Đối với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp và kiến nghị chiến lược marketing nhằm xây dựng thương hiệu dệt may việt nam trên thế giới (Trang 43 - 45)

• Các DN dệt may Việt Nam cần định hướng và nhận thức đầy đủ về vấn đề thương hiệu nhằm tạo điều kiện cơ bản ban đầu cho việc xây dựng, giữ gìn uy tín, hình ảnh trong quá trình phát triển thương hiệu đặc biệt là tại thị trường nước ngoài.

• Trong công tác Marketing cho phát triển thương hiệu cần có mục tiêu chiến lược lâu dài, sự đầu tư chuyên sâu nhất là trong nghiên cứu thị trường.

• Chiến lược phát triển thương hiệu phải được thực hiện gắn với chiến lược sản phẩm và phân phối sản phẩm. điều này được thực hiện bằng cách:

- Xây dựng chiến lược kinh doanh lâu dài kết hợp trên cơ sở chương trình Marketing, xúc tiến giới thiệu và phân phối sản phẩm đồng nhất nhằm xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng và định hướng ổn định trong tâm trí khách hàng.

- Kết hợp hiệu quả với vấn đề cải tiến chất lượng và mẫu mã trên thị trường. để làm được điều này thì vấn đề tài chính được đặc biệt lưu tâm.

- Xây dựng cho mình một thương hiệu hàng hóa và đăng ký bảo hộ thương hiệu, điều này đảm bảo sự công bằng trong vấn đề cạnh tranh và tránh các rắc rối không cần thiết trong quá trình kinh doanh của DN trên thị trường nước ngoài.

• Nâng cao chất lượng hoạt động xúc tiến thương mại hơn nữa, tận dụng các thông tin từ các cơ quan đại diện, tận dụng tính linh hoạt và hiệu quả của các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài. Tất cả nhằm tạo dựng uy tín cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Đồng thời, khai thông con đường buôn bán trực tiếp với các bạn hàng quốc tế.

• Mỗi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng dệt may cần thiết kế mặt hàng với mẫu mốt phù hợp. Đặc biệt, mỗi đơn vị xây dựng phong cách, nhãn hiệu riêng và các bộ sưu tập theo từng mùa cho sản phẩm của mình. Việc này cần được tiến hành đồng thời với việc coi trọng công tác xây dựng, đăng ký nhãn mác, thương hiệu sản phẩm. Hơn thế nữa, cần trang bị đầy đủ các yếu tố để thực hiện xuất khẩu theo giá FOB, để dần dần thay thế các phương thức may gia công xuất khẩu. Quảng bá hoạt động của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam trên thị trường thế giới thông qua việc sử dụng và khai thác tốt các phương tiện thông tin hiện đại như Internet, tiến hành kinh doanh qua mạng (e - commerce).

• Tăng cường đầu tư ra nước ngoài, đặc biệt đầu tư vào thị trường Campuchia, để tận dụng lợi thế thị trường rộng lớn của một quốc gia thành viên WTO gần gũi về địa lý với Việt Nam, có nguồn nhân công dồi dào và rẻ, để tránh tình trạng bị động về thị trường.

• "Phân tán rủi ro", theo nguyên tắc kinh doanh "không bỏ tất cả trứng vào một giỏ". Để tránh quá tập trung vào một số ít các thị trường, ngành dệt may cần có nhũng biện pháp đa dạng hóa thị trường. Cụ thể là mở rộng tới các thị trường như: liên bang Nga, Đông Âu, Trung Cận Đông.

• Trong bối cảnh hiện nay, việc kết hợp giữa các doanh nghiệp của chúng ta có nhu cầu xuất khẩu cũng như các doanh nghiệp của chúng ta có nhu cầu nhập khẩu trên cùng một khu vực thị trường nên là một vấn đề được ưu tiên, vì không phải ở mọi nước trên thế giới, những vấn đề thanh toán đối với hàng hóa xuất nhập khẩu đều được thực hiện dễ dàng. Do đó, việc đổi

hàng hay việc thực hiện mậu dịch tam giác có thể giúp các sản phẩm của chúng ta thâm nhập được vào thị trường.

• Phân tích xu hướng tiêu dùng trong tương lai của khách hàng, giúp nhận thức cơ hội cho ngành dệt may để tổ chức sản xuất hiệu quả hơn. Đặc biệt, các doanh nghiệp nên nhận thức rằng, thái độ thân thiện hơn với môi trường sẽ chi phối hành vi mua sắm trong tương lai của khách hàng, đặc biệt khách hàng của những nước phát triển, khiến họ ưa thích sản phẩm may mặc làm từ chất liệu thiên nhiên như lụa, vải lanh, sợi bông...

Một phần của tài liệu Giải pháp và kiến nghị chiến lược marketing nhằm xây dựng thương hiệu dệt may việt nam trên thế giới (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(52 trang)
w