Hội đồng quản trị Giám đốc điều hành
2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG VÀ TIÊU THỤ CỦA CÔNG TY
THỤ CỦA CÔNG TY
Do quy mô và xu hướng hoạt động của Công ty chủ yếu tập chung vào hai thị trường tiêu thụ sản phẩm chính là: Hệ thông PCCC và hệ thống bảo vệ an ninh nên việc phân tích, đánh giá chủ yếu qua hai hệ thông chính này.
2.2.1.Thực trạng về hệ thông phòng cháy chữa cháy (PCCC) và bảo vệ an ninh (BVAN) ở việt Nam và vai trò của Công ty.
2.2.1.1.Thực trạng chung về thị trường PCCC và BVAN nước ta
* Thực trạng về thị trường phòng cháy chưa cháy ở Việt Nam
Khi thị trường Việt Nam mở cửa hội nhập với AFTA, APEC, và quan hệ song phương Việt – Mỹ mở ra, gia nhập WTO, các doanh nghiệp trong nước sẽ không đủ sức cạnh tranh, có nguy cơ phá sản hàng loạt. Nguyên nhân ở đây một phần bởi lẽ trước đây hàng hoá trong nước được Nhà nước bảo hộ bằng chính sách đánh thuế hàng nhập khẩu nên không có điều kiện cạnh tranh cọ sát với hàng hoá nước ngoài và một phần lớn khác nữa là do công nghệ tổ chức quản lý kinh doanh, trình độ tay nghề còn hạn chế, máy móc còn hạn chế làm ảnh hưởng và tác động lớn tới nền kinh tế nước ta.
ninh quốc gia được giữ vững; trật tự xã hội được đảm bảo; tăng trưởng kinh tế luôn duy trì ở mức cao; đời sống người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao; hàng loạt các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế tập trung được xây dựng và đi vào sản xuất có hiệu quả. Nền kinh tế nhiều thành phần với các loại doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ hoạt động trong nhiều lĩnh vực, ở khắp các địa bàn trong cả nước được phát triển hết sức năng động trong một cơ chế thông thoáng đã làm cho diện mạo đất nước đổi thay nhanh chóng. Tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ trên diện rộng với các khu đô thị mới, hiện đại được hình thành với các tòa nhà cao tầng có kiểu dáng kiến trúc đặc sắc, các trang thiết bị kỹ thuật và trang bị nội thất sang trọng, hiện đại được xây dựng, hoàn thành và đưa vào sử dụng. Đời sống của đại bộ phận người dân, nhất là khu vực thành thị được nâng cao dẫn đến nhu cầu sử dụng điện, xăng dầu, khí đốt hóa lỏng và các vật dụng điện tử ngày một tăng. Chính từ đó luôn tiềm ẩn các điều kiện, yếu tố, nguyên nhân phát sinh cháy, nổ và gây nên các vụ cháy lớn.
Theo số liệu thống kê đã được công bố, trong 10 năm gần đây (từ 2000 - 2009) trong phạm vi cả nước xảy ra hơn 23.000 vụ cháy, nổ, làm chết 713 người và 1.820 người khác bị thương, thiệt hại trực tiếp về vật chất trị giá gần 3.000 tỷ đồng, ngoài ra cháy còn thiêu hủy hơn 65.000 hécta rừng. Riêng trong năm 2009, cả nước xảy ra 1.948 vụ cháy và 18 vụ nổ làm chết 78 người, bị thương 187 người, thiệt hại tài sản ước tính 500 tỷ đồng và 1.373 ha rừng. Thực trạng nhức nhối trên đây đang là nỗi lo của toàn xã hội, là thảm hoạ không thể coi thường và là một thách thức lớn trong năm 2010 và là năm cuối cùng của kế hoạch phát triển kinh tế 2000-2010.
