Chiến lược Marketing M

Một phần của tài liệu Giải pháp và kiến nghị chiến lược marketing nhằm xây dựng thương hiệu dệt may việt nam trên thế giới (Trang 38 - 42)

Theo Robert Lauterborn các chiến lược marketing mix (4P) là để đáp ứng 4C của khách hàng, cụ thể mối quan hệ như sau:

4P 4C

Sản phẩm- Products Đòi hỏi và mong muốn của khách hàng - Customer needs and wants

Giá - Price Chi phí đối với khách hàng - Cost to the customer

Phân phối - Place Thuận tiện- Convenience

Xúc tiến - Promotion Thông đạt - Communication

Vậy chiến lược marketing mix được đề xuất cho dệt may việt nam hiện nay cũng xây dựng trên cơ sở nền tảng này.

Sản phẩm (Product)

- Nâng cao chất lượng sản phẩm bằng cách

 Nâng cao chất lượng nguyên phụ liệu, xây dựng các trung tâm cung ứng nguyên phụ liệu tại các trung tâm tập trung nhiều doanh nghiệp dệt may hiện nay như Hà Nội, TPHCM và các thành phố lớn để kịp nguồn cung cho sản xuất (giá trị trong chuỗi giá trị toàn cầu của khâu này chiếm 15%).

 Đầu tư xây dựng một số nhà máy sản xuất tơ sợi tổng hợp, hóa chất, thuốc nhuộm, chất phụ trợ nhằm thay thế một phần nguyên phụ liệu đang phải nhập khẩu để phục vụ sản xuất tạo sự chủ động cho DN.

 Thành lập các kho ngoại quan để các nhà cung cấp nguyên liệu nước ngoài dự trữ hàng có thể cung cấp kịp thời nguyên liệu sản xuất khi ký kết được hợp đồng sản xuất nhằm đảm bảo tiến độ công việc.

 Trong khâu gia công sản phẩm này (cắt, may, hoàn thiện, đóng gói, vận chuyển…), chiếm 5-7% trong chuỗi giá trị toàn cầu.

 Áp dụng quy trình quản lý chất lượng ISO triệt để nhất nhằm quản lý đúng mực chất lượng và quy trình tạo sản phẩm.

- Đa dạng hóa mẫu mã trên cơ sở thiết kế

 Tăng cường đào tạo đội ngũ nhân lực thiết kế bằng cách thực hiện các chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho toàn Ngành (cấp cao, kỹ thuật, thợ lành nghề, các nhân viên marketing, nhân viên bán hàng, các nhà thiết kế thời trang chuyên nghiệp...)

- Cắt giảm chi phí sản xuất bằng cách

 Chủ động được nguyên liệu, phụ liệu, cụ thể là đẩy mạnh chương trình tăng tốc của ngành theo QĐ 55 của Thủ Tướng Chính Phủ. Vì hiện nay hơn 70% nguyên phụ liệu ngành dệt may hiện nay là phải nhập khẩu từ nước ngoài. Điều này làm chi phí tăng cao, nếu chủ động được nguồn nguyên liệu sẽ giúp cắt giảm chi phí và giúp chúng ta không phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu từ nước ngoài.

- Nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường thông qua các phương pháp

 Nghiên cứu áp dụng công nghệ, nguyên liệu mới cho quá trình sản xuất, đặc biệt là các nguyên phụ liệu thân thiện với môi trường đang rất phù hợp xu hướng hiện nay của thị trường Châu Âu và Mỹ, xây dựng hình ảnh ngành Dệt may Việt Nam với “Chất lượng - Thời trang - Thân thiện Môi trường”.

Giá cả (Price)

Giá cả của ngành hàng dệt may trong thị trường cạnh tranh mạnh mẽ và đối mặt với vấn đề yếu thương hiệu như hiện nay phải tương xứng với giá trị mà khách hàng nhận được, tức là vấn đề chất lượng, giá trị cảm nhận mà sản phẩm mang lại phải thích hợp. Cụ thể là:

 Giá bán sỉ dành cho các nhà phân phối nên được định mức chiết khấu theo số lượng hoặc theo mùa phù hợp nhằm tạo quan hệ hợp tác lâu dài. Nhưng không giảm giá quá nhiều và không tương xứng với chất lượng sản phẩm của DN vì điều này sẽ làm giảm giá trị các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam.

 Các hạn mức tín dụng và phương pháp thanh toán nên linh động và sử dụng nhiều hình thức vì điều này sẽ tạo cơ hội cho Việt Nam mở rộng thị trường sang một số khu vực mà vấn đề thanh toán là một rào cản lớn như thị trường Châu Phi và Nam Mỹ.

Phân phối (Place)

 Tìm kiếm mở rộng thị trường xuất khẩu, đặc biệt là các thị trường truyền thống và thị trường tiềm năng như Châu Âu, Châu Phi, thông qua các hoạt động như cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan, xuất nhập khẩu theo hướng đơn giản hóa các thủ tục, và tăng cường công tác tư vấn pháp luật thương mại quốc tế cho DN xuất khẩu.

