Môi trường ngoại vi:

Một phần của tài liệu Chiến lược sản phẩm dòng tấm lợp của công ty TNHH Nhựa Việt Nam Á (NAACO) tại Việt Nam giai đoạn 2008-2010 (Trang 34 - 36)

1.7.1.1 Môi trường marketing vi mô:

a) Giới trung gian:

Giới trung gian có thể là nhà môi giới marketing giúp doanh nghiệp tìm thị trường, tìm khách hàng.

Giới trung gian cũng là các nhà bán sỉ, đại lý, bán lẻ. Họ có thể đảm bảo cho người mua những điều kiện thuận tiện về thời gian, không gian, địa điểm và thủ tục mua hàng với chi phí thấp hơn so với doanh nghiệp tự làm, thỏa mãn nhu cầu bất cứ đâu khi khách hàng cần, tạo điều kiện giải quyết tốt thủ tục mua và vận chuyển hàng.

Giới trung gian có thể bao gồm các đơn vị vận chuyển, trung gian tài chính.

Các nhà trung gian vừa làm nhiệm vụ cho doanh nghiệp làm cho cả đối thủ cạnh tranh nên cần chọn đúng nhà trung gian để sản phẩm được bán tốt hơn.

Nhiệm vụ của doanh nghiệp là tôn trọng khách hàng và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Họ là người mua hàng của doanh nghiệp và cũng mua hàng của đối thủ, cần biết họ cần gì để phục vụ họ.

Có nhiều dạng khách hàng khác nhau nên doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ để phục vụ tốt hơn khách hàng của mình.

Ý muốn và thị hiếu của khách hàng luôn thay đổi theo thời gian và không gian nên doanh nghiệp cần dự báo trước được những thay đổi đó.

c) Đối thủ cạnh tranh:

Đối thủ cạnh tranh ở các ngành khác nhau: ngành hàng khác nhau nhưng chi tiêu cho ngành hàng này làm giảm chi tiêu ngành hàng khác và ngược lại.

Cạnh tranh trong cùng một ngành: các doanh nghiệp không ngừng nân g cao chất lượng phục vụ nhằm giành giật khách hàng.

Cạnh tranh trong cùng một loại sản phẩm có các nhãn hiệu khác nhau. 1.7.1.2 Môi trường marketing vĩ mô

a) Môi trường chính trị-luật pháp:

Nhà nước ban hành nhiều luật, pháp lệnh và nghị định như: Hiến pháp, Luật dân sự, Luật công ty, Luật hợp tác xã, Luật đầu tư nước ngoài, Pháp lệnh giá, Pháp lệnh quảng cáo…

Hệ thống công cụ chính sách như:chính sách tài chính, Chính sách tiền tệ, Chính sách thu nhập, Chính sách xuất nhập khẩu…

Cơ chế điều chỉnh của Chính phủ, quyết định trực tiếp tới hiệu lực của luật pháp và các chính sách kinh tế.

Tất cả các nội dung trên đều cùng chung mục đích bảo vệ quyền lợi cho cả ba bên: người tiêu dùng, doanh nghiệp và toàn xã hội.

b) Môi trường văn hóa, xã hội:

Nghiên cứu về môi trường văn hóa xã hội nhằm giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn những điểm tương đồng và khác biệt về văn hóa để đưa ra chiến kinh doanh thích hợp với khách hàng ở những vùng văn hóa khác nhau.

Nghiên cứu môi trường văn hóa còn giúp doanh nghiệp có ứng xử tốt trong ký kết hợp đồng, giao dịch với đối tác và khách hàng.

Trong xu hướng hội nhập, các nhà marketing cần vượt qua rào cản văn hóa khi thiết kế và triển khai các chiến lược marketing để đáp ứng nhu cầu khách hàng ở những thị trường khác nhau.

c) Môi trường dân số:

Môi trường dân số nghiên cứu về: cấu trúc dân số theo độ tuổi, cấu trúc dân số theo giới tính, cấu trúc dân số theo địa lý và dân tộc, tình trạng gia đình và tình trạng di chuyển dân cư.

Nghiên cứu môi trường dân số để doanh nghiệp nghiên cứu được hành vi tiêu dùng của nhiều độ tuổi khác nhau, hành vi của nam và nữ khác nhau, địa lý và bản sắc dân tộc cũng tác động khá nhiều đến hành vi mua sắm của người tiêu dùng, điều này cũng tương tự với tình trạng gia đình và tình trạng di chuyển dân cư.

d) Môi trường tự nhiên:

Các nhà tiếp thị cần tính tới những đe dọa và các cơ may liên quan đến môi trường tự nhiên: tình trạng khan hiếm sắp diễn ra, phí tổn về năng lượng gia tăng, ô nhiễm gia tăng và sự can thiệp của Chính phủ vào quản lý tài nguyên thiên nhiên, từ đó đôi khi cũng dẫn đến những cơ may cho một số ngành hàng.

Mức ô nhiễm của môi trường ngày càng nghiêm trọng do chất thải công nghiệp. ngày nay, đối với sản phẩm dù tốt, giá rẻ nhưng nếu là sản phẩm gây hại cho môi trường thì sẽ bị tẩy chay.

Một phần của tài liệu Chiến lược sản phẩm dòng tấm lợp của công ty TNHH Nhựa Việt Nam Á (NAACO) tại Việt Nam giai đoạn 2008-2010 (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w