Khả năng kháng khuẩn của diếp cá đối với các chủng vi khuẩn phân lập được thể hiện qua bảng 4.2 và 4.3.
Nồng độ thảo dược (ppm) Đường kính vòng kháng khuẩn (mm)MS ± SD 1000000 10.9 ± 0.91a 100000 8.9 ± 0.21b 10000 5.0 ± 4.38b 1000 0.0 ± 0.00b
(a, b: thể hiện sự khác biệt thống kê với p<0,05)
Nồng độ thảo dược (ppm) Đường kính vòng kháng khuẩn (mm) MS ± SD 1000000 9.2 ± 0.92a 100000 7.9 ± 0.58a 10000 6.3 ± 0.12b 1000 0.0 ± 0.00a
Bảng 4.2. Khả năng kháng khuẩn của diếp cá đối với V.alginolyticus
nồng độ 106 ppm hiệu quả kháng khuẩn của diếp cá cao hơn với trung bình đường kính vòng kháng khuẩn 10.9 ± 0.91 mm (sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p = 0.02 < 0.05). Ở nồng độ 105, 104 khả năng kháng khuẩn của diếp cá thấp hơn với trung bình đường kính vòng kháng khuẩn tương ứng 8.9 ± 0.21 mm, 5.0 ± 4.38 mm. Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa về mặt thống kê (p = 0.198, 0.118 > 0.05).
Đối với V.harveyi, qua bảng 4.3 thấy rõ diếp cá nồng độ 106, 105, 104 có khả năng kháng khuẩn, diếp cá nồng độ 103 không có tác dụng kháng khuẩn. Diếp cá nồng độ 106 kháng khuẩn mạnh hơn diếp cá nồng độ 105, 104 tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa về mặt thống kê (p = 0.09 > 0.05). Đường
kính vòng kháng khuẩn trung bình của hai nồng độ 105, 104: 7.9 ± 0.58 mm, 6.3 ± 0.12 mm. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p = 0.009 < 0.05.
Theo Đỗ Tất Lợi, 2004, trong cây diếp cá có chừng 0,0049 % tinh dầu, một ít chất ancaloit có tên cocdalin. Thành phần chủ yếu của tinh dầu có chứa mertylnonylxeton CH3CO(CH2)8CH3 (có mùi rất khó chịu), chất miêcxen C10H46, axit caprinic C9H19COOH và laurinaldehyt. Hoa quả chứa chất
isoquexitrin và không chứa quexitrin. Những hợp chất này có tính kháng khuẩn mạnh, đặc biệt đối với những vi khuẩn gây bệnh trên người.