PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sản xuất và tiêu thụ bưởi năm roi phú hữu tỉnh hậu giang (Trang 25)

5. Nội dung và các kết quả đạt được:

2.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

Thu thập số liệu sơ cấp: bắng cách quan sát thực tế, phỏng vấn các nhà vườn trồng bưởi,...

Thu thập số liệu thứ cấp: Thông tin từ báo chí, niên giám thống kê, tham khảo một số luận văn và các nghiên cứu trước đây, truyền hình, internet,...

2.4.2 Phương pháp phân tích dữ liệuPhương pháp xử lý số liệu thứ cấp Phương pháp xử lý số liệu thứ cấp

Phương pháp thống kê (so sánh, phân tích, tổng hợp,…): Phân tích các số liệu tổng hợp, so sánh qua các năm và đưa ra nhận xét.

Phương pháp xử lý số liệu sơ cấp

Ngoài việc thu thập thông tin thứ cấp về diện tích, giá cả, sản lượng các năm trước để đánh giá việc tiêu thụ bưởi. Đề tài được tổ chức nhiều đợt khảo sát thực tế trong thời gian 2 tháng (tháng 2,3 năm 2009) nhằm thu thập số liệu sơ cấp bằng cách phỏng vấn trực tiếp dựa theo bảng câu hỏi đã được mã hoá để lấy thông tin từ nông dân trồng bưởi, thương lái, vựa, doanh nghiệp, người bán lẻ đến người tiêu dùng cuối cùng.

Phân tích kênh phân phối – Marketing Channels để chọn kênh phân phối hiệu quả, những kênh marketing là một hệ thống bao gồm những người sản xuất cùng với những người trung gian phối hợp nhằm hướng tới lợi ích của người tiêu dùng cuối cùng.

Đối với mạng lưới kênh phân phối bưởi, những người sản xuất họ sẽ bán sản phẩm của họ cho những người kinh doanh (người thu gom, thương lái, vựa,…),

những người kinh doanh này họ sẽ bán sản phẩm lại cho những người buôn lẻ, siêu thị,…là những người phục vụ người tiêu dùng.

Đề tài sử dụng mô hình CBA (phân tích lợi ích – chi phí) để so sánh chi phí sản xuất và lợi nhuận giữa hai mô hình nông hộ có diện tích trồng bưởi Năm Roi nhiều với nông hộ có diện tích trồng bưởi Năm Roi ít.

Mỗi tác nhân trong kênh marketing bưởi sẽ được phân tích dựa trên chi phí sản xuất, giá mua, giá bán và chi phí marketing để xác định việc phân phối lợi nhuận biên cho các tác nhân. Sau đó, các chỉ số sẽ được sử dụng trong phân tích: lợi nhuận biên – tổng chi phí nhằm so sánh và xác định tác nhân nào đạt phần trăm lợi nhuận cao và nguyên nhân của việc phân phối lợi nhuận.

Lợi nhuận biên _ tổng chi phí = Lợi nhuận biên / Tổng chi phí (Lợi nhuận biên = Tổng marketing biên tế – Biến phí marketing)

Thống kê mô tả (sử dụng SPSS 16.0) được sử dụng để phân tích chi phí marketing, marketing biên tế và lợi nhuận biên theo chiều dọc từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng trong kênh phân phối; mô tả thực trạng và để nhận dạng những yếu tố chính ảnh hưởng đến kênh marketing bưởi.

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TỈNH HẬU GIANG3.1.1 Lịch sử hình thành 3.1.1 Lịch sử hình thành

Trước đây (1976-1991) tỉnh Hậu Giang cũ bao gồm 3 đơn vị hành chính hiện nay là thành phố Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng và Hậu Giang. Cuối năm 1991 tỉnh Hậu Giang được chia thành hai tỉnh: Cần Thơ và Sóc Trăng. Ngày 1 tháng 1 năm 2004 tỉnh Cần Thơ được chia thành thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương và tỉnh Hậu Giang ngày nay.

Hậu Giang có 7 đơn vị hành chính, gồm 2 thị xã và 5 huyện với 71 xã, phường, thị trấn: Thị xã Vị Thanh tỉnh lỵ, thị xã Ngã Bảy, đổi tên từ Tân Hiệp tháng 11 năm 2006, Huyện Châu Thành, Huyện Châu Thành A, Huyện Long Mỹ, Huyện Phụng Hiệp và Huyện Vị Thủy.

3.1.2 Điều kiện tự nhiên

* Vị trí địa lý

Hậu Giang với diện tích 1.608 km2là tỉnh ở trung tâm Đồng Bằng Sông Cửu Long, thị xã tỉnh lỵ Vị Thanh cách Thành phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM) 240 km về phía Tây Nam; phía bắc giáp Thành phố Cần Thơ; phía nam giáp tỉnh Sóc Trăng; phía đông giáp sông Hậu và tỉnh Vĩnh Long; phía tây giáp tỉnh Kiên Giang và tỉnh Bạc Liêu.

Tọa độ địa lý: Từ 9030'35'' đến 10019'17'' vĩ độ Bắc và từ 105014'03'' đến 106017'57'' kinh độ Đông. Địa giới hành chính tiếp giáp năm tỉnh: phía Bắc giáp Thành phố Cần Thơ; phía Nam giáp tỉnh Bạc Liêu; phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang; phía Đông giáp tỉnh Sóc Trăng. Diện tích tự nhiên là 160.058,69 ha, chiếm khoảng 4% diện tích vùng ĐBSCL và chiếm khoảng 0,4% tổng diện tích tự nhiên nước Việt Nam.

* Khí hậu

Tỉnh Hậu Giang nằm trong vòng đai nội chí tuyến Bắc bán cầu, gần xích đạo; có khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia thành hai mùa rõ rệt. Mùa mưa có gió Tây Nam

từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô có gió Đông Bắc từ tháng 12 đến tháng 4 hàng năm.

Nhiệt độ trung bình là 270C không có sự chênh lệch quá lớn qua các năm. Tháng có nhiệt độ cao nhất (350C) là tháng 4 và thấp nhất vào tháng 12 (20,30C). Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm, chiếm từ 92 - 97% lượng mưa cả năm. Lượng mưa ở Hậu Giang thuộc loại trung bình, khoảng 1800 mm/năm, lượng mưa cao nhất vào khoảng tháng 9 (250,1mm). Ẩm độ tương đối trung bình trong năm phân hóa theo mùa một cách rõ rệt, chênh lệch độ ẩm trung bình giữa tháng ẩm nhất và tháng ít ẩm nhất khoảng 11%. Độ ẩm trung bình thấp nhất vào khoảng tháng 3 và 4 (77%) và giá trị độ ẩm trung bình trong năm là 82%.

* Địa hình

Địa hình khá bằng phẳng là đặc trưng chung của ĐBSCL. Trên địa bàn tỉnh có hai trục giao thông huyết mạch quốc gia là quốc lộ 1A, quốc lộ 61; hai trục giao thông thủy quốc gia kênh Xà No, kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp.

Địa hình có độ cao thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Có thể chia làm ba vùng như sau:

- Vùng triều: là vùng tiếp giáp sông Hậu về hướng Tây Bắc. Diện tích 19.200 ha, phát triển mạnh về kinh tế vườn và kinh tế công nghiệp, dịch vụ.

- Vùng úng triều: tiếp giáp với vùng triều. Diện tích khoảng 16.800 ha, phát triển mạnh cây lúa có tiềm năng công nghiệp và dịch vụ.

- Vùng úng: nằm sâu trong nội đồng. Phát triển nông nghiệp đa dạng (lúa, mía, khóm,…). Có khả năng phát triển mạnh về công nghiệp, dịch vụ.

