu công nghiệp, chuyển đổi tập quán sản xuất của người dân, chuyển đổi loại hình sử dụng đất, sử dụng phân bón với liều lượng và số lượng cao… làm biến đổi các tính chất đất và mất đất, làm đất không còn khả năng sản xuất.

Công tác quản lý chất thải rắn đô thị và công nghiệp còn nhiều bất cập, yếu kém. Việc thu gom và vận chuyển chất thải rắn đô thị và công nghiệp vẫn chưa đáp ứng yêu cầu, đây là nguyên nhân quan trọng gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, vệ sinh đô thị, ảnh hưởng xấu đến cảnh quan đô thị và sức khoẻ cộng đồng.

II.2Đánh giá hiện trạng chất thải rắn sinh ở Quận 12.

Hiện nay, khối lượng CTRSH được thu gom trên địa bàn Quận 12 chiếm khoảng 70% tổng khối lượng. Hoạt động thu gom do các tổ rác dân lập của mỗi phường đảm nhiệm dưới sự quản lý của Công ty Dịch vụ và phát triển đô thị Quận 12, tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng phường mà có sự trang bị phương tiện thu gom phù hợp.

Quận 12 được chia thành 2 khu vực: khu vực 1 có tốc độ đô thị hoá nhanh (các phường: Đông Hưng Thuận, Tân Hưng Thuận, Tân Thới Nhất, Trung Mỹ Tây, Tân Chánh Hiệp, Tân Thới Hiệp và Hiệp Thành) và khu vực 2 là khu vực nông nghiệp (các phường: An Phú Đông, Thạnh Lộc, Thạnh Xuân và Thới An). Tỷ lệ thu gom ở khu vực 1 cao hơn rất nhiều so với khu vực 2 (khoảng 30%). Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do dân cư ở khu vực 2 phân bố thưa thớt, vị trí xa xôi và mức thu nhập còn thấp. Do đó, họ thường vứt rác gần nhà hoặc tại các bãi đất trống xung quanh khu vực sống.

II.2.1Các nguồn phát sinh CTRSH

Nguồn phát sinh CTRSH tại Quận 12 rất đa dạng và phong phú bao gồm rất nhiều thành phần phát sinh từ rất nhiều nguồn khác nhau, do đó, tỷ lệ chất thải từ các nguồn cũng khác nhau.

Bảng II.1: Các nguồn phát sinh CTRSH tại Quận 12(tính theo % khối lượng thu gom)

STT Nguồn phát sinh Tỷ lệ

1 Khu dân cư 48.0

2 Chợ, siêu thị 17.8

3 Trường học 13.2

4 Công nghiệp (cơ sở sản xuất, công ty, xí nghiệp) 15.1 5 Y tế (bệnh viện, trạm y tế, phòng khám tư nhân) 5.9

(Nguồn:Phòng Tài nguyên-Môi trường Quận 12)

Nguồn phát sinh CTRSH cao nhất là khu dân cư, nguyên nhân do không có sự phân loại tại nguồn mà được thu gom tập trung làm cho khối lượng rác thải tại khu vực này chiếm đa số.

Y tế là nguồn phát sinh CTRSH thấp nhất vì công tác phân loại rác y tế tại Quận 12 đang ngày càng hoàn thiện, hạn chế sự phát tán của các mầm bệnh. Công tác phân loại tốt góp phần làm giảm chi phí cho việc xử lý và giảm dần các ảnh hưởng của CTRSH đến môi trường.

Các nguồn phát sinh CTRSH: thương mại ( chợ, siêu thị), trường học và công nghiệp chiếm tỷ lệ trung bình. Tuy nhiên, rác thải phát sinh từ các nguồn này vẫn còn thiếu quá trình phân loại tại nguồn mà được thu gom một cách tổng hợp.

II.2.2Thành phần của CTRSH

Thành phần CTRSH ở Quận 12 rất đa dạng, phức tạp bao gồm cả hữu cơ lẫn vô cơ bởi chưa có sự phân loại ngay tại nguồn. Đây là nhược điểm trong công tác phân loại rác tại nguồn, nếu công tác này hoàn thiện thì khối lượng rác cần chôn lấp giảm đi, từ đó hạn chế phần diện tích cần cho chôn lấp, đồng thời có thể tận dụng lại các thành phần có thể tái chế, tránh lãng phí tài nguyên.

Bảng II.2: Thành phần CTRSH tại Quận 12

Khu dân cư và thương mại Chất thải thực phẩm Giấy,Carton Nhựa Vải Cao su Rác vườn Gỗ Kim loại Chất thải công nghiệp

(không nguy hại)

Xơ sợi, thuốc nhuộm Phế phẩm da

Vải vụn Bao bì

Các phế phẩm, bã, vỏ (từ thực phẩm)

Chất thải từ trường học Giống như trình bày trong mục chất thải khu dân cư và khu thương mại.

