Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất vụ Thu Đông.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sản xuất mô hình luân canh 2 vụ lúa 1 vụ bắp của nông hộ huyện ba tri –bến tre (Trang 50 - 52)

. regress nangsuat chiphichuanbidat chiphiphanthuoc chiphinhienlieu chiphigiong chiphithuelaodong kinhnghiem trinhdohocvan

4.4.2.Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất vụ Thu Đông.

Bảng 22: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT VỤ THU ĐÔNG

. regress nangsuat chiphichuanbidat chiphiphanthuoc chiphinhienlieuchiphigiong chiphithuelaodong kinhnghiem trinhdohocvan chiphigiong chiphithuelaodong kinhnghiem trinhdohocvan

Source SS df MS Number of obs = 60

F( 7, 52) = 13.85

Model 538777.103 7 76968.1575 Prob > F = 0.0000

Residual 289081.231 52 5559.25444 R-squared = 0.6508

Adj R-squared= 0.6038

Total 827858.333 59 14031.4972 Root MSE = 74.56

nangsuat Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval]

chiphichuanbidat .0030031** .0011609 2.59 0.013 .0006737 .0053326 chiphiphanthuoc .0002294** .0000783 2.93 0.005 .0000722 .0003866 chiphinhienlieu .0004058ns .0002589 1.57 0.123 -.0001138 .0009254 chiphigiong .0006823ns .0004915 1.39 0.171 -.0003039 .0016685 chiphithuelaodong .000926** .0001853 5.00 0.000 .0005542 .0012978 kinhnghiem 3.322613** 1.249525 2.66 0.010 .8152573 5.829968 trinhdohocvan 11.73668ns 12.14677 0.97 0.338 -12.63759 36.11096 _cons -283.275 141.7757 -2.00 0.051 -567.7686 1.218733

(Kết quả chạy hàm hồi quy) Chú thích: **: Ý nghĩa ở 5% ; ns: không có ý nghĩa

Giải thích ý nghĩa của R2

Căn cứ vào kết quả cho thấy với Prob > F =0.0000 rất nhỏ so với mức ý nghĩa = 5% điều này cho thấy phương trình hồi quy đưa ra là có ý nghĩa.Từ hệ số R-squared = 0,6508, ta có thể nói mô hình hồi quy giải thích được 65,08% các yếu tố kinh nghiệm, trình độ học vấn, các chi phí tác động đến năng suất trong mô hình. Còn lại 34,92% là do các yếu tố khác không đưa vào mô hình ảnh hưởng đến năng suất lúa vụ Thu Đông.

Theo số liệu của bảng trên ta có phương trình hồi quy về năng suất như sau: Y = -283,275 + 0,003*X1** + 0,00022*X2** + 0,0009*X5** + 3,32*X6**

Giải thích phương trình

Yếu tố chi phí chuẩn bị đất (X1** )

Việc cày xới đất góp phần tăng năng suất lúa vào vụ Thu Đông. Từ phương trình cho thấy b1 = 0,003. Giá trị b1 = 0,003 cho thấy khi chi phí chuẩn bị đất tăng lên 1000 đồng thì năng suất lúa tăng 3 kg/1000m2 nếu các yếu tố khác không đổi.

Yếu tố chi phí phân, thuốc (X2** )

Đây cũng là chi phí quan trọng góp phần vào việc tạo ra năng suất lúa. Từ phương trình cho thấy b2 = 0,00022. Giá trị b2 = 0,00022 cho thấy nếu như chi phí phân-thuốc tăng lên 1000 đồng thì sẽ làm cho năng suất lúa tăng lên 0,22 kg/1000m2, nếu các yếu tố khác không đổi. Khoản chi phí này thường chiếm tỉ lệ lớn trong việc sản xuất lúa. Nhưng trong sản xuất thì cần làm giảm chi phí phân-thuốc đến mức tối thiểu có thể được mà không làm ảnh hưởng đến năng suất.

Yếu tố chi phí thuê lao động (X5** )

Từ phương trình cho thấy b5 = 0,0009. Giá trị b5 = 0,0009 cho thấy rằng nếu chi phí thuê lao động tăng 1000 đồng thì năng suất lúa vụ Thu Đông sẽ tăng 0,9 kg/1000m2, nếu các yếu tố khác không đổi. Vụ Thu Đông thường bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thời tiết như mưa nhiều, gió bão nên các nông hộ gieo sạ và giặm rất kĩ.

Yếu tố kinh nghiệm (X6** )

Từ phương trình cho thấy b6 = 3,32. Giá trị b5 = 3,32 cho thấy rằng thời gian tham gia sản xuất tăng lên một năm khi các yếu tố khác không thay đổi thì năng suất lúa vụ Thu Đông tăng lên 3,32 kg/1000m2. Như vậy, nông hộ có nhiều kinh nghiệm bản thân thì lúa đạt năng suất hơn.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sản xuất mô hình luân canh 2 vụ lúa 1 vụ bắp của nông hộ huyện ba tri –bến tre (Trang 50 - 52)