0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU KINH DOANH CỦA CÔNG TY

Một phần của tài liệu CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA CÔNG TY VẬT TƯ BƯU ĐIỆN I TRONG THỜI GIAN TỚI. (Trang 71 -76 )

TRONG THỜI GIAN TỚI.

1. Chiến lược phát trin ca ngành Bưu chính vin thông.

Bưu Chính Viễn Thông (BCVT )là một ngành căn bản trong xây dựng kết cấu hạ tầng nền kinh tế quốc dân, là một trong những ngành mũi nhọn của Việt Nam khi tiến hành công cuộc Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa và phát triển

đất nước. Ngành BCVT cho đến nay vẫn được coi là ngành độc quyền Nhà nước vì tính chất quan trọng và công ích của nó, tuy vậy ngành BCVT đang và sẽ có những thay đổi nhằm thích ứng với sự phát triển của thời đại. Với chính sách “đi thẳng vào hiện đại, cập nhật với trình độ thế giới”, phương pháp quản lý các nguồn lực kể cả con người tiên tiến và hiệu quả, trong những năm qua Tổng công ty Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam (VNPT) luôn hoàn thành những chỉ tiêu đặt ra.

VNPT đã thực hiện được chỉ tiêu, kế hoạch năm 2002 (Phát triển mới): + Máy điện thoại: 1,1 triệu thuê bao, bao gồm 0,56 triệu máy cố định và 0,54 triệu máy di động. Đưa tổng số máy trên toàn mạng lên 5,5 triệu máy.

+ Thuê bao Internet: 92.200 thuê bao, nâng tổng số thuê bao VNN lên 187.700 thuê bao.

+ Doanh thu phát sinh: 19.482 tỷđồng. Nộp ngân sách: 3.224,6 tỷ đồng.

Và đề ra Mục tiêu kế hoạch năm 2003 (Phát triển mới):

+ Máy điện thoại: 1,386 triệu thuê bao, tăng hơn 9% so với năm 2002. Năm 2003, 95% số công ty điện thoại và 90% số cuộc gọi trong ngày.

TM41B

+ Doanh thu phát sinh: trên 23.000 tỷ đồng, tăng 7,72% so với năm 2002.

+ Nộp ngân sách: 3.450 tỷ đồng

Mục tiêu kế hoạch đến năm 2005.

Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001- 2005 đối với ngành Bưu điện,

Đảng ta có những định hướng sau:

- Đầu tư cho lĩnh vực giao thông vận tải, Bưu điện khoảng 15% tổng số

vốn đầu tư tổng xã hội.

- Ngành công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin, viễn thông, thực hiện đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, hiện đại hoá những cơ sở mới đểđáp

ứng nhu cầu trong nước, giảm dần nhập khẩu và tăng dần xuất khẩu.

- Nâng cao chất lượng dịch vụ BCVT. Phổ cập dịch vụ điện thoại đến 100% số xã trong toàn quốc.

- Định hướng trong 5 năm tới dành khoảng 25% dành cho các ngành giao thông, Bưu điện, cấp, thoát nước và đô thị.

- Coi trọng nghiên cứu phát triển lĩnh vực công nghệ thông tin viễn thông, công nghệ tự động hoá, công nghệ vật liệu mới.

- Kiện toàn tổ chức, nâng cao hiệu quả các Tổng Công ty theo mô hình Công ty mẹ - công ty con, kinh doanh đa ngành tổng hợp trên cơ sở ngành chuyên môn hoá, gọi vốn thuộc nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia kinh doanh, làm nòng cốt để hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh ở một số

ngành và lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế quốc dân như viễn thông, hàng không, dầu khí.... Xúc tiến nhanh việc ứng dụng thương mại điện tử.

Năm 2005, Tổng cục Bưu điện ( nay là Bộ BCVT) sẽ xoá bỏ hoàn toàn độc quyền, mở cửa thị trường Bưu chính viễn thông và Internet cho tất cả

mọi thành viên tham gia. Đã có một lộ trình rất rõ: “Phấn đấu làm sao đến năm 2005 về cơ bản không còn doanh nghiệp độc quyền nào về BCVT ở Việt Nam và các doanh nghiệp mới phải tham gia thị trường cho tốt ít nhất là đạt từ 25%- 30% thị phần về BCVT và Internet. (Đây là một phần của chiến lược phát triển BCVT Việt Nam trong 10 năm tới). Tỷ lệ sử dụng điện thoại sẽ đạt từ 10 - 12 máy/100 người dân, còn Internet sẽ có 4 - 5% số người sử dụng (hiện nay mới chỉ

có 1.5% dân số).

