KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ III.1Kết luận

Một phần của tài liệu “Đo đạc thành lập bản đồ địa chính xã Hàm Thắng, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận tỷ lệ 1:1000 và 1:2000”._ nội dung (Trang 60 - 63)

- Phương pháp biểu đồ: là phương pháp khái quát số liệu thống kê bằng các biểu đồ theo các đơn vị hành chính Đồ hoạ cơ bản được dùng trong phương pháp này là biểu đồ

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ III.1Kết luận

III.1Kết luận

Đánh giá hiện trạng môi trường trên địa bàn Quận hiện nay, tình hình phát sinh chất thải thông qua các hoạt động sống và sản xuất của cư dân địa phương. Đây chính là những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và đời sống của người dân và làm suy giảm chất lượng môi trường đất, nước, không khí.

Tình trạng các khu công nghiệp và cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp thiếu sự đầu tư cho công tác xử lý chất thải do chi phí tốn kém nên xả trực tiếp ra môi trường, chúng lại nằm xen kẽ trong khu vực dân cư gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường xung quanh.

Hạ tầng kỹ thuật đô thị chưa hoàn chỉnh, tốc độ gia tăng dân số nhanh theo tỷ lệ gia tăng cơ học làm nảy sinh các vấn đề bất cập về mặt xã hội và vệ sinh môi trường đô thị.

Xây dựng được bản đồ quản lý chất thải rắn sinh hoạt Quận 12 tỷ lệ 1: 25000 và cơ sở dữ liệu về chất thải rắn sinh hoạt Quận 12 trên cơ sở ứng dụng GIS giúp đánh giá hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn và thấy được những ảnh hưởng nghiêm trọng của chất thải rắn sinh hoạt đến môi trường.

Sự phân bố vị trí của 2 bãi rác trung chuyển chỉ mới đáp ứng được một số tiêu chuẩn về thiết kế xây dựng bãi rác trung chuyển. Các điểm hẹn thu gom thiếu sự phân bố hợp lý gây ảnh hưởng đến giao thông và mỹ quan đô thị.

Chất thải rắn sinh hoạt được thu gom nhưng chưa có biện pháp phân loại tại nguồn (chỉ có chất thải y tế là có công tác phân loại tại nguồn được thực hiện tốt ) tạo áp lực cho việc xử lý và lãng phí tài nguyên chất thải rắn cho việc tái sinh, tái chế và tái sử dụng.

III.2Kiến nghị

Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đang được báo động nhưng hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt vẫn chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của các cơ quan chức năng có thẩm quyền và người dân địa phương. Do đó, để thực hiện tốt công tác quản lý môi trường và đưa bản đồ Quản lý chất thải rắn sinh hoạt Quận 12 vào sử dụng một cách có hiệu quả nhất đã đưa đến một số kiến nghị:

Do điều kiện kinh phí còn hạn chế chủ yếu phụ thuộc vào ngân sách Nhà nước nên cần lựa chọn mô hình quản lý phù hợp với nhu cầu thực tiễn của Quận 12.

Dữ liệu chất thải rắn sinh hoạt cần được cập nhật một cách thường xuyên nhằm đánh giá chính xác tình hình phát sinh chất thải rắn sinh hoạt của địa phương và đưa ra biện pháp quản lý hiệu quả nhất.

Thông tin về các bãi rác trung chuyển (diện tích, quy mô, công suất…) cần phải được thu thập đầy đủ và chính xác. Các bãi rác trung chuyển cần xây dựng thêm các công trình phụ (hệ thống xử lý khí thải, nước rỉ rác) để xử lý sơ bộ trước khi vận chuyển đến bãi chôn lấp nhằm đảm bảo các yêu cầu vệ sinh môi trường.

Quy hoạch hệ thống các trạm quan trắc môi trường bao gồm các trạm quan trắc môi trường nước mặt, nước ngầm, môi trường đất, môi trường khu công nghiệp và môi trường

đô thị để quan trắc các chỉ tiêu, phân tích, đánh giá mức độ ô nhiễm và giám sát môi trường. Trang bị thêm các thiết bị định vị tọa độ (GPS) các điểm quan trắc để thể hiện chính xác chúng trên bản đồ.

Phương tiện thu gom chất thải rắn sinh hoạt cần được hiện đại hóa, đảm bảo hoạt động thu gom diễn ra khép kín, bố trí thời gian thu gom hợp lý tránh gây ảnh hưởng đến môi trường và mỹ quan đô thị.

Tài Liệu Tham Khảo

1. Bài giảng Bản đồ học. Đặng Quang Thịnh. Bộ môn Công Nghệ Địa Chính. Trường Đại học Nông Lâm.

2. Bài giảng Tin học chuyên ngành. Th.S. Lê Ngọc Lãm. Bộ môn Công Nghệ Địa Chính. Trường Đại học Nông Lâm.

3. Báo cáo hiện trạng môi trường Quốc gia năm 2005. Bộ Tài nguyên và Môi trường. 2006. 4. .Giáo trình Quản lý chất thải rắn. GS-TS Trần Hiếu Nhuệ, TS. Ứng Quốc Dũng, TS. Trần Thị Kim Thái. Tập 1. Nhà Xuất bản Xây dựng. Hà Nội. 2001.

5. Giáo trình Quản lý chất thải rắn sinh hoạt. TS. Nguyễn Trung Việt, TS. Trần Thị Mỹ Diệu, Green Eye Environmental.Co. 2001

6. Giáo trình Bản đồ học chuyên đề. Trần Tấn Lộc, Lê Tiến Thuần. Nhà xuất bản ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh. 2004.

Bảng 1:

Một phần của tài liệu “Đo đạc thành lập bản đồ địa chính xã Hàm Thắng, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận tỷ lệ 1:1000 và 1:2000”._ nội dung (Trang 60 - 63)