 Thiết lập hệ thống mạng xúc tiến thương mại đối với các thị trường trọng điểm như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU và các thị trường tiềm năng khác như Trung Đông, Châu Phi. Trong đó các kênh thương mại đan xen lẫn nhau, nghĩa là cần thiết lập nhiều đầu mối tại một thị trường. Trong đó, sử dụng các công ty luật của nước ngoài hiện đang có mặt tại Việt Nam để làm tư vấn cho hoạt động xuất khẩu.

 Xâm nhập vào mạng lưới phân phối toàn cầu để bán được sản phẩm cho các nhà buôn (không phải qua các trung gian môi giới), thậm chí có thể bán đến tận tay người tiêu dùng… Giá trị của khâu này lên tới 75% trong chuỗi giá trị toàn cầu. Tất cả những công việc của khâu này không chỉ là khó khăn về tài chính, về nghiệp vụ và kinh nghiệm kinh doanh, mà đi kèm với nó là rủi ro cao trong quá trình vận chuyển và bảo hiểm hàng hoá đến các địa điểm phân phối.

 Tiếp cận các kênh phân phối hiện nay đang có trên thị trường, bao gồm:

 Bán sỉ cho các cửa hành bán lẻ: Các loại quần áo thời trang đều có thể bán trực tiếp cho các nhà bán lẻ thông qua các nhà nhập khẩu hay nhữngngười bán hàng có tính chất cá nhân và các công ty nhập khẩu hay các tổ chức buôn bán hàng hoá chuyên nghiệp.

 Bán cho các nhà phân phối: hệ thống phân phối này đòi hỏi một phần lợi nhuận được chia sẻ cho họ nhưng với hệ thống rộng khắp thì đây là một kênh phân phối tiềm năng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Bán hàng qua cataloge: phương thức này đỏi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về nhu cầu khách hàng trong mặt hàng dệt may thời trang.

 Bán hàng qua các cuộc trưng bày hàng hóa trên các kênh truyền hình, thông qua internet: phương thức này đòi hởi sự linh động và tức thời trong quá trình giao dịch buôn bán. Đồng thời vấn đề uy tín trong cách thức phân phối này cũng được chú trọng đề cao.

 Bán hàng ở chọ trời (Flea Market): phương thức này có thể áp dụng cho các nhóm hàng số lượng nhiều như dệt may nhưng đòi hởi công ty phải có mối quan hệ rộng rãi với nhiều người bán và thỏa thuận được mức lợi tức cho người bán hàng.

Xúc tiến (Promotion)

Các chuyên gia cho biết tính chuyên nghiệp của hoạt động xúc tiến được cấu thành bởi bốn yếu tố: đúng đối tượng (giới trẻ thì không phù hợp với phong cách chững chạc); đúng công cụ (khách hàng thường đọc loại báo nào); đúng thông điệp (chỉ nói những gì liên quan đến thời trang, giá trị mang đến cho người tiêu dùng chứ không phải bản báo cáo thành tích của doanh nghiệp); thể hiện đúng (chọn người mẫu chuyên nghiệp, cách trình diễn ấn tượng trên các kênh truyền thông). Ngoài ra, cũng nên chú trọng đến việc tạo hình ảnh thương hiệu tại điểm phân phối, trưng bày sản phẩm.

 Thúc đẩy đầu tư phát triển ngành dệt may gắn liền với hợp tác quốc tế, tranh thủ tối đa làn sóng dịch chuyển dệt may từ các nước phát triển, đồng thời khuyến khích mọi thành phần kinh tế trong nước tham gia đầu tư.

 Đầu tư nghiên cứu thị trường nhằm nắm bắt đầy đủ nhu cầu khách hàng. Và khai thác triệt để các thông tin khách hàng về tiềm năng tăng trưởng, vị trí cấu trúc khách hàng và các khoản chi phí phải bỏ ra để phục vụ khách hàng

 Xây dựng mô hình thương hiệu dự trên nền tảng ba yếu tố chính là “phù hợp”, “khác biệt” và “tin cậy”. Ở yếu tố “phù hợp, đó là sự đáp ứng được mong muốn của khách hàng và chủ sở hữu thương hiệu; đồng thời doanh nghiệp phải thể hiện được trách nhiệm với xã hội bằng cách tạo môi trường làm việc tốt cho người lao động, gây thiện cảm với cộng đồng xung quanh. Đối với yếu tố “khác biệt”, doanh nghiệp phải nêu được xu hướng sắp tới và hiểu đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm ẩn, từ đó xác định người tiêu dùng đến với thương hiệu của mình vì những giá trị gì. Cuối cùng, về yếu tố “tin cậy”, thương hiệu phải thiết lập được công cụ hoặc thông điệp đối thoại với khách hàng một cách chuyên nghiệp, kiên trì và nhất quán.

Một phần của tài liệu Giải pháp và kiến nghị chiến lược marketing nhằm xây dựng thương hiệu dệt may việt nam trên thế giới (Trang 38 - 42)