MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA BẮP TRONG NÔNG HỘ

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sản xuất mô hình luân canh 2 vụ lúa 1 vụ bắp của nông hộ huyện ba tri –bến tre (Trang 64 - 68)

. regress thunhap nangsuat giaban chiphiphanthuoc chiphigiong chiphinhienlieu chiphichuanbidat chiphithuelaodong

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA BẮP TRONG NÔNG HỘ

LÚA - BẮP TRONG NÔNG HỘ

---- -ooOoo- ----

5.1. MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN GÂY ẢNH HƯỞNG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤTCỦA NÔNG HỘ CỦA NÔNG HỘ

Về kỹ thuật

Đa số các nông hộ có trình độ học vấn còn thấp (tối đa là học cấp 3 chiếm 25%), khả năng tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật còn hạn chế, muốn bảo vệ hình thức canh tác truyền thống của gia đình và do đặc điểm của đất không phù hợp (đất mặn, đất phèn…). Chính điều này nguyên nhân quan trọng dẫn đến các nông hộ chưa mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Các nông hộ chủ yếu canh tác theo kinh nghiệm bản thân là chính. Có nhiều lớp tập huấn tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng lúa, bắp nhưng mức độ tham gia và áp dụng còn rất ít.

Về giống lúa, bắp

Các nông hộ còn gieo sạ quá dày ( 25-30kg/1000m2 ), do đó sâu bệnh dễ phát sinh. Đa số nông hộ còn sử dụng giống kém chất lượng như: IR 50404, OC 10…dẫn đến năng suất thấp. Chưa xử lý giống lúa, bắp khi gieo sạ nên giống nẩy mầm yếu và cây con chết nhiều.

Về phân bón

Đa số nông hộ bón phân không theo nguyên tắc 4 đúng và bón với lượng quá nhiều (40-50kg/1000m2) gây lãng phí chi phí và công sức, trái lại năng suất không tăng.

Về nông dược

Bà con nông dân sử dụng nông dược quá nhiều có hại đến sức khỏe con người và gây tâm lý đến người tiêu thụ.

Hệ thống đường bộ và hệ thống sông ngòi dày đặc đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nông hộ trong việc bán sản phẩm. Tuy nhiên thị trường tiêu thụ ở huyện chưa phát triển mạnh, đầu ra của sản phẩm chủ yếu bán cho thương lái.

Thị trường cung ứng dịch vụ và vật tư hàng hóa phục vụ sản xuất nông nghiệp do tư nhân kiểm soát nên chưa có sự kiểm soát, hợp tác và liên kết hỗ trợ nông hộ. Giá vật tư phân bón có sự dao động lớn gây trở ngại và rủi ro cho nông hộ đầu tư sản xuất.

Về cơ cấu mùa vụ

Sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng của khí hậu thời tiết rất lớn. Qua thực tế điều tra cho thấy có sự chênh lệch về năng suất giữa hai vụ lúa và chênh lệch về thu nhập giữa hai vụ lúa- một vụ bắp. Ở đây là do yếu tố thời tiết ảnh hưởng bất lợi đến cây lúa- cây bắp.

5.2. CÁC GIẢI PHÁPVề kỹ thuật Về kỹ thuật

Nên thường xuyên mở các lớp tập huấn, các buổi nói chuyện chuyên đề, các buổi chuyển giao khoa học kỹ thuật tham quan học hỏi kinh nghiệm của bà con nông dân sản xuất giỏi và biểu dương khen thưởng những nông dân có thành tích trong sản xuất.

Động viên bà con tham gia các lớp tập huấn, chuyên đề…và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất

Về giống lúa, bắp

Huyện cần cung cấp cho bà con nông dân giống xác nhận có độ thuần cao, thời gian sinh trưởng ngắn, được trồng là: OM 1490, VND 95- 20. Theo điều tra thì bà con điều áp dụng theo phương pháp sạ lan nên lượng giống sử dụng khoảng 25- 30kg/1000m2 là còn nhiều. Vì vậy bà con nông dân cần thay đổi thói quen và giảm lượng giống xuống vì gieo sạ nhiều giống sẽ làm cho mật độ sạ dày, vừa tốn chi phí lúa giống vừa tạo điều kiện cho sâu bệnh dễ dàng phát triển.