Đảng và Nhà nước đã khẳng định phát triển khoa học và công nghệ cùng với phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước là điều cốt lõi của một nước phát triển. Trong lĩnh vực công tác phòng cháy chữa cháy, trên cơ sở xác định PCCC là một trong những công tác đặc biệt quan trọng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Bộ Công an đã chỉ đạo lực lượng PCCC triển khai nghiên cứu và hoàn thành đưa vào ứng dụng nhiều đề tài, dự án có chất lượng. Một số công trình nghiên cứu ứng dụng
các biện pháp, quy trình, quy phạm PCCC, bảo vệ môi trường, được ứng dụng ở nhiều lĩnh vực đời sống xã hội như: Những căn cứ khoa học tổ chức đội PCCC cơ sở; nghiên cứu xây dựng hệ thống chữa cháy không phá huỷ tầng ôzôn với vật liệu mới như Nitrogen, FM200; xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về trụ nước chữa cháy; các phương án mẫu trong PCCC chợ ở Việt Nam; xây dựng mạng báo cháy thông minh kết nối từ cơ sở đến trung tâm chỉ huy PCCC v.v… Các đề tài nghiên cứu đều có giá trị thực tiễn cao, được ứng dụng và mang lại những hiệu quả thiết thực, góp phần nâng cao hiệu quả công tác PCCC, kiềm chế cháy nổ xảy ra, góp phần phát triển kinh tế đất nước, bảo vệ cuộc sống bình yên cho nhân dân. Tuy nhiên, trong lĩnh vực PCCC nói riêng vẫn ở điểm xuất phát thấp, cơ sở vật chất kỹ thuật và trang bị phương tiện còn thiếu và lạc hậu, đội ngũ cán bộ khoa học mỏng và yếu về trình độ, năng lực, đầu tư cho khoa học kỹ thuật và công nghệ chưa tương xứng, sản phẩm khoa học kỹ thuật và công nghệ tạo ra còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng. Hiện nay, hàng năm chúng ta vẫn đang phải chi ra những khoản ngoại tệ rất lớn để nhập khẩu các loại phương tiện, thiết bị PCCC vì hầu hết các trang thiết bị PCCC mà chúng ta đang sử dụng là nhập từ nước ngoài. Những tồn tại đó, trước hết, thuộc về trách nhiệm của các cấp, ngành trung ương, ban bộ ngành quản lý và của toàn xã hội. *Thực trạng về thị trường bảo vệ an ninh ở Việt Nam
Thời gian gần đây, nhu cầu sử dụng các thiết bị an ninh, an toàn của nhiều cơ quan, doanh nghiệp nước ngoài và một số công ty trong nước ngày càng tăng. Các thiết bị báo trộm và báo cháy không dây đang được ưu chuộng. Về camera quan sát, chủng loại thường được chọn mua bao gồm camera trần lắp tại siêu thị, văn phòng; camera chuyên nghiệp gắn ống kính lắp tại cơ quan nhiều người, hành lang, khu vực công cộng; camera hồng ngoại màu lắp tại bãi giữ xe, kho hàng, cổng ra vào nhàmáy. Hiện nay, dịch vụ bảo vệ cho các tập đoàn lớn đang hút khách. Họ chấp nhận giá cao nhưng yêu cầu chất lượng dịch vụ tốt và các điều khoản về rủi ro đi kèm rất chặt chẽ. Trong khi đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhà hàng, quán cafe, khu vui chơi
giải trí... cần dịch vụ bảo vệ có chất lượng bảo đảm nhưng với giá cạnh tranh. Loại hình dịch vụ cho lớp đối tượng này tuy không chuyên nghiệp nhưng cũng giúp họ không phải đau đầu giải bài toán nhân viên bảo vệ là một số người quen thiếu trách nhiệm nhưng khó sa thải vì vướng các điều khoản hợp đồng lao động. Một loại hình nữa tuy không phổ biến nhưng cũng có đất phát triển là dịch vụ của một số công ty lớn kinh doanh đa ngành nghề tự thành lập doanh nghiệp bảo vệ để phục vụ chính công ty con của họ. . Trong tương lai, thị trường dịch vụ bảo vệ an ninh vẫn phát triển nhưng sẽ có một khoảng thời gian rơi vào giai đoạn đồ thị hình sin đi xuống, bởi nhiều yếu tố, trong đó có một số yếu tố chính tác động như nhân sự chuyên nghiệp, rủi ro, cạnh tranh, nhu cầu ngày càng cao của khách hàng... Sau đó, doanh nghiệp nào duy trì đúng hướng sự phát triển của mình sẽ tiếp tục tồn tại và phát triển.Nhin chung, đây cũng là một lĩnh vực mới đòi hỏi phải có thời gian dai mới phát triển mạnh được.
Theo nhận định của bà Echo Lin – Giám đốc Triển lãm Tập đoàn A&S, chuyên về tổ chức các sự kiện an ninh hàng đầu khu vực châu Á. Theo đó, thị trường thiết bị bảo vệ an ninh (BVAN) và phòng cháy chữa cháy (PCCC) trong năm 2009 ở Việt Nam có khả năng tăng trưởng từ 30- 200%. Đặc biệt vào năm 2010, thiết bị quan sát bằng màn hình có thể được tiêu thụ với doanh số khoảng 100 triệu USD. Cơ sở để bà Echo Lin đưa ra nhận định trên là do Việt Nam đang đầu tư mạnh cho cơ sở hạ tầng như hệ thống tàu điện ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, đường cao tốc, sân bay, cảng biển, hàng không, ngân hàng, tòa nhà thông minh, trung tâm thương mại… cần sử dụng nhiều thiết bị an ninh, an toàn, thiết bị PCCC hiện đại. Nhìn chung thị trường Việt Nam đang có tiềm năng phát triển cao.