Chất thải từ y tế Chai nhựa, chai thuỷ tinh Vật liệu kim loại

Giấy, báo, bìa

(Nguồn: Phòng TN-MT Quận 12)

Bảng II.3: Tỷ lệ % thành phần các loại CTRSH (trong 100kg rác được phân tích)

Đơn vị tính:%

Thành phần Tỷ lệ

Giấy 5,4

Nhựa 7,2

Kim loại 0,5

Chất hữu cơ dễ phân huỷ 77,8

Thuỷ tinh 0,4

Chất hữu cơ khó phân huỷ 2,3

Xà bần 6,4

(Nguồn: Phòng TN-MT Quận 12)

Từ bảng thành phần các loại CTRSH, có thể chia chúng thành 2 loại chính: chất hữu cơ dễ phân huỷ và các chất còn lại tạm gọi là rác tái sinh.

- Chất hữu cơ dễ bị phân huỷ: là các loại rác hữu cơ dễ bị thối rữa trong điều kiện tự nhiên sinh ra mùi hôi thối như: các loại thức ăn thừa, thức ăn hư hỏng, vỏ trái cây, các chất thải tách ra do làm bếp…

- Rác tái sinh là các loại rác có thể sử dụng lại nhiều lần trực tiếp hoặc chế biến lại như: giấy, vỏ đồ hộp nhôm, sắt, thiếc, thuỷ tinh, các loại nhựa…

Nhìn chung, chất hữu cơ dễ phân huỷ chiếm tỷ lệ 77,8% có thể được xử lý tái chế để làm phân bón phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Các thành phần còn lại đều có khả năng tái sinh, tái chế, tái sử dụng.

II.2.3Khối lượng CTRSH được thu gom

Bảng II.4: Khối lượng CTRSH được thu gom và xử lý trong giai đoạn từ 2001-2008

Đơn vị tính: tấn/năm

Năm Khối lượng CTRSH

(tấn/năm)

Tỷ lệ gia tăng hàng năm (%) 2001 40.675,89 13,7 2002 46.027,82 12 2003 51.480,80 11 2004 52.451,08 2 2005 51.929,72 1 2006 56.372,11 8,6 2007 58.181,89 3,2 2008 60.346,44 3,7

(Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện chương trình xử lý rác của thành phố giai đoạn 2001-2005, 2006-2008)

Bảng 12 cho thấy khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom xử lý trong giai đoạn từ 2001- 6/2008. Tỷ lệ gia tăng khối lượng CTRSH chủ yếu do gia tăng cơ học liên quan đến tỷ lệ tăng dân số.Tỷ lệ gia tăng cao vào năm 2001 và năm 2006. Nguyên nhân:

- Năm 2001: dân số Quận 12 tăng từ 179.331 người lên 206.864 người, tỷ lệ dân số tăng cao kéo theo tỷ lệ gia tăng CTRSH cao.

- Năm 2006: Khu công nghiệp Tân Thới Hiệp và Siêu thị Metro đi vào hoạt động, thu hút một lượng lớn dân nhập cư từ nơi khác đổ về, đã thải ra một lượng lớn rác thải là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ thu gom tăng cao.

Khối lượng CTRSH được thu gom ngày càng tăng. Điều này chứng tỏ rằng công tác thu gom, xử lý chất thải rắn đô thị ngày càng có hiệu quả, chứng tỏ năng suất thu gom, xử lý cao hơn so với trước đây, tức là vấn đề môi trường ngày càng được quan tâm ở các cấp. Tuy nhiên, cũng cần phải thừa nhận 1 vấn đề là khối lượng chất thải rắn đô thị cũng ngày một gia tăng, đòi hỏi các cơ quan chuyên trách và cộng đồng cần nổ lực hết mình để làm nên một môi trường xanh sạch.

II.3Đánh giá hiện trạng dữ liệu.

II.3.1Dữ liệu bản đồ: bất cứ bản đồ nào cũng chứa một số yếu tố địa lý cơ bản mà thiếu chúng sẽ không đọc được nội dung chuyên môn. Nó là nền để tích hợp và cung cấp thông tin chuyên đề đồng thời là cơ sở để thành lập bản đồ chuyên đề.

Hiện trạng dữ liệu địa chính:

- Bản đồ địa hình Quận 12 tỷ lệ 1:25.000 được thành lập năm 2005 và lưu trữ ở dạng *.dgn do Sở TN-MT Thành phố Hồ Chí Minh cung cấp.

- Bản đồ địa chính Quận 12 đã ghép mảnh và đưa về cùng tỷ lệ 1:10000 được thành lập năm 2005 và lưu trữ ở dạng *.dgn do Phòng TN-MT Quận 12 cung cấp.

- Bản đồ hiện trạng đất năm 2005 tỷ lệ 1:10.000 được lưu trữ ở dạng *.dgn do Phòng TN-MT Quận 12 cung cấp.

II.3.2Dữ liệu thuộc tính

Hiện trạng tư liệu môi trường thu thập được do Công ty Dịch vụ và phát triển đô thị Quận 12 và Phòng Tài nguyên – Môi trường Quận 12 cung cấp hầu hết là các tư liệu trên giấy đã cũ, chưa cập nhật và còn rời rạc.

