Hướng tiếp cận chuyên môn - xã hội, bắt nguồn từ trường phái nhân văn, cho rằng nhóm là đơn vị căn bản của cả tổ chức.
Ở thí nghiệm của Hawthone, ông tìm hiểu hoạt động của những nhóm nhỏ phi chính thức. Ngược lại, theo cách tiếp cận chuyê n môn xã hội, nhóm cần phải được cấu trúc hóa trong lao động.
Theo hướng tiếp cận này, có thể đạt được sự tối ưu trong tổ chức mang tính chuyên môn và cần phải nghiên cứu những nhu cầu xã hội của người lao động trong tổ chức/doanh nghiệp.
Việc tổ chức lao động không không chú trọng vào công nghệ như trước nữa mà quan tâm tới việc đáp ứng nhu cầu của người lao động.
Phân chia lao động một cách khoa học và tổ chức vận hành theo kiểu quan liêu không còn mang tính tuyệt đối.
Hướng tiếp cận kĩ thuật - xã hội
Hướng tiếp cận chuyên môn xã hội có nguồn gốc từ những năm 1950 và liên quan đến công việc quan sát mỏ than Haighmoor ở Anh của những nhà nghiên cứu ở viện Tavistock (Trist, 1981).
Cùng với việc đổi mới công nghệ để cải thiện độ chắc chắn của các bức tường trong mỏ than, lao động đã được phân chia thành các nhóm nhỏ để làm việc.
Theo các nhà nghiên cứu, những nhóm nhỏ này hoạt động một cách rất tự chủ, trao đổi lẫn nhau về vai trò và quản lý phần lớn công việc dưới một sự giám sát tối thiểu.
Sự hợp tác giữa các nhóm trong công việc cũng như trách nhiệm đối với lao động đã được đẩy mạnh.
Mức độ nghỉ việc rất thấp, các tai nạn nghiêm trọng hiếm khi xảy ra năng suất lao động tăng lên (Trist, 1981: 8).
Các nhà nghiên cứu ở viện Tavistock phát hiện ra mối quan hệ mới giữa hệ thống kĩ thuật và hệ thống xã hội. Từ đó, họ nhận ra cần phải nghiên cứu sự phụ thuộc lẫn nhau giữa hai thành tố này.
Hướng tiếp cận kĩ thuật - xã hội