Mục tiêu đề ra cho ngành Bưu điện đến năm 2010 : là “tiếp tục phát triển mạnh và hiện đại hóa dịch vụ bưu chính, viễn thông phổ cập sử dụng Internet;

TM41B

thoại, số người sử dụng Internet trên 100 dân đạt mức trung bình trong khu vực”. Thị trường viễn thông đã có nhiều thay đôỉ với việc Nhà nước chủ trương cho nhiều doanh nghiệp và các thành phần kinh tế tham gia cung cấp dịch vụ Bưu chính viễn thông, Internet. Kinh tế, xã hội, dân trí ngày càng phát triển khiến nhu cầu sử dụng dịch vụ Bưu chính viễn thông, Internet ngày càng đa dạng hơn, yêu cầu mức độ phổ cập rông hơn, chất lượng cao hơn với giá thành hạ và ngày càng rẻ hơn.

Cùng với những yêu cầu đặt ra từ thực tiễn phát triển đất nước, lĩnh vực Bưu chính viễn thông cũng đứng trước những yêu cầu phát triển nội tại của mình. Đó là xu hướng toàn cầu hóa và sự hội tụ về công nghệ, dịch vụ viễn thông - điện tử - tin học - truyền thông quảng bá. Về hội nhập quốc tế, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của ASEAN, APEC; đã ký một số hiệp

định thương mại song phương với các nước trong đó có Hiệp định Thương mại Việt Mỹ và đang trong quá trình chuẩn bị gia nhập WTO. Mặt khác, một số bộ

luật được Nhà nước ban hành trong thời gian qua như Luật Thương Mại, luật Dân sự, luật đầu tư nước ngoài sửa đổi, luật doanh nghiệp... đã phần nào tác

động làm thay đổi môi trường pháp lý của hoạt động Bưu chính viễn thông.

Mục tiêu tổng quát :

- Xây dựng cơ sở hạ tầng về thông tin liên lạc quốc gia hiện đại, đồng bộ, vững chắc, đều khắp đủ sức đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng tăng của xã hội.

- Phát triển mạng lưới viễn thông hiện đại, vững chắc, đều khắp, đạt trung bình của những nước phát triển.

- Chậm nhất đến năm 2006 là thời gian Việt Nam xoá bỏ hàng rào thuế

quan với các nước trong khối ASEAN, công nghiệp BCVT có đầy đủ khả năng cạnh tranh khi hội nhập.

- Quản lý Nhà nước thống nhất đối với mọi hoạt động bưu chính viễn thông trên toàn lãnh thổ. Kết hợp hài hoà giữa kinh doanh và phục vụ, giữa độc quyền và cạnh tranh. Tuy nhiên trước mắt vẫn giữ độc quyền Nhà nước trong lĩnh vực khai thác, cung cấp dịch vụ viễn thông từ năm 2000- 2005.

2. Chiến lược phát trin ca Công ty Vt Tư Bưu Đin I.

Căn cứ vào phương hướng chiến lược phát triển thông tin Bưu điện, căn cứ vào kế hoạch phát triển thông tin của Tổng cục (nay là Bộ Bưu chính viễn thông): “tăng cường đầu tư phát triển nhanh và hiện đại hoá mạng luới thông tin

TM41B

quốc gia...”, căn cứ vào kế hoạch phát triển của ngành giai đoạn tới, căn cứ vào nhiệm vụ được giao và tình hình thực tế, với chức năng nhiệm vụ của mình, Công ty Vật Tư Bưu Điện I (VTBĐ I) đã mở rộng phạm vi kinh doanh và đề ra phương hướng phát triển trong thời gian tới là:

+ Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, kiện toàn bộ máy tổ chức, tăng cường phân cấp quản lý cho các

đơn vị cơ sở nhằm tạo điều kiện phát huy nội lực và tính chủ động trong hoạt

động sản xuất, kinh doanh.

+ Cần mở rộng mặt hàng, nguồn hàng, ngành hàng kinh doanh, đưa hoạt

động dịch vụ, tiếp nhận, vận chuyển vào hoạt động kinh doanh nhằm đa dạng hoá các hình thức kinh doanh, giải quyết thêm việc làm cho cán bộ công nhân viên.