Dữ liệu hiện trạng môi trường chất thải rắn gồm các nhóm thông tin: - Chất thải rắn sinh hoạt:

 Nguồn gốc phát sinh CTRSH.

 Khối lượng thu gom thực tế.

 Thành phần CTRSH được thu gom. - Công tác thu gom tại nguồn:

 Loại phương tiện thu gom.

 Số lượng nhân công phục vụ công tác thu gom. - Hiện trạng các trạm trung chuyển:

 Các yếu tố kỹ thuật của trạm trung chuyển (diện tích, quy mô, các công trình bảo vệ môi trường liên quan).

 Vị trí các bãi rác trung chuyển.

 Khối lượng tiếp nhận thực tế.

Bảng II.5: Thông tin bãi rác trung chuyển

STT Tên trạm bãi rác trung chuyển

Địa điểm Diện

tích (m2) Lượng CTRSH tiếp nhận hàng ngày (tấn/ngày) 01 Hiệp Thành P.Hiệp Thành 1182 210

02 Tân Thới Hiệp P.Tân Thới Hiệp 567.7 190

(Nguồn: Công ty Dịch vụ và phát triển đô thị Quận 12)

- Điểm hẹn: vị trí các điểm hẹn.

STT Phường Số điểm hẹn Vị trí

01 An Phú Đông 2 Góc đường QL 1A – An Phú Đông 27

Góc đường QL 1A - Vườn Lài

02 Đông Hưng Thuận 3 - Ngã tư Tỉnh lộ 15 - Nguyễn Văn Quá - Ngã 3 QL 1A - Nguyễn Văn Quá

- Góc đường Đông Hưng Thuận 02-QL1A 03 Hiệp Thành 2 - Góc đường Nguyễn Ảnh Thủ - Hiệp

Thành 13

- Góc đường Hiệp Thành 37 - Lê Văn Khương

04 Tân Chánh Hiệp 3 Góc đường Nguyễn Ảnh Thủ - Tân Chánh

Hiệp 06

Góc đường Tân Chánh Hiệp 08 - Tân Thới Hiệp 02

Góc đường Tô Ký - Tân Thới Hiệp 02 05 Tân Thới Hiệp 2 Góc đường Hiệp Thành 37 - Lê Văn

Khương

Góc đường QL 1A – Tân Thới Hiệp

06 Tân Hưng Thuận 1 Góc đường Nguyễn Văn Quá - Trường Chinh

07 Tân Thới Nhất 3 Góc đường Tân Thới Nhất 08 - Phan Văn

Hớn

Ngã tư An Sương

Góc đường Tân Thới Nhất 06 - QL 1A

08 Thạnh Lộc 2 Góc đường QL 1A - Hà Huy Giáp

Ngã 3 Tô Ngọc Vân – Hà Huy Giáp

09 Thạnh Xuân 1 Góc đường Tô Ngọc Vân - QL 1A

10 Thới An 1 Góc đường QL 1A - Lê Thị Riêng

11 Trung Mỹ Tây 2 Ngã tư cầu vượt Quang Trung

Góc đường Tô Ký - Nguyễn Ảnh Thủ

(Nguồn: Công ty Dịch vụ và phát triển đô thị Quận 12)

II.4Xây dựng bản đồ Quản lý chất thải rắn sinh hoạt Quận 12 tỷ lệ 1:25.000

Từ bản đồ địa hình Quận 12 tỷ lệ 1:25000 tiến hành biên tập các lớp nội dung để làm nền cho bản đồ chuyên đề.

Cơ sở toán học: bản đồ địa hình được thành lập theo hệ quy chiếu và hệ toạ độ QG VN-2000 với các thông số sau:

- Hệ quy chiếu Elipsoid WGS – 84 với kích thước:

 Bán trục lớn: 6.378.137 m.

 Độ dẹp: 1/298, 257223563.

- Lưới chiếu bản đồ: Sử dụng lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc (hệ tọa độ UTM) với múi chiếu 30 có hệ số điều chỉnh tỷ lệ biến dạng chiều dài k0 = 0,9999.

- Kinh tuyến trục của Thành phố Hồ Chí Minh: 105o45’

- Tỷ lệ bản đồ nền được lựa chọn dựa vào kích thước, diện tích, hình dạng của đơn vị hành chính; đặc điểm của các yếu tố nội dung chuyên đề thể hiện trên bản đồ Quản lý chất thải rắn sinh hoạt Quận 12.

Các lớp nội dung trên bản đồ nền:

Lớp ranh giới hành chính: bao gồm

 Ranh giới xã: ranh giới các phường của Quận 12.

 Ranh giới huyện: ranh giới Quận 12 tiếp giáp với huyện Hóc Môn, quận Thủ Đức, quận Tân Phú, quận Bình Tân, quận Gò Vấp và quận Bình Thạnh.

Một phần của tài liệu “Đo đạc thành lập bản đồ địa chính xã Hàm Thắng, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận tỷ lệ 1:1000 và 1:2000”._ nội dung (Trang 27 - 60)