*Thực trạng về thị trường các nhà cung cấp
Thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, đất nước ta đã thu được những thành tựu to lớn và đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới. Cùng với những thời cơ và thách thức trong phát triển kinh tế - xã hội, cũng như các lĩnh vực khác PCCC và BVAN cũng đưng trước những cơ hội tiếp cận với các thiết bị hiện đại và tiên tiến nhất hiện nay đồng thời đó cũng là thách thức trong việc lựa chọn, tiếp cận và đòi hỏi phải có một trình độ cao hơn để có thể sử dụng được.Thị trường cung cấp sản phẩm hiện nay rất đa dang và nhiều chủng loại chủ yếu do các nước tiên tiến sản xuất có thể khể đến các hãng cung cấp như: Pentax, Ebara, Tohatsu, Lombardini, Panasonic, Bosch, Kocom,…
Một số Công ty phân phối và kinh doanh các sản phẩm PCCC và BVAN ở Việt Nam hiên nay như:Công ty cổ phần Bình An, Công ty cổ phần an ninh Hợp Lực, Công ty trách nhiêm hưu hạn thiết bị bảo vệ Khải Hoàn,……
Do vậy, tính cạnh tranh trên thị trường ngày càng cao và các công ty phải tìm mọi cách để đẩy mạnh hiệu quả sản xuất kinh doanh để có thể đứng vững và phát triển trên thị trường.
2.2.1.2.Vai trò của Công ty
Thị trường thiết bị về phòng cháy chữa cháy và bảo vệ an ninh ở Việt Nam đánh gía là đầy tiềm năng, có khả năng phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Cùng với sự phát triển đi lên của thị trường, số lượng các nhà cung cấp máy móc thiết bị sẽ ngày càng tăng lên cả về số lượng và về lĩnh vực phục vụ. Do vậy, khách hàng sẽ ngày càng được thoả mãn tối đa nhu cầu của mình. Tuy nhiên, kinh tế thị trường luôn có những mặt trái của nó. điều này có nghĩa là, bên cạnh những nhà cung cấp chính dành luôn cung cấp cho khách hàng và thị trường những sản phẩm luôn hội tụ đầy đủ các yếu tố về chất lượng, chủng loại và các dịch vụ toàn diện kèm theo từ đó xây dựng uy tín của mình dựa trên sự tín nhiệm và độ thoả dụng của khách hàng về sản phẩm, còn có không ít các nhà cung cấp khác dùng những thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh, lợi dụng sự thiếu hụt thông tin thị trường của khách hàng mà cung cấp ra thị trường những sản phẩm kém chất lượng xâm hại to lớn tới lợi ích của khách hàng.
Là một nhà cung cấp, lắp đặt thi công, tư vấn thiết kế có uy tín trên thị trường PCCC và BVAN, Công ty Cổ phần tư vấn thiết kế và chuyên giao công nghệ luôn cung cấp,lắp đặt thi công và tổ chức thi công đúng tiến độ đảm bảo chất lượng, kiểu dáng, đảm bảo đúng chỉ tiêu và phục vụ tận tình theo yêu cầu của đối tác khách hàng với dịch vụ toàn diện bao gồm trước, trong và sau khi hoàn thiện thi công nên Công ty ngày cang được nhiều khách hàng tin tưởng và dần khẳng định uy tín và thương hiệu của mình trên thị trường. Với vị trí là một trong những Công ty ứng dụng, phân phối, triển khai nhanh chóng và hợp tác cùng một số nhà Công ty khác tạo nên một thị trường PCCC và BVAN Việt Nam phát triển lành mạnh và vững chắc. Tuy nhiên, để vai trò này của Công ty phát huy hết hiệu quả thì cần phải có một nhân tố vô cùng quan trọng khác, đó là việc hỗ trợ bằng các chính sách, luật pháp và sự khuyến khích từ phía Nhà nước.
Trong mấy năm vừa qua, PCCC và đang là vấn đề nhức nhối và là mối quan tâm của nhiều người, Nhà nước đã có những bước tiến đáng kể trong việc hỗ trợ tài chính song so với PCCC của nhiều nước tiên tiến trên thế giới thì Việt Nam còn rất mỏng manh, chắp vá và ở tầm rất thấp so với thế giới theo đánh giá của nhà chuyên gia.Còn về thiết bị bảo vệ an ninh còn là điều mới mẻ và chưa thược sự phát triển ở nước ta nhưng theo đánh giá của bà Echo Lin – Giám đốc Triển lãm Tập đoàn A&S, chuyên về tổ chức các sự kiện an ninh hàng đầu khu vực châu Á. Theo đó, thị trường thiết bị an ninh, an toàn sẽ là lĩnh vực phát triển mạnh trong tương lai không xa. Và vì vậy, vai trò đẩy mạnh sự phát triển đi nên của các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trên lĩnh vực PCCC và BVAN trở nên quan trọng hơn bao giờ hết và Công ty Cổ phần tư vấn thiết kế và chuyên giao công nghệ đã và đang ngày càng phát triển và cung cấp cho các thị trường Việt Nam những giải pháp, thiết bị có công nghệ tiên tiến và hiện đại hàng đấu của thế giới, giúp cho khách hàng tối đa hoá được ưu thế của công nghệ mới trong quá trình sử dụng theo yêu câù của mình
2.2.2.Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty
Kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp luôn phản ánh chính sác các mặt hoạt động của Công ty. Dựa vào đó ta có thể đánh giá được Công ty làm ăn lỗ hay lãi, hiệu quả hay không. Mỗi doanh nghiệp sẽ dựa vào đó để có những kế hoạch củng như phương hướng phát triển cho năm tiếp theo, là nguôn cung cấp quan trọng trong việc củng cố và mở rộng thị trường tiêu thụ của Công ty.
Sau đây ta sẽ có bảng đánh giá kết quả hoạt động củ Công ty ( Bảng 2.1):
Bảng 2.1: Các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh.
Đơn vị: nghìn đồng VND Chỉ tiêu 2006 2007 2008 So sánh 2007-2006 So sánh 2008-2007 Số tiền % Số tiền % 1.Tổng số tài sản có 4.723.254 4.343.914 6.917.459 -379.340 -8.03 2.573.545 59.24 2.Tài sản có lưu động 4.350.690 4.084.291 6.736.230 -266.399 -6.12 2.651.939 64.93 3.Doanh thu trước thuế 3.109.211 3.778.246 5.993.021 669.035 21.52 2.214.775 58.62 4.Tổng số tài sản nợ 4.723.254 4.342.914 6.917.459 -389.340 -8.03 2.573.545 59.24 5.Tài sản nợ lưu động 3.293.318 2.905.524 5.460.116 -387.794 -11.78 2.554.592 87.82 6.Tổng chi phí 3.038.374 3.702.273 5.902.522 663.899 21.85 2.200.249 59.43 7.Lợi nhuận trước thuế 70.837 75.973 90.499 5.136 7.25 14.526 19.12 8.Lợi nhuận sau thuế 51.002 54.701 71.568 3.699 7.25 16.867 30.83
Lợi nhuận là tiêu thức đánh giá hiệu quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Có thể nói lợi nhuận vừa là mục tiêu vừa là động lực của bất kỳ doanh nghiệp nào trong nền kinh tế thị trường. Thông qua mức tăng trưởng của lợi nhuận ta càng khẳng định sự phát triển của Công ty.
Năm 2006 doanh thu của Công ty là 3.109.211 nghìn đồng.
Năm 2007 doanh thu của Công ty là 3.778.246 nghìn đồng với tỷ lệ tăng 21.52% so với năm 2006 tương ứng với 669.035 nghìn đồng
Năm 2008 doanh thu của Công ty là 5.993.021 nghìn đồng với tỷ lề tăng 58.62% so với năm 2007 tương ứng với 2.214.775 nghìn đồng.
Chi phí năm 2006 là 3.038.374 nghìn đồng.
Chi phí năm 2007 là 3.702.273 nghìn đồng với tỷ lệ tăng là 21.85% so với năm 2006 tương ứng là 663.899 nghìn đồng
Chi phí năm 2008 là 5.902.522 nghìn đồng với tỷ lệ tăng là 59.43% so với năm 2007 tương ứng là 2.200.249 nghìn đồng.
Lợi nhuận sau thuế năm 2006 là 51.002 nghìn đồng
Lợi nhuận sau thuế năm 2007 là 54.701 nghìn đồng với tỷ lệ tăng là 7.25% tương ứng là 3.699 nghìn đồng.
Lợi nhuận sau thuế năm 2008 là 71.568 nghìn đồng với tỷ lệ tăng là 30.83% tương ứng là 16.867 nghìn đồng.