Tình hình chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện VụBản từ năm 2007 đến tháng 10 năm

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp dịch bệnh truyền nhiễm thường gặp trên lợn (Trang 29 - 30)

làm đất hiện nay đã được cơ giới hoá và sự phát triển của giao thông, kết hợp với diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Tình hình dịch bệnh xảy ra ngày càng phức tạp. Số lượng chó, mèo cũng có chiều hướng giảm xuống do người dân chỉ nuôi chó, mèo với mục đích làm cảnh không mang tích chất thương mại dẫn tới số lượng giảm dần trong các năm.

Ngược lại cơ cấu đàn gia cầm, thuỷ cầm tại huyện tăng hàng năm. Năm 2007 chỉ 461000 con đến tháng 10 năm 2009 tăng lên 567500 con. Bởi vì năm 2007 do ảnh hưởng chung của dịch cúm gia cầm (H5N1) đã xảy ra ở nước ta gây thiệt hại rất lớn. Thị trường thức ăn chăn nuôi có nhiều biến động lớn giá cả tăng nhảy vọt. Đến năm 2008 do người dân nhận thức được tình hình dịch bệnh truyền nhiễm và có nhiều thông tin về dịch bệnh cúm gia cầm (H5N1). Đã đưa ra nhiều biện pháp phòng bệnh làm giảm thiểu các thiệt hại do dịch bệnh gây ra. Nhưng thị trường thức ăn chăn nuôi vẫn chưa ổn định, không tìm được đầu ra cho sản phẩm. Dẫn tới cơ cấu đàn gia cầm tăng nhưng với số lượng khiêm tốn nhằm tận dụng diện tích đất ao hồ được thiên nhiên ban tặng. Cơ cấu đàn gia súc nói chung và đàn lợn nói riêng tại huyện có số lượng giảm dần theo năm.

4.2.2. Tình hình chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Vụ Bản từ năm 2007 đến tháng 10 năm 2009 đến tháng 10 năm 2009

Qua bảng 4.2 cơ cấu đàn lợn của huyện có chiều hướng giảm từ năm 2007có 38261con, năm 2008 giảm còn 35764 con đến năm 2009 chỉ còn 29200 con. Trong khoảng thời gian này trên địa bàn huyện đã xảy ra đại dịch tai xanh (PRRS) vào năm 2007 và 2008 buộc phải tiêu huỷ hàng trăm con lợn. Nền kinh tế bị ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu làm giá thức ăn chăn nuôi và con giống tăng cao. Nhưng ngược lại thị trường tiêu thụ sản

phẩm gặp nhiều khó khăn thường bị lái buôn ép giá tạo ra tâm lý lo sợ cho người chăn nuôi. Ngoài ra chăn nuôi lợn vẫn mang tính tự cung cấp, nhỏ lẻ theo hướng tận dụng. Nên 4 bệnh đỏ vẫn xảy ra, đặc biệt các bệnh PTHL, THTL,… vẫn làm thiệt hại rất nặng nề cho ngành chăn nuôi lợn tại huyện. Bảng 4.2. Cơ cấu đàn lợn nuôi trong giai đoạn 2007 đến tháng 10 năm 2009 trên địa bàn huyện Vụ Bản.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp dịch bệnh truyền nhiễm thường gặp trên lợn (Trang 29 - 30)