3. Một số đề xuất nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty bia Hà Nội.
3.6. Một số phong cách quản lý hệ thống kênh trên thế giới.
Trên thế giới, các công ty đều quan tâm vào hệ thống kênh phân phối của mình, sự hoạt động tốt của kênh phân phối đã góp phần tạo dựng sự thành công của các hãng lớn trên thế giới. Vì vậy công ty có thể tham khảo phong cách quản lý hệ hống kênh của một số hãng lớn trên thế giới
VD: Tại Nhật Bản nếu cơ sở nào muốn khinh doanh rượu bia đều phải có giấy phép, hay tại Trung Quốc doanh nghiệp Nhà Nước vẫn độc quyền kiểm soát hệ thống phân phối bia.
Với thị trường bia châu Á - Thái Bình Dương đang phát triển rất mạnh và các hãng sản xuất bia đang sử dụng các chiến lược kinh doanh thích hợp như: Chiến lược mở rộng thị trường, phát triển sản xuất, tăng sản lượng, nâng cao chất lượng và nhất là vấn đề mở rộng- kiểm soát hệ thống phân phối ngày càng trở nên quan trọng. Vì thế hầu hết các công ty nước ngoài đều muốn kiểm soát được hệ thống phân phối càng nhiều càng tốt đó là các hãng FOSTERS…, Công ty đang có xu hướng mở rộng thị trường vì thế vấn đề kiểm soát kênh phân phối là vô cùng quan trọng, Công ty nên giữ vững hình thức làm đại lý như bây giờ và cao hơn nếu thấy cần thiết để Công ty luôn luôn là người kiểm soát mức bán sản lượng tung ra thị trường, giá bán … chứ không thể để mình là người bị kiểm soát hay không thể kiểm soát nổi dẫn tới những đại lý, nhà buôn hoạt độngtheo những ý đồ của họ, đi ngược lại với mục tiêu của Công ty muốn đạt tới.
Để có thể vận dụng những tinh hoa quản lý kênh của Công ty thì vấn đề đặt ra với ngành, tổng công ty rượu bia nước giải khát cần phải có những chính sách ưu đãi hơn nữa nhất là đầu tư cơ sở vật chất cho các Công ty thành viên của mình. Hiện nay việc tham gia vào hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này có đủ các thành phần kinh tế kinh tế tham gia, do vậy cần phải tăng vường công tác quản lý nhằm đảm bảo ổn định thị trường bia tránh tình trạng lộn xộn trong kinh doanh dẫn đến mất hết lòng tin ở khách hàng. Đối với tổng Công ty rượu bia nước giải khát cần phải tự xây dựng cho mình những thế mạnh và không ngừng mở rộng thêm các thành viên mới là các công ty con, xây dựng thống nhất và hỗ trợ cho nhau trong việc tạo thế mạnh cho mình để có thể là người chiếm phần lớn thị phần, đống vai trò chủ đạo hướng dẫn cho toàn ngành.
KẾT LUẬN
Trong cơ chế thị trường, cùng với sự hội nhập của nền kinh tế toàn cầu, mỗi doanh nghiệp đều phải tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất khinh doanh của mình cho dù đấy là loại hình doanh nghiệp nào. Để có thể thành công trên thương trường cần phải có rất nhiều yếu tố, không chỉ có sản phẩm tốt mà cái rất quan trọng là Công ty cần phải xây dựng cho mình một hệ thống kênh phân phối có thể kiểm soát cũng như hoạt động có hiệu quả thì nhất định sẽ thành công. Nếu như chúng ta xây dựng và tổ chức tốt hệ thống phân phối của mình thì đấy là một lợi thế cạnh tranh, đem đến hiệu quả trong tiêu thụ sản phẩm hơn thế nữa hình ảnh của Công ty-sản phẩm của Công ty sẽ ăn sâu vào trong tâm trí của người tiêu dùng.
Qua thời gian thực tập tại Công ty, với phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng, phương pháp logic học cùng với việc nghiên cứu khảo sát thực tế bao gồm cả thông tin sơ cấp và thứ cấp tại Công ty. Em đã đi sâu phân tích, đánh giá rất khách quan, khoa học về hệ thống phân phối của Công ty. Từ đó đưa ra những đề xuất nhằm hoàn thiện hơn nữa hệ thống phân phối của Công ty. Tuy nhiên trong thời gian nghiên cứu không thể nào tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự chỉ bảo, bổ sung xây dựng của các thầy cô giáo cùng quí Công ty.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt thành, sự động viên khích lệ của các cô chú, anh chị trong Công ty bia Hà Nội, sự hướng dẫn tận tâm của thầy PGS – TS: Tăng Văn Bền, cô Hoa cùng các thầy cô trong khoa marketing đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
MỤC LỤC
Lời nói đầu
Chương I: Cơ sở lý luận về kênh phân phối 1. Vai trò và chức năng của kênh phân phối 1.1. Vai trò
1.2. Chức năng
2. Quá trình hình thành và phát triển kênh phân phối 3. Định nghĩa về kênh phân phối
4. Sơ lược về cấu trúc kênh
5. Cơ cấu các thành viên tham gia kênh 5.1. những người tham gia kênh
5.2. Sơ lược về các thành viên của kênh 6. Các dòng chảy trong kênh marketing 7. Sơ đồ các kiểu kênh phân phối
Chương II: Thực trạng kênh phân phối của Công ty bia Hà Nội 1. Khái quát về Công ty bia Hà Nội
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 1.2. cơ cấu lao động của Công ty
1.3. Báo cáo kết quả kinh doanh năm (2000-2001)
2. Thực trạng tổ chức hệ thống tiêu thụ của Công ty bia Hà Nội 2.1. Quyết định thiết kế kênh
2.2. Hệ thống kênh phân phối của Công ty hiện nay 2.2.1. Nhận xét chung
2.2.2. Khả năng hoạt động của các loại kênh
2.3. Sơ đồ hệ thống phân phối của một số công ty bia tại Việt Nam 2.4. Những qui chế về kênh phân phối của công ty
2.4.1. Qui chế xem xét làm đại lý bán bia Hà Nội 2.4.2. Sơ đồ qui định trình tự bán hàng
2.5. Cơ cấu đại lý tại các tỉnh của Công ty
2.6. Thực trạng việc tổ chức hệ thống kênh phân phối và nguyên nhân 2.6.1. Thực trạng
2.6.2. Nguyên nhân
Chương III: Một số đề xuất nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối của Công ty bia Hà Nội
1. Khái quát chung về tổng Công ty rượu bia nước giải khát Việt Nam 2. Phương hướng sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian tới 2.1. Dự báo nhu cầu phát triển của nghành bia trong tương lai
2.2. Mục tiêu sản xuất của Công ty bia Hà Nội giai đoạn (2000-2005) 3. Những đề xuất nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối