Điều kiện tự nhiên kinh tế-xã hội của xã

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp kinh tế - kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất sau khi giao (Trang 26 - 36)

4.2.1 Điều kiện tự nhiên * Vị trí địa lý:

Sơn Động là một huyện miền núi vùng cao, nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Bắc Giang, cách thị xã Bắc Giang 74 km. Nằm trên trục đ−ờng quốc lộ 31, từ Bắc Giang đi Đình Lập (Lạng Sơn) và trục đ−ờng quốc lộ 279 từ Lạng Sơn đi Quảng Ninh.

Thanh Sơn là một xã vùng cao, nằm ở phía Tây - Nam của huyện Sơn Động, cách thị trấn An Châu của huyện Sơn Động 25 km.

Vị trí địa lý:

Từ 106040’30” đến 106046’20” kinh độ đông Từ 2109’30” đến 21015’30” vĩ độ bắc

Phía Đông giáp các xã: Thanh Luận, Bồng Am (Huyện Sơn Động) Phía Tây giáp huyện Lục Nam - Tỉnh Bắc Giang.

Phía Nam giáp huyện Hoành Bồ - Tỉnh Quảng Ninh. Phía Bắc giáp xã Tuấn Đạo (Huyện Sơn Động).

* Địa hình, địa mạo:

Xã Thanh Sơn nằm dọc theo s−ờn Tây của dãy núi Yên tử, địa hình chia cắt phức tạp, chịu ảnh h−ởng của cánh cung Đông triều. Thanh Sơn có nhiều diện tích rừng và núi đất nghiêng dần từ Nam xuống Bắc.

Phía Tây nam là dãy Yên tử có đỉnh cao nhất là 1.064 m. Toàn xã đ−ợc bao bọc bởi dãy Yên tử, Núi mít và Đèo bụt tạo thành thung lũng hẹp. Đất ruộng chiếm tỷ lệ nhỏ.

Có 2 con suối chính là suối N−ớc vàng và suối Bài, hợp nhau ở thôn Bãi Chợ chảy ra sông Tuấn Đạo, là một sông nhánh của sông Lục Nam.

S−ờn Tây dãy Yên tử là những khu rừng thứ sinh có độ dốc từ 300 - 400 . Càng về phía Bắc có các đồi bát úp, độ dốc từ 150 - 200 . Với đặc điểm địa hình, địa mạo nh− trên, sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi quá trình sử dụng đất để sản xuất nông, lâm nghiệp, phải biết áp dụng các biện pháp kỹ thuật, canh tác trên đất đồi, xây dựng các mô hình sản xuất nông - lâm kết hợp để hạn chế xói mòn, rửa trôi đất nhằm khai thác, sử dụng đất một cách hiệu quả nhất. Đây cũng là một trong những khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện giao đất lâm nghiệp trên địa bàn. Mùa khô hạn, mùa lũ th−ờng xuyên xảy ra do lòng suối hẹp không tiêu kịp n−ớc.

* Về thổ nh−ỡng:

- Đất đai gồm các loại chính sau: + Đất dốc tụ chân đồi

+ Đất bồi tụ ven suối

+ Đất Feralít phát triển trên đá mẹ phiến thạch sét.

Đất gò đồi của xã đ−ợc hình thành từ lâu, đất đồi phân bố phía d−ới hạ l−u dọc theo 2 suối N−ớc Vàng và suối Bài. Độ dốc trung bình 200, chỉ thích hợp cho sản xuất nông lâm kết hợp. Đất có thành phần thịt đến thịt trung bình thích hợp cho nhiều loài cây ăn quả lâu năm và cây lâm nghiệp. Diện tích này chiếm tỷ lệ nhỏ so với diện tích đất lâm nghiệp trong xã. Hiện nay chủ yếu là đất n−ơng rẫy và đất khoanh nuôi tái sinh rừng.

Đất bồi tụ ven suối: Loại đất này phân bố dọc theo các suối, không tập trung, đất đai t−ơng đối tốt, song canh tác khó khăn, phụ thuộc vào chế độ thuỷ văn, hay bị lũ đột ngột phá hoại sản xuất.

* Điều kiện khí hậu thuỷ văn:

Các chỉ tiêu khí hậu nh−: Nhiệt độ, l−ợng m−a, độ ẩm không khí bình quân của các tháng trong năm (từ năm 1994 đến 2003), tại khu vực nghiên cứu đ−ợc thể hiện ở biểu 4-1.

Biểu 4-1. Một số chỉ tiêu khí hậu bình quân của tháng trong năm

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm Chỉ tiêu Nhiệt độ TB 16,2 17,2 20,4 24,6 26,9 28,3 28,3 27,5 26,1 24,2 20,3 17,1 23,1 0c L−ợng m−a TB 26,4 21,9 60 95 211 261 319 267 156 78,8 39,4 24,3 1.560 (mm) Độ ẩm TB 81 83 83 82 81 83 85 87 86 84 81 80 83 (%)

Từ số liệu trên, chúng tôi vẽ biểu đồ vũ nhiệt Gaussel - Walter

Hình 4.1. Biểu đồ vũ nhiệt Gaussel- Walter xã Thanh Sơn

0 50 100 150 200 250 300 350 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tháng Chỉ số Nh iệt đ ộ k h ô n g k h í tru n g b ìn h (oC) L−ợ n g m−a tru n g b ìn h (m m ) Độ ẩm k h ô n g k h í tru n g b ìn h (% )

Thông qua kết quả quan trắc về khí hậu, thuỷ văn ở biểu 4-1 và hình 4.1 có thể đi đến một số nhận xét tổng quan về điều kiện khí hậu và chế độ thuỷ văn của xã Thanh Sơn nh− sau:

Theo tài liệu của Đài khí t−ợng thuỷ văn Bắc Giang [20], khu vực nghiên cứu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Tuy nhiên do ảnh h−ởng của vị trí địa lý, địa hình mà khí hậu của xã Thanh Sơn có một số nét đặc tr−ng khác biệt.

Hàng năm, tại xã có hai mùa rõ rệt là mùa m−a và mùa khô. Mùa m−a từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm

Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.

+ L−ợng m−a: L−ợng m−a trung bình hàng năm là 1.560 mm. M−a tập trung vào các tháng 5,6,7,8,9 từ 155 đến 320 mm/tháng, các tháng 12,1,2 l−ợng m−a xuống thấp d−ới 30mm/tháng.

L−ợng m−a bình quân tháng cao nhất là tháng 7 đạt 319,2mm L−ợng m−a bình quân tháng nhỏ nhất là tháng 2 chỉ có 21,9mm

L−ợng m−a trong năm phân bố không đều. Trong mùa m−a, l−ợng m−a chiếm đến 89%, còn mùa khô (5 tháng) l−ợng m−a chỉ chiếm có 11%.

Trong mùa m−a, do có l−ợng m−a lớn nên th−ờng gây ra lũ lụt, nhất là lũ suối xảy ra đột ngột, tốc độ dòng chảy rất lớn do độ dốc cao, tàn phá hoa màu, cây cối, gây khó khăn rất lớn cho sản xuất nông lâm nghiệp.

Trong các tháng mùa khô, th−ờng l−ợng bốc hơi n−ớc cao, mực n−ớc ngầm xuống thấp. Các tháng 12,1,2 có l−ợng m−a thấp, l−ợng bốc hơi cao, thỉnh thoảng có xuất hiện s−ơng muối. Các tháng này thời tiết khô hanh, th−ờng gây hạn hán, đặc biệt rất dễ xảy ra cháy rừng, gây thiệt hại về kinh tế và ảnh h−ởng tới môi tr−ờng.

Nhìn chung vào mùa khô, sản xuất nông lâm nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. + Nhiệt độ:

Nhiệt độ bình quân năm là 23,10c.

Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là tháng 6,7 đạt 28,30c. Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là tháng 1 là 16,20c. Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối có trong tháng 1 là 20c. Nhiệt độ tối cao tuyệt đối có trong tháng 7 là 350c.

+ Độ ẩm:

Độ ẩm trung bình năm là 83%.

Độ ẩm trung bình thấp nhất là 80% vào tháng 12. Độ ẩm trung bình cao nhất là 87% vào tháng 8. - Chế độ gió:

Khu vực nghiên cứu chịu ảnh h−ởng của hai loại gió mùa.

Gió mùa đông bắc th−ờng xuất hiện vào mùa đông (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau) kèm theo m−a phùn và gió lạnh.

Gió mùa đông nam th−ờng xuất hiện vào mùa hè (từ tháng 4 đến tháng 7) trong mùa này th−ờng có nắng nóng, thỉnh thoảng có giông bão, kèm theo m−a rào.

Khu vực nghiên cứu nằm ở s−ờn Tây của dãy Yên tử, đ−ợc dãy Yên tử che chắn nên th−ờng ít bị gió bão. Thiệt hại do gió bão gây ra đối với sản xuất nông lâm nghiệp không lớn.

-Chế độ thuỷ văn:

Hệ thống sông suối của xã khá dày, song chủ yếu là suối nhỏ tập trung đổ vào 2 suối chính là suối Bài và suối N−ớc Vàng.

Suối Bài là con suối dài nhất, chạy dọc theo xã bắt nguồn từ những dãy núi phía Tây Bắc chảy qua các thôn Đồng Thông- Mậu - Thanh Chung - Bài- Nòn- Bãi chợ.