Đẩy mạnh công tác giống, đưa các giống lúa mới chất lượng cao vào sản xuất đại trà. Khuyến cáo nông dân không canh tác các giống lúa kém chất lượng như: IR 50404, OC 10 … Cải thiện tập quán sản xuất kém hiệu quả của nông dân như: sạ dày, sử dụng

nhiều và chưa đúng các loại thuốc bảo vệ thực vật, phân bón … Từng bước cơ giới hoá khâu thu hoạch lúa.

Về giống bắp: theo khuyến cáo lượng giống gieo sạ là 1,5- 2kg/1000m2.

Ngoài ra bà con cần xử lý giống trước khi gieo sạ bằng hóa chất có tác dụng giúp giống nảy mầm mạnh, ngăn chặn côn trùng phá hoại, giúp cây con mọc tốt và đều.

Về phân bón

Về nguyên tắc bón phân sẽ làm cho năng suất cây trồng tăng lên nhưng bón với liều lượng quá nhiều sẽ gây ra lãng phí chi phí, công sức trong khi đó năng suất cây trồng không tăng mà giảm. Vì vậy, nông hộ cần bón phân theo nguyên tắc 4 đúng: đúng liều, đúng lúc, đúng cách, đúng loại; kết hợp với 3 giảm theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật.

Về nông dược

Làm thế nào để cắt giảm chi phí thuốc là vấn đề cần quan tâm hơn nữa. Chương trình IPM khuyến cáo nông dân giảm sử dụng nông dược trên đồng ruộng, cây màu. Đối với các loại côn trùng thì nên sử dụng thiên địch thay vì thuốc. Sửa soạn đất kỹ có ý nghĩa rất lớn trong việc diệt trừ mầm bệnh như cỏ dại. Xử lý giống bằng hóa chất sẽ diệt trừ được phần lớn mầm bệnh và côn trùng phá hoại.

Về thị trường

Nên mở rộng thị trường tiêu thụ, thành lập các hợp tác xã thu mua sản phẩm để tránh bị ép giá do bà con thiếu thông tin.

Nhà nước nên có chính sách hỗ trợ và kiểm soát vật tư hàng hóa phục vụ cho nông dân sản xuất, kiểm soát giá cả phân bón, nông dược tránh bán hang giả, hang kém chất lượng.

Về cơ cấu mùa vụ

Cần gieo sạ đúng mùa vụ, tránh trường hợp sạ trễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết mất mùa, mất giá và sâu bệnh nhiều.

Nâng cao thu nhập cho nông hộ

Làm thế nào để giảm lượng đầu tư các yếu tố đầu vào càng nhiều càng tốt. Áp dụng chương trình 3 giảm 3 tăng, chương trình IPM vừa tiết kiệm chi phí phân, giống, thuốc

Bà con nông dân cần thay đổi tập quán sản xuất theo kiểu truyền thống, tích cực áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất và chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho phù hợp với từng mùa vụ, từng loại dất thích hợp.

Huyện cần phải mở các lớp tập huấn, trao đổi kỹ thuật sản xuất cho bà con nông dân, khuyến khích giảm chi phí đến mức tối thiểu trong sản xuất cây trồng. Phải thường xuyên nạo vét kênh mương, thủy lợi nội đồng để cung cấp cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp của người dân. Nông dân nên tăng cường kết hợp các nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nước để hạn chế sâu rầy, dịch bệnh hại lúa góp phần tăng năng suất và nâng cao chất lượng sản phẩm.

CHƯƠNG 6

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sản xuất mô hình luân canh 2 vụ lúa 1 vụ bắp của nông hộ huyện ba tri –bến tre (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)