3.1.3 Tình hình dân số

Dân số đạt 799.114, mật độ 497 ng/km2. Mức tăng từ 1,07-1,11%/năm. Sự gia tăng dân chủ yếu là tăng cơ học, dân thành thị là 132.406 người, chiếm 17%. Số dân sống dựa vào nông nghiệp chiếm 41,4%. Dân số sống bằng nghề phi nông nghiệp là 58,6%.

3.1.4 Tình hình nông nghiệp

Chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi. Từ xa xưa vùng đất này đã là một trong những trung tâm lúa gạo của miền Tây Nam Bộ. Đất đai phì nhiêu, có thế mạnh về cây lúa và cây ăn quả các loại.

Hậu Giang còn có nguồn thủy sản khá phong phú, chủ yếu tôm cá nước ngọt (hơn 5.000 ha ao đầm nuôi tôm cá nước ngọt) và chăn nuôi gia súc. Đặc biệt Sông Mái Dầm (Phú Hữu - Châu Thành) có đặc sản cá Ngát nổi tiếng. Tỉnh hiện có 139.068 hecta đất nông nghiệp, và phấn đấu đến 2010 sẽ giảm 10.800 hecta. Đặc sản nông nghiệp có : Khóm Cầu Đúc (Vị Thanh), Bưởi Năm Roi (Châu Thành), Cá thát lát mình trắng (Long Mỹ).

3.1.5 Tình hình kinh tế - xã hội

Năm 2008 tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục phát triển có nhiều chuyển biến tích cực, các chỉ tiêu theo Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh đều đạt và vượt kế hoạch: tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng 13,07%; thu nội địa 480 tỷ đồng, vượt trên 14,8% dự toán Hội Đồng Nhân Dân tỉnh; tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn gần 6.282 tỷ đồng, đạt kế hoạch, trong đó vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước do địa phương quản lý 1.526,4 tỷ đồng, chiếm 24,29% tổng vốn đầu tư toàn xã hội; thu nhập bình quân đầu người 10,76 triệu đồng/người, tăng 14,8% so cùng kỳ; giải quyết việc làm 21.400 lao động, vượt 4,4% kế hoạch; giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 13,66% tổng số hộ, đạt kế hoạch; có 67.434/52.720 người tham gia thực hiện các biện pháp tránh thai, vượt 20,3% kế hoạch năm; quốc phòng an ninh được đảm bảo, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội… Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội năm 2009, tốc độ tăng trưởng kinh tế từ 12,5 - 13,5%.

3.2 SƠ LƯỢC VỀ HUYỆN CHÂU THÀNH – HẬU GIANG

Huyện Châu Thành tỉnh Hậu Giang có tổng diện tích là 134.47 km2, dân số 84,545 người, mật độ dân số là 586 người/km2. Huyện Châu Thành gồm bảy xã: Đông Phước, Đông Phước A, Phú Hữu, Phú Hữu A, Phú An, Đông Phú, Đông Thạnh và một phường.

Hình 3.1BẢN ĐỒ HUYỆN CHÂU THÀNH - HẬU GIANG

(Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Hậu Giang)

3.2.1 Về nông nghiệp

Chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi. Thế mạnh là trồng cây ăn quả với đặc sản bưởi Năm Roi ở xã Phú Hữu. Nguồn thu nhập chính của người dân vùng này là trồng lúa song vùng này đang chuyển đổi cơ cấu thiên về chuyên canh đặc sản vùng rất mạnh, một số loại trái cây được ưa chuộng như bưởi Năm Roi, bưởi ruột đỏ, sầu riêng. Nơi này nhà nào cũng nuôi một vài con heo, một số gia đình chuyên nuôi vịt chạy đồng, hiện nay một số nông dân bắt đầu đầu tư nuôi bò sữa. Nơi này cũng là truyền thống của các thương lái mua bán trái cây, họ mua của nông dân rồi mang đi các chợ nổi Cái Răng, Phụng Hiệp, Ngã tư Cây Dương, Lái Thiêu (Sài Gòn), Bạc Liêu, Vĩnh Kim (Tiền Giang), Cần Thơ,...bán lại cho các vựa trái cây.

