5.1. Kết luận
Thông qua kết quả điều tra và những kết quả thu được chúng tôi rút ra một số kết luận sau.
* Tỷ lệ phòng bệnh bằng vacxin cho đàn lợn còn thấp.
* Tình hình chăn nuôi tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định có chiều hướng giảm dần theo năm. Chăn nuôi tại địa phương vẫn mang tính tự cung tự cấp, nhỏ lẻ phân tán để tận dụng phụ phẩm dư thừa dẫn tới hiệu quả không cao. * Tại huyện các bệnh truyền nhiễm vẫn xảy ra lẻ tẻ đặc biệt là 4 bệnh đỏ của lợn là: dịch tả lợn, tụ huyết trùng lợn, phó thương hàn lợn gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi lợn. Lợn trên 2 tháng tuổi thường mắc 4 bệnh đỏ cao nhất. Tỷ lệ biểu hiện các triệu chứng, bệnh tích điển hình của 4 bệnh đỏ thấp - Đối với bệnh DTL xảy ra quanh năm và trong mọi điều kiện thời tiết tỷ lệ mắc bệnh ở các xã thuộc các vùng khác nhau của huyện cũng có sự khác nhau. Trong đó tỷ lệ mắc bệnh DTL cao nhất là xã Thành Lợi, đặc biệt tỷ lệ mắc bệnh cao nhất vào tháng 10 là 2,08% còn thấp nhất xã Minh Tân là 0,76%. Tỷ lệ mắc bệnh DTL cao nhất ở lứa tuổi lợn từ 2 – 4 tháng tuổi là 62,50% và thấp nhất ở lợn nái là 5,00%. Tỷ lệ tử vong do bệnh DTL rất cao 77,50%. Điều trị bệnh bằng kháng sinh không hiệu quả còn tiêm phòng bằng vaccin cho hiệu quả rất cao.
- Bệnh PHTL có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất trong số 4 bệnh đỏ do không được phòng bằng vaccin, tỷ lệ mắc bệnh PHTL tăng dần từ tháng 7 đến tháng 10. Xã Thành có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là 5,90% và xã Minh Tân có tỷ lệ mắc bệnh thấp nhất là 3,02%. Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất ở lứa tuổi 2 – 4
tháng tuổi 46,27% và thấp nhất ở lợn nái 3,48 %. Tỷ lệ lợn tử vong vì bệnh PTHL cao nhất ở xã Hợp Hưng 54,90% và thấp nhất xã Trung Thành 29,72%. Điều trị bệnh bằng kháng sinh và tiêm phòng bằng vaccin cho hiệu quả vừa phải.
- Khi điều tra bệnh THTL chúng tôi nhận thấy tỷ lệ mắc bệnh có xu hướng giảm dần từ tháng 7 là 2,79% đến tháng 10 chỉ còn 1,47%. Tỷ lệ mắc bệnh THTL cao nhất ở lứa tuổi > 4 tháng tuổi 51,20% và thấp nhất ở lợn con theo mẹ 8,80%. Điều trị bằng kháng sinh cho hiệu quả cao nếu kịp thời còn tiêm phòng bằng vaccin cho hiệu quả vừa phải.
- Bệnh ĐDL vẫn xảy ra lẻ tẻ nhưng có tỷ lệ tử vong thấp nhất trong 4 bệnh đỏ. Điều trị bệnh bằng kháng sinh và tiêm phòng bằng vaccin cho hiệu quả cao. Tỷ lệ mắc bệnh ĐDL cao nhất ở lứa tuổi > 4 tháng tuổi 45,39% và thấp nhất lợn nái 5,52%. Các triệu chứng, bệnh tích thường biểu hiện không điển hình trên lợn mắc bệnh
5.2. Đề nghị
• Các cấp, ban ngành có liên quan đặc biệt là Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn, Trung tâm khuyến nông phối hợp với ngành thú y để có những lớp tập huấn chuyển giao công nghệ cho bà con chăn nuôi.
• Quy hoạch, định hướng để chăn nuôi tập trung theo quy mô lớn và phải thành lập ra các hội chăn nuôi để hạn chế dịch bệnh xảy ra.
• Nâng cao hiệu quả hoạt động của thú y cơ sở, nhanh chóng chẩn đoán điều trị bệnh kịp thời. Tăng cường kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm dịch động vật và đẩy mạnh xây dựng vùng an toàn dịch bệnh trên địa bàn huyện.
• Để tăng tỷ lệ tiêm phòng chính quyền địa phương cần có chế tài xử phạt riêng. Tăng cường công tắc tuyên truyền vận động nhằm nâng cao ý thức của người chăn nuôi.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA QUÁ TRÌNH THỰC TẬP GIA ĐOẠN I TỪ THÁNG 7 ĐẾN THÁNG 11 NĂM 2009 TẠI