Suối N−ớc vàng bắt nguồn từ dãy Yên tử phía Đông Nam của xã, chảy qua các thôn Đồng Thanh - Đồng Giang- Néo- Bãi chợ.

Hai con suối này gặp nhau ở thôn Bãi chợ. Hợp l−u của chúng chảy trong địa phận của xã Thanh Sơn một đoạn ngắn, sau đó đổ ra sông Tuấn Đạo.

Hai dòng suối này là nguồn cung cấp n−ớc chính phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong xã, đặc biệt là các tháng mùa khô.

*Thảm thực vật

Thảm thực vật của xã rất phong phú và đa dạng, xã Thanh Sơn hiện nay có 5.783,8 ha rừng (trong đó rừng tự nhiên là 5.417,5 ha, chiếm 94%). Nhiều loài cây lâm nghiệp có giá trị kinh tế cao nh− lim xanh, pơ mu, thông tre, sến mật, lát, táu . . . Cây trồng lâm nghiệp có thông, keo, bạch đàn.

Cây trồng chính trong nông nghiệp là lúa, sắn, ngô… Vài năm gần đây, nhân dân trong địa bàn xã đã tích cực trồng cây Vải thiều.

Nhìn chung, do đặc điểm điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý và điều kiện khí hậu thuỷ văn tạo điều kiện cho các loài cây rừng phát triển mạnh, đất rừng khoanh nuôi tái sinh có khả năng thành rừng lớn (thực tế nhiều diện tích rừng nghèo kiệt đ−ợc khoanh nuôi tái sinh đã trở thành rừng) sản xuất lâm nghiệp có nhiều điều kiện để phát triển. Song sản xuất nông nghiệp thì gặp nhiều khó khăn mặc dù tỷ lệ đất đai nông nghiệp trên đầu ng−ời không nhỏ, nh−ng đất đai bị thoái hoá bạc màu, điều kiện tự nhiên, nhất là chế độ thuỷ văn, không thuận lợi cho sản xuất, lũ lụt, hạn hán th−ờng xuyên xảy ra.

4.2.2 Điều kiện kinh tế-xã hội

* Giao thông

Thanh Sơn có tuyến đ−ờng liên huyện từ Sơn Động sang Lục Nam dài 20 km chạy qua, đ−ờng đã rải nhựa nên đi lại khá thuận lợi.

Các tuyến đ−ờng từ UBND xã đi các thôn rất khó khăn, chủ yếu là đ−ờng đất, không đ−ợc tu sửa lại đi qua nhiều suối, nên mùa m−a lũ th−ờng xảy ra tắc đ−ờng.

Từ UBND xã đi Mậu - Đồng thông dài 10km - khó khăn Từ UBND xã đi Thanh Luận dài 4 km - t−ơng đối thuận lợi Từ UBND xã đi Đồng Rì (Thanh Luận) dài 11 km - rất khó khăn

* Thuỷ lợi:

Sản xuất nông nghiệp trong xã chủ yếu dựa vào n−ớc t−ới tự nhiên.

Trên địa bàn xã có 3 đập bê tông nhỏ nằm ở Mậu 01 chiếc, Thanh Chung 02 chiếc, song trữ l−ợng n−ớc không đáng kể chỉ t−ới đ−ợc cho một phần diện tích nhỏ ở 2 thôn Mậu và Thanh Chung, còn các thôn khác phụ thuộc hoàn toàn vào n−ớc t−ới tự nhiên. Mùa m−a hay gặp lũ lụt, mùa khô gặp hạn hán nên sản xuất gặp rất nhiều khó khăn, nhất là đối với sản xuất nông nghiệp.

* Điện

Là xã đặc biệt khó khăn, đ−ợc ch−ơng trình 135 kéo điện về đến 8/9 thôn trong xã (còn Đồng Thông ch−a có điện). Tuy nhiên tỷ lệ số hộ dùng điện chỉ 70%. Điện chủ yếu dùng cho sinh hoạt của các hộ gia đình nh− thắp sáng, đài, ti vi . . .

Còn l−ợng điện dùng cho sản xuất không đáng kể. Do các hộ gia đình ở xa nhau, đ−ờng dây tải điện kéo dài, hao phí điện năng lớn, giá điện cao. (>1.000đ/kw)

* Điều kiện thị tr−ờng

Xã Thanh Sơn có 01 chợ đang xây dựng theo ch−ơng trình 135. Đây là điều kiện thuận lợi cho tiêu thụ sản phẩm nông lâm nghiệp của nhân dân địa ph−ơng, giao thông từ các thôn đến chợ vất vả, khó khăn.

- Giá cả thị tr−ờng ch−a hợp lý, phụ thuộc vào t− th−ơng.

