Các giải pháp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện các hoạt động Marketing của sản phẩm Lốp ô tô Việt Nam (Trang 63 - 64)

C. CÁC GIẢI PHÁP

5.3. Các giải pháp

1. Phương thức định giá:

Chuyển sang phương thức định giá theo giá trị sản phẩm. Dựa trên những giá trị dự định chuyển đến khách hàng, các doanh nghiệp tiến hành định giá bán cho sản phẩm của mình điều này cũng có nghĩa là định giá cả theo lượng giá trị thu được trong quá trình khách hàng sử dụng sản phẩm. Giá trị mà doanh nghiệp muốn cung cấp cho khách hàng bao gồm:

- Lợi ích mà sản phẩm mang lại cho khách hàng (tính năng của sản phẩm, chất lượng của sản phẩm, hiệu quả sử dụng sản phẩm…).

- Những dịch vụ hỗ trợ, các hoạt động làm tăng giá trị gia tăng cho khách hàng trong quá trình sử dụng sản phẩm.

- Hình ảnh, vị thế của thương hiệu định vị trong tâm trí khách hàng.

Khi đó giá bán của sản phẩm dựa trên các khoản sau:

- Chí phí để tạo ra những lợi ích, tính sáng tạo của sản phẩm cung cấp cho khách hàng (chi phí nghiên cứu thiết kế + chi phí triển khai sản xuất + chi phí các yếu tố sản xuất + lợi nhuận dự tính)

- Chi phí để doanh nghiệp thực hiện bảo hành, các dịch vụ hỗ trợ, tạo giá trị gia tăng cho khách hàng.

- Giá trị của thương hiệu sản phẩm mà doanh nghiệp muốn khách hàng cảm nhận trong tâm trí của họ khi có được sản phẩm.

- Uy tín của doanh nghiệp và quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp.

Quá trình thực hiện phương thức định giá trên, các Doanh nghiệp cần:

- Phải hiểu rõ chuỗi giá trị của khách hàng trong tiêu dùng sản phẩm lốp ôtô qua từng thời kỳ và cách để thỏa mãn chuỗi giá trị đó của khách hàng. (chuỗi giá trị hiện nay là: chất lượng > giá > các dịch vụ hậu mãi > các chính sách khuyến mãi) - Các giá trị gia tăng, lợi ích mà doanh nghiệp muốn chuyển tải cho khách hàng

phải được khách hàng cảm nhận được, nhận thức được và có thể đánh giá được.

Vì thế các Doanh nghiệp cần lưu ý:

- Phải luôn đo mức giá trị tăng lên thông qua các khách hàng mục tiêu.

- Phải luôn so sánh giá trị và dịch vụ của sản phẩm cung cấp với giá trị và dịch vụ của sản phẩm ngoại nhập.

- Tất cả các chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để cung cấp lợi ích, tạo giá trị gia tăng cho khách hàng bởi sản phẩm của mình phải < giá trị mà khách hàng cảm nhận được khi sử dụng sản phẩm.

- Việc định giá theo giá trị của sản phẩm cần được thực hiện sau hoạt động định vị sản phẩm.

2. Một số đề xuất nhằm làm giảm giá thành sản phẩm.

- Tăng cường sự phối hợp giữa các bộ phận vật tư, bán hàng, kế hoạch và sản xuất nhằm thực hiện việc quản trị nguồn cung ứng một cách hiệu quả, có kế hoạch dự trữ và đặt mua nguyên vật liệu, lượng tồn kho thành phẩm hợp lý nhằm đảm bảo về mặt tiến độ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm (không bị tồn kho nhiều gây ứ đọng vốn; không bị thiếu hụt làm cho sản xuất bị gián đoạn, không đáp ứng nhu cầu thị trường kịp thời), chất lượng lẫn các khoản chi phí.

- Tiến hành nghiên cứu, triển khai và vận dụng phương thức quản lý JIT vào trong quá trình sản xuất nhằm vận dụng tối ưu công suất máy, năng suất của lao động đồng thời giảm lượng vốn bị tồn đọng trong bán thành phẩm, thành phẩm.

- Nghiên cứu, triển khai sản xuất các sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật, chất xám cao để giảm áp lực của chi phí nguyên vật liệu trong cơ cấu giá thành.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện các hoạt động Marketing của sản phẩm Lốp ô tô Việt Nam (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)