Định hướng xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty hóa chất - Bộ Thuơng mại (Trang 45 - 47)

III. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty và phương

3. Phương hướng phát triển của Công ty trong vài năm tới

3.1. Định hướng xuất nhập khẩu

Về xuất khẩu

Thị trường xuất khẩu ngày càng có ý nghĩa quan trọng đối với sự tăng trưởng doanh số bán của Công ty trong những năm tới đồng thời góp phần thực hiện mục tiêu chuyển dịch kinh tế theo hướng xuất khẩu tăng.

Mục tiêu dề ra cho giai đoạn 2001-2005 đạt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng năm từ 12-20%, đưa tỉ trọng giá trị xuất khẩu trong tổng doanh số bán từ 5,6% lên 8%vào năm 2005.

Để thực hiện mục tiêu trên cần đầu tư mạnh vào công tác mở rộng thị trường xuất khẩu và phát triển mặt hàng xuất khẩu. Giữ vững và phát triển thị trường hiện có đặc biệt là thị trường Trung Quốc. Duy trì khối lượng mặt hàng xuất khẩu như: quặng crômit giữ mức từ 10000-15000 tấn ở các năm rừ 2002 đến 2005 và cau su từ 1200 tấn lên 2200 tấn vào năm 2005. Ngoài ra còn đẩy mạnh xuất khẩu một số mặt hàng như: dầu dừa, than gáo dừa…Tiếp

tục khảo sát để thâm nhập vào thị trường Nhật Bản thông qua quan hệ mậu dịch chính thống nhà nước và quan hệ hiệp hội phi chính phủ.

Tập trung cán bộ có năng lực để hình thành bộ phận chuyên trách phát triển các thị trường mới, trước mắt là thị trường Châu á (Lào, Singapo) Châu Âu và Mỹ.

Tích cực tìm kiếm bạn hàng để xuất khẩu các mặt hàng là thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam như: nông lâm sản và khoáng sản.

Phát triển kinh doanh dịch vụ về thương mại: tạm nhập tái xuất và chuyển khẩu giữa Trung Quốc và các nước khác.

Nắm chắc thông tin về cung-cầu và giá cả ở thị trường trong nước và thị trường tiêu thụ ở nước ngoài.

Về nhập khẩu

Nâng cao năng lực điều hành nhập khẩu trên cơ sở chọn lọc mặt hàng vvà thị trường để đảm bảo nguồn hàng đầy đủ, đồng bộ và kịp thời, chất lượng và giá cả phù hợp với trình độ công nghệ sản xuất trong nước.

Mục tiêu đề ra giai đoạn 2001-2005 là duy trì lượng hàng nhập khẩu chiếm tỉ trọng 80-85%tổng giá trị mua, trong đó hàng nhập từ Trung Quốc chiếm 40-45%. Mặt hàng chủ yếu là NaOH, Na2CO3, nhóm muối vô cơ, nguyên liệu sản xuất phân bón, bột màu, kim loại. Ngoài ra cần chú ý phát triển các nguồn nhập khẩu từ Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản và các nước ASEAN đối với các mặt hàng:chất dẻo, phụ liệu dẻo, cao su tổng hợp, phụ liệu cao su.

Tìm hiểu và khảo sát một số mặt hàng nhập khẩu từ thị trường Nga, Châu Âu trên cơ sở bảo đảm về thời gian tiến độ giao hàng và hiệu quả. Người nhập khẩu phải nắm vững hàng nhập về bán cho đối tượng nào và sản phẩm nào là chủ yếu để quyết định lượng tăng giảm theo từng thời điểm. Chủ động tìm đối tác có thế mạnh từng mặt hàng để đàm phán mua theo phương thức đại lý độc quyền.

Một phần của tài liệu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty hóa chất - Bộ Thuơng mại (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)