* Văn hoá

- Toàn xã có 1 Tr−ờng trung học cơ sở, với 12 phòng học phục vụ cho 435 học sinh - Có 1 Tr−ờng tiểu học với 23 lớp = 485 học sinh

- Có 9 lớp mẫu giáo ở 9 thôn với 162 cháu học tập. - Số ng−ời có trình độ đại học, cao đẳng: 10 ng−ời. - Trình độ trung cấp 23 ng−ời.

- Trình độ cấp 3: 117 ng−ời (3%) - Trình độ cấp 2: 1.050 ng−ời (27%).

- Trình độ văn hoá cấp I: 1.594 ng−ời (41%). - Số ng−ời mù chữ trong độ tuổi: 446 ng−ời (12%) - Số còn lại ch−a đến tuổi đi học.

Đến nay tỷ lệ học sinh bỏ học từ cấp I sang cấp II thấp, song từ cấp II lên cấp III t−ơng đối cao (60%)

* Y tế:

Cả xã có 1 trạm xá với 3 phòng và 5 gi−ờng bệnh. Đội ngũ cán bộ y tế gồm: 5 y sỹ và 4 y tá. Nguồn thuốc đ−ợc cấp phát theo các chế độ không đáng kể, nên đa phần là ngoài thị tr−ờng.

* Thôngtin liên lạc

Toàn xã có 1 b−u điện văn hoá xã, UBND xã đã có điện thoại. Số điện thoại trong xã có 13 máy.

Xã có một tủ sách pháp luật.

Truyền hình ch−a phủ sóng vệ tinh, phụ thuộc vào lịch phát sóng của Đài truyền hình Sơn Động.

* Về an ninh, trật tự xã hội

Đảng uỷ, UBND xã Thanh Sơn đã xây dựng đ−ợc phong trào quần chúng bảo vệ an ninh quốc phòng, phòng chống các tệ nạn và tội phạm sâu rộng trong nhân dân nên tình hình an ninh trật tự ở địa ph−ơng th−ờng xuyên đ−ợc giữ vững và ổn định. Trung đội dân quân tự vệ, lực l−ợng Công an viên ở các thôn xóm luôn phát huy vai trò của mình trong việc giữ gìn an ninh trật tự địa ph−ơng. Trên địa bàn xã không có các tệ nạn xã hội. Đặc biệt các thôn trong xã đều xây dựng quy −ớc bảo vệ rừng của thôn bản. Mỗi thôn có một tổ bảo vệ rừng từ 5-7 ng−ời luôn hoạt động có hiệu quả. Đây là điều kiện thuận lợi cho nhân dân yên tâm đầu t−, phát triển sản xuất và bảo vệ thành quả lao động trên mảnh đất đ−ợc giao.

Nền kinh tế của xã từ tr−ớc đến nay vẫn chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi), thu nhập từ sản xuất lâm nghiệp thấp. Những năm tr−ớc đây ng−ời dân vào rừng khai thác gỗ và lâm sản khác nh− tre, nứa, song, mây, hèo, nhựa trám . . . để tăng thêm thu nhập. Vài năm gần đây do công tác quản lý bảo vệ rừng chặt chẽ hơn, ng−ời dân không đ−ợc tự do vào rừng nên khoản thu nhập này còn không đáng kể. Các ch−ơng trình dự án lâm nghiệp đ−ợc triển khai, nh−ng nhìn chung thu nhập từ các dự án không cao, chủ yếu là tiền công trồng, chăm sóc và nhận khoán bảo vệ rừng. Sản phẩm lâm nghiệp do thực hiện các dự án ch−a đến chu kỳ khai thác.

Trong sản xuất nông nghiệp tập quán canh tác còn lạc hậu, ng−ời dân ch−a mạnh dạn áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, còn thiếu vốn đầu t−, giống mới có năng xuất cao và các vật t− khác phục vụ cho sản xuất. Cơ cấu cây trồng nông nghiệp còn nghèo nàn. Thu nhập bình quân đầu ng−ời thấp, đời sống của ng−ời dân trong xã còn gặp nhiều khó khăn.

* Tình hình dân số và lao động:

Biểu ..4-2. Tình hình dân số và lao động

(Nguồn: phòng thống kê huyện Sơn Động năm 2002)

TT Chỉ tiêu Đơn vị Số l−ợng Cơ cấu (%)

1 Tổng số nhân khẩu Ng−ời 3.887 100

- Nhân khẩu NN “ 3.809 98

- Nhân khẩu phi NN “ 78 2

2 Tổng số hộ Hộ 815 100

- Hộ nông nghiệp “ 791 97

- Hộ phi nông nghiệp “ 24 3

3 Tổng số lao động Ng−ời 2.005 100

- Lao động nông nghiệp “ 1.965 98

- Lao động khác “ 40 2

4 Mật độ dân số Ng−ời/km2 51

5 Tỷ lệ tăng dân số % 1,37

6 Bình quân l−ơng thực quy thóc/ng−