+ Điều chỉnh sửa đổi hoàn thiện quy chế hoạt động sản xuất kinh doanh, phân phối thu nhập của Công ty theo mô hình cổ phần hóa nhằm khuyến khích người lao động phát huy tài năng trí tuệ, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩyhd sản xuất, kinh doanh của Công ty.

+ Tăng cường công tác tiếp thị, tuyên truyền quảng cáo, giới thiệu sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm mở rộng thị trường trong nước và quốc tế.

+ Thực hiện nghiêm túc các chỉ thị của lãnh đạo ngành, phối hợp tốt với các đơn vị chức năng và các đơn vị thành viên trong Tổng công ty, giữ gìn, nânng cao uy tín với khách hàng nhằm thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển mạng lưới Bưu chính viễn thông trong giai đoạn tới, đáp ứng nhu cầu ngày một tăng về thông tin Bưu điện.

+ Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, hướng dẫn nghiệp vụ cho các

đơn vị trực thuộc nhằm ngăn chặn kịp thời các hiện tượng tiêu cực. Kiên quyết xử lý nghiêm khắc những sai phạm trong thực hiện quy chế hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và các quy định của ngành, Nhà nước về hoạt động sản xuất kinh doanh. + Đề ra chỉ tiêu kế hoạch năm 2003: Biu 17: Kế hoch năm 2003 CHỈ TIÊU ĐV TÍNH KH NĂM 2003

A. Tng doanh thu.

Trong đó: Hàng uỷ thác. Hàng tự kinh doanh.

1000đ 894.000.000

653.000.000 241.000.000

TM41B

C. Các khon np ngân sách.

Trong đó: Thuế GTGT.

Thuế thu nhập doanh nghiệp. Thuế nhập khẩu. Thuế khác.

1000đ 5.039.000

2.100.000 2.176.000 640.000 23.000

D. Li nhun 1000đ 6.900.000

3. Mc tiêu Marketing ca Công ty trong thi gian ti.

Trong thời gian tới, (2003-2008) Công ty nên có các chính sách phù hợp

để giữ vững và gia tăng thị phần, nâng cao khả năng cạnh tranh, bảo vệ uy tín và phát huy thế mạnh của Công ty. Cụ thểđó là:

+ Tiến hành đa dạng hoá sản phẩm, đa dạng hóa kinh doanh, tạo dựng vị

thế nhãn hiệu của Công ty trên thị trường trong nước và quốc tế. Tăng cường hệ

thống các đại lý, cửa hàng, kho, trạm, đội vận chuyển cơ động và phát triển đội ngũ nhân viên bán hàng đông đảo, năng động nhiệt tình phân bố rộng rãi khắp toàn quốc. Ngoài ra, Công ty cần thiết lập kênh phân phối vươn tới các thị

trường trong khu vực.

+ Gia tăng các loại hình hoạt động thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm như tăng cường quảng cáo trên báo, đài, truyền hình, thiết lập trang web và giới thiệu sản phẩm trên mạng, tăng cường các hoạt động dịch vụ bổ sung, bảo hành, sửa chữa, tư vấn lắp đặt...Tuy phải chi phí khá lớn nhưng chắc chắn sẽ đem hiệu quả cao cho Công ty.

+ Tiếp tục giảm giá để nâng cao khả năng cạnh tranh giá của Công ty với các đối thủ cạnh tranh.

+ Điều chỉnh hoặc thay đổi cơ cấu, chức năng và nhiệm vụ của nhân sự

các phòng ban; điều chỉnh lương hợp lý.

+ Công ty sẽđạt được thị phần lớn nhất ở miền Bắc và thị phần tương đối

ở miền Trung và miền Nam.

Việc xác định mục tiêu Marketing phải dựa theo mục tiêu kinh doanh của Công ty và là cơ sở cho việc xác định các mục tiêu của từng tham số trong Marketing mix. Mục tiêu Marketing nói chung và mục tiêu của sản phẩm, giá cả, phân phối và xúc tiến bán hàng nói riêng của Công ty chỉ có thể đem lại hiệu quả khi nó được thực hiện trong mối liên kết biểu hiện ở cây mục tiêu của Công

TM41B

ty. Trong cây mục tiêu muốn đạt được mục tiêu trên cao thì phải đạt được các mục tiêu ở mức độ thấp hơn, những mục tiêu cuối cùng là những mục tiêu cần phải đạt được trước nhất.

Sơ đồ 8: Cây mc tiêu ca Công ty.

Một phần của tài liệu CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA CÔNG TY VẬT TƯ BƯU ĐIỆN I TRONG THỜI GIAN TỚI. (Trang 71 -76 )

×