Kết quả so sánh khả năng kháng khuẩn của mỗi loại thảo dược đối với các chủng vi khuẩn phân lập

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thử nghiệm một số loại thảo dược có tác dụng kháng khuẩn trên một số loài vi khuẩn phân lập được từ tôm sú giống (Penaeus monodon) nuôi ở Phú Hải - Phú Vang - Thừa Thiên Huế (Trang 47 - 48)

chủng vi khuẩn phân lập được

Đường kính vòng kháng khuẩn lớn nhất (tương ứng với nồng độ 10ˆ6)của mỗi loại thảo dược đối với các chủng vi khuẩn phân lập được sử dụng để so sánh hiệu quả giữa chúng. Kết quả được thể hiện qua bảng 4.7.

Chủng vi khuẩn

Đường kính vòng kháng khuẩn (mm) MD ± SD

Tỏi 106 Chó đẻ 106 Diếp cá 106

V.alginolyticus 26 ± 0.44 20.2 ± 0.93 10.9 ± 0.91

V.harveyi 23.7 ± 1.18 19.3 ± 0.86 9.2 ± 0.92

(a,b trong cùng một cột thể hiện sự khác biệt thống kê với p < 0,05) Kết quả từ bảng 4.4 cho thấy, tất cả thảo dược khi thử nghiệm trên

Bảng 4.4. So sánh khả năng kháng khuẩn của thảo dược đối với các chủng vi khuẩn phân lập được

V.alginolyticus và V.harveyi đều có sự chênh lệch đường kính vòng kháng khuẩn. Tỏi, chó đẻ, diếp cá khi thử nghiệm trên vi khuẩn V.alginolyticus cho hiệu quả kháng khuẩn cao hơn so với thử nghiệm trên vi khuẩn V.harveyi.Tuy nhiên, không có sự khác biệt thống kê khi so sánh khả năng kháng khuẩn của tỏi, chó đẻ răng cưa, diếp cá khi thử nghiệm trên vi khuẩn V.alginolyticus và V.harveyi (p > 0,05).

Trong cùng một loài vi khuẩn khả năng kháng khuẩn của thảo dược không giống nhau đối với các chủng vi khuẩn khác nhau. Thảo dược có tác dụng tiêu diệt chủng vi khuẩn này, nhưng lại không có khả năng tiêu diệt chủng vi khuẩn khác. Điều này có thể giải thích do cấu tạo tế bào của các chủng vi khuẩn có sự sai khác dẫn đến tác dụng của các hợp chất trong thảo dược lên màng tế bào vi khuẩn không có sự đồng nhất giữa các chủng vi khuẩn. Vì vậy, khả năng tiêu diệt vi khuẩn của thảo dược cũng khác nhau ở mỗi chủng vi khuẩn trong cùng một loài.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thử nghiệm một số loại thảo dược có tác dụng kháng khuẩn trên một số loài vi khuẩn phân lập được từ tôm sú giống (Penaeus monodon) nuôi ở Phú Hải - Phú Vang - Thừa Thiên Huế (Trang 47 - 48)