Định hướng phát triển sản phẩm dịch vụ

Một phần của tài liệu Hoạt động Marketing với việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại các Ngân hàng thương mại trên địa bàn TP.HCM (Trang 74 - 77)

II. Những giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động Marketing tại các NHTM

2. Định hướng Marketing sản phẩm dịch vụ ngân hàng

2.1 Định hướng phát triển sản phẩm dịch vụ

- Chinh phục thị trường bằng cái mới : không ngừng nghiên cứu phát triển các sản phẩm dịch vụ mới dựa trên các nền tảng công nghệ sẵn có và tạo ra các giá trị gia tăng cho các sản phẩm dịch vụ hiện tại, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

+ Bổ sung chức năng mới

+ Tạo ra các giá trị gia tăng khác biệt và đặc thù.

Nền tảng công nghệ SPDV SP lõi SP phái sinh Mất 70% chi phí Tạo được 30% tác động Mất 30% chi phí Tạo được 70% tác động

- giá trị gia tăng cộng thêm

- ứng dụng mới trên nền tảng công nghệ sẵn có

Tạo ra chất lượng dịch vụ trong thế liên hoàn

Ví dụ như, thẻ ATM của Incombank không ngừng phát triển các chức năng mới, từ sản phẩm lõi là “thẻ ATM C-card” với các chức năng rút tiền, chuyển khoản, thanh toán hóa đơn, vấn tin; Incombank đã đưa ra các sản phẩm mới dựa trên nền tảng “ATM C-card”, đó là thẻ “ATM S-card” và “ATM G-card” bổ sung thêm các chức năng mới : hạn mức rút tiền, bổ sung giá trị bảo hiểm tai nạn con người, hưởng các chương trình giảm giá đặc biệt.

- Xác định thị trường mục tiêu cho các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

+ Thị trường công ty : doanh nghiệp, cửa hàng cao cấp, cửa hàng thông thường.

+ Thị trường cá nhân : khách hàng nước ngoài, khách hàng Việt Nam + Thị trường nước ngoài

Xây dựng thị trường mục tiêu

Tiểu thương THỊ TRƯỜNG

Khu vực ASEAN Việt Nam Các khu vực khác

Thị trường bán lẻ Thị trường công ty

Công ty lớn Cửa hàng KH Việt Nam KH nước ngoài

Cao cấp Thông dụng CBCNV Người già Thanh niên Sinh viên HS cư trú nước ngoài cư trú Việt Nam Lào Campuchia

Phân đoạn thị trường

Ngoài các nghiệp vụ truyền thống như huy động vốn, cho vay; hiện nay các ngân hàng đang đẩy mạnh phát triển các sản phẩm dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt ứng dụng công nghệ tiên tiến, đặc biệt là các sản phẩm thẻ ATM nội địa, thẻ tín dụng quốc tế. Việc phân đoạn thị trường sẽ giúp cho ngân hàng có thể quyết định thị trường mục tiêu cho chiến lược tiếp cận sản phẩm.

Chẳng hạn như tuỳ theo tính năng của từng thị trường mà ngân hàng định hướng khai thác “chủ thẻ” cho phù hợp :

- Cán bộ công nhân viên ngân hàng : có tính tiên phong đặc biệt, nhận thức về lợi ích của sản phẩm dịch vụ ngân hàng, tạo cầu thanh toán thẻ.

- Các công ty : là công cụ kiểm soát chi tiêu cho các cán bộ nhân viên, làm quà tặng khuyến mãi trong các chương trình lớn : lễ, kỷ niệm, ..

- Giới công chức : sử dụng thẻ để thanh toán hàng hóa và dịch vụ, là công cụ kiểm soát tài chính cho con cái (học sinh, sinh viên)

- Giới trẻ- học sinh & sinh viên : thích ứng nhanh với các sản phẩm mới, tâm lý thích thể hiện cái TÔI, tần suất tiêu dùng các sản pẩhm thời trang, mỹ phẩm, mua sắm tại siêu thị, cafê cao.

- Người nước ngoài tại Việt Nam : có thu nhập cao, có thói quen tiêu dùng bằng thẻ, nhu cầu mua sắm tại các siêu thị, các sản phẩm lưu niệm cao.

Khi đã tìm hiểu kỹ các tính năng của thị trường, ngân hàng có thể lựa chọn thị trường mục tiêu theo các phương án :

- Tập trung vào một đoạn thị trường : đoạn thị trường được chọn có thể có sẵn sự phù hợp ngẫu nhiên giữa nhu cầu của khách hàng và sản phẩm của ngân hàng. Hoặc đoạn thị trường này phù hợp với khả năng vốn còn hạn hẹp của ngân hàng, hoặc là chưa có đối thủ cạnh tranh, ..

- Chuyên môn hóa theo tuyển chọn : tập trung vào một số thị trường riêng biệt, phù hợp với mục tiêu Marketing và khả năng của ngân hàng., phương án này thích hợp với ngân hàng nhỏ.

- Chuyên môn hóa theo khách hàng : tập trung vào việc thỏa mãn nhu cầu đa dạng của một nhóm khách hàng riêng biệt.

- Chuyên môn hóa theo sản phẩm dịch vụ : tập trung vào việc cung ứng một loại sản phẩm dịch vụ nhưng đáp ứng cho nhiều đoạn thị trường.

- Bao phủ toàn bộ thị trường : đáp ứng nhu cầu của từng khách hàng về tất cả các loại sản phẩm dịch vụ mà họ cần, thường thì các ngân hàng lớn mới lựa chọn phương án này.

Một phần của tài liệu Hoạt động Marketing với việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại các Ngân hàng thương mại trên địa bàn TP.HCM (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)