thuộc viện Tavistock đã chỉ ra rằng hệ thống lao động có thể được hình dung trong tổng thể của nó. Lao động của cá nhân không còn là một đơn vị thích đáng để phân tích: cần phải chú trọng vào lao động nhóm. Lao động cũng có thể được điều hòa thông qua nhóm hơn là người giám sát. Điều này góp phần dần “xóa bỏ bộ máy quan liêu” của các tổ chức/doanh nghiệp đã dần dần tích lũy thành những chu trình giám sát. Khả năng đảm nhận nhiều vai trò của người lao động trong nhóm khiến tổ chức có được sự đa năng trong lao động và người lao động có khả năng thích nghi tốt nhất với tổ chức. Như vậy, cá nhân không còn được nhìn như là phần phụ của máy móc nữa mà hỗ trợ cho máy móc (Trist, 1981: 9).
Hướng tiếp cận kĩ thuật - xã hội
Sự cải cách trong nhóm lao động khiến việc tổ chức lao động trở nên phức tạp hơn và gắn liền với ba biến đổi sau: mở rộng, đa dạng hóa và luân chuyển các vai trò.
Đơn vị để xác định các vị trí lao động là một nhóm những nhiệm vụ ít nhiều mang tính cá nhân và quản lý việc bổ nhiệm tỏ ra nhẹ nhàng hơn nhiều.
Thực tế, cách thức tổ chức lao động của các nhóm có thể biến đổi tùy theo các trách nhiệm và mức độ tự chủ của nhóm so với sự kiểm soát và phần còn lại trong tổ chức lao động.
Nhóm bán tự chủ là một nhóm tự chủ dựa trên sự giám sát và nhóm những nhiệm vụ phải làm.
Có thể lấy ví dụ là nhóm này với đặc điểm kể trên, không thể làm việc theo dây chuyền lắp ráp. Thuật ngữ “nhóm lao động bán tự chủ” được dùng để chỉ bất cứ loại hình tổ chức lao động nào theo nhóm.
Tính tự chủ thực tế là một khái niệm được mượn để giải thích.
Về mặt lý thuyết, trong nhóm bán tự chủ, chỉ những mục tiêu sản xuất do người quản lí xác định, cái còn lại do những thành viên trong nhóm tự động điều hành.
Kết luận
QLNNL phải được nhìn theo quan điểm phê phán và không ngừng vận động, chứ không phải theo quan điểm phổ quát và chuẩn tắc cho rằng QLNNL có thể có “Công thức tối ưu”.
Khái niệm QLNNL đánh giá đã vận động biến đổi theo thời gian; Từ mối quan hệ giữa người lao động và máy móc, người ta hướng người lao động tham gia vào việc quyết định. Và họ có thể cùng chia sẻ các mục tiêu của doanh nghiệp.
Trong cách thức QLNNL, tổ chức/doanh nghiệp cần phải quan tâm đến những yếu tố: sự thay đổi về hình ảnh người LĐ và sự khác nhau về động cơ lao động của.
CHÚ Ý: ba thời kì lớn tương ứng với ba phương thức quản lí khác nhau không cần phải nối tiếp nhau một cách tuyến tính về mặt thời gian.