3.2.2 Về công nghiệp

Cụm công nghiệp Nam Sông Hậu với nhà máy đóng tàu VinaSin mới vừa khởi công xây dựng, nhà máy Giấy lớn nhất Việt Nam đang được xây dựng. Ngành công nghiệp gạch ngói nơi đây nổi tiếng khắp nước, thời Pháp hàng gạch ngói còn xuất khẩu sang Trung Quốc, Thái Lan,...các mặt hàng gốm sứ bình dân cũng phát triển mạnh.

3.2.3 Về thủ công, mỹ nghệ

Hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu với nguyên liệu là lục bình. Sản phẩm thủ công từ cây Lục Bình cũng đang phát triển mạnh, xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới và là những mặt hàng lưu niệm rất quý ở một số hãng dịch vụ du lịch của đồng bằng.

3.3 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TỈNH HẬU GIANG

Kế hoạch phát triển ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2009

Năm 2009 là năm có ý nghĩa rất quan trọng tạo điều kiện để giành thắng lợi kế hoạch năm năm 2006-2010 trên lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (PTNT). Trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế - xã hội năm năm của Tỉnh và kết quả rà soát quy hoạch nông nghiệp nông thôn, ngành nông nghiệp và PTNT xây dựng kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn năm 2009 cụ thể như sau:

3.3.1 Định hướng chung

Tiếp tục xây dựng nhằm từng bước hình thành một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa tập trung, có quy mô lớn, có chất lượng, bền vững và đủ sức cạnh tranh trên thị trường, trên cơ sở ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến.

- Xây dựng nông thôn mới có cơ cấu kinh tế hợp lý, có quan hệ sản xuất phù hợp, có kết cấu hạ tầng phát triển, đời sống nông dân được nâng cao.

- Từng bước hình thành các loại hình doanh nghiệp nông thôn, các hợp tác xã, trang trại, câu lại bộ, hộ nông dân,…chiếm lĩnh thị trường nông thôn phát triển vững mạnh, góp phần đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn, tăng thu nhập, tạo việc làm, ổn định và đảm bảo thu nhập cao cho người dân nông thôn.

3.3.2 Các chỉ tiêu chủ yếu trong năm 2009

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng 4-5% - Tốc độ tăng giá trị sản xuất tăng 5-6%

- Tỷ trọng chiếm: 36,58% (giảm 3,76% so năm 2008)

- Tăng giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản bình quân trên 1 ha đất canh tác lên trên 50 triệu đồng/ha, phấn đấu đạt lợi nhuận bình quân trên 40%; Nâng cao mức sống của người dân khu vực nông thôn, phấn đấu thu nhập bình quân đầu người nông thôn đạt trên 5 triệu đồng/người/năm.

- Phát triển mạnh nuôi trồng thủy sản, rau màu, chăn nuôi làm tiền đề chuyển đổi cơ cấu sản xuất cho những năm sau.

- Củng cố và từng bước phát triển các loại hình hợp tác hóa nông nghiệp trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và dịch vụ nông nghiệp theo hướng sản xuất tập trung khép kín.

- Nâng tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh lên 65%, tăng thêm 2% so năm 2008 (theo tiêu chí mới).

* Chỉ tiêu sản xuất nông - lâm - thủy sản:

- Cây lúa: Tổng diện tích gieo trồng: 186.000 ha, trong đó diện tích lúa cao sản, đặc sản các loại 25.000 ha, năng suất bình quân chung toàn tỉnh: 54 tạ/ha, sản lượng 1.000.000 tấn.

- Cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày: Tổng diện tích 29.200 ha, trong đó: Cây màu: Tập trung xây dựng các vùng sản xuất rau quả tập trung theo tiêu chuẩn VietGAP, chủ yếu phát triển các loại rau thực phẩm và cây ăn trái đặt sản của tỉnh. Tổng diện tích kế hoạch 14.200, sản lượng 157.768 tấn (gồm: cây bắp 2.000 ha, năng suất bình quân 60 tạ/ha, sản lượng 11.910 tấn; cây khoai các loại: 1.700 ha, năng suất bình quân 150 tạ/ha, sản lượng 25.300 tấn; rau màu và đậu các loại 10.500 ha, sản lượng 120.500 tấn); Cây mía: 15.000 ha, năng suất bình quân 85 tấn/ha, sản lượng 1.279.250 tấn.

- Cây ăn trái: Diện tích 22.355 ha, trong đó cây có múi: 8.685 ha, cây ăn quả các loại 12.120 ha. Sản lượng 177.800 tấn.

- Chăn nuôi: Đàn trâu 1.897 con, đàn bò 3.083 con, tăng 10% so năm 2008; đàn heo 205.000 con, tăng 45% so năm 2008; đàn gia cầm 3,5 triệu con, tương đương năm 2008.

- Lâm nghiệp: Trồng cây phân tán 2,5-3 triệu cây lâm nghiệp các loại.

- Thủy sản: Diện tích nuôi thủy sản 13.000 ha, bao gồm diện tích nuôi ruộng trũng 5.870 ha, diện tích nuôi ao, mương: 7.130 ha, trong đó nuôi thâm canh và bán thâm canh: 1.386 ha. Tổng sản lượng thủy sản 109.000 tấn (sản lượng tôm: 44 tấn), trong đó: nuôi trồng 105.000 tấn (cá tra: 40.000 tấn).

3.3.3 Đầu tư xây dựng cơ bản và các nguồn vốn đầu tư khác

Tổng nhu cầu vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2009 để phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và phát triển nông thôn theo dự kiến: 288.142 triệu đồng bao gồm: vốn trái phiếu Chính phủ, vốn chương trình mục tiêu quốc gia, vốn hỗ trợ có mục tiêu,…được bố trí và thực hiện vào đầu năm để phát huy hiệu quả phục vụ cho sản xuất. Tuy nhiên, tổng mức kế hoạch vốn phân bổ năm 2009 cho ngành Nông nghiệp và PTNT là 47.523 triệu đồng, đạt 16,5% nhu cầu kế hoạch.

3.3.4 Các giải pháp thực hiện

Để hoàn thành tốt chỉ tiêu Bộ Nông nghiệp và PTNT, Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Hậu Giang kế hoạch năm 2009, đồng thời tạo tiền để phát triển nhằm hoàn thành kế hoạch năm năm 2006-2010 và Nghị quyết Trung ương 7 về Nông nghiệp, nông dân, nông thôn, ngành nông nghiệp và PTNT đề ra các giải pháp chính như sau:

1. Triển khai thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn được giao. Tập trung chỉ đạo việc giao kế hoạch ngay từ đầu năm 2009 cho các địa phương, đơn vị. Tập trung cho công tác phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi, nuôi trồng thủy sản. Tiếp tục đẩy mạnh công tác giống, khuyến nông, khuyến ngư thông qua nhiều giải pháp cụ thể để người dân có điều kiện áp dụng để sản xuất có hiệu quả, chất lượng cao, tăng thu nhập. Nâng cao trình độ sản xuất cho nông dân nhất là các tiến bộ khoa học kỹ thuật bằng nhiều kênh thông tin thiết thực. Tổ chức triển khai thực hiện các chương trình phục vụ cho phát triển nông nghiệp và nông thôn như:

- Chương trình hỗ trợ cơ giới hóa thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch giai đoạn 2009-1010, định hướng 2020.

- Chương trình sản xuất nông nghiệp an toàn theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) giai đoạn 2009-2010, định hướng 2020.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sản xuất và tiêu thụ bưởi năm roi phú hữu tỉnh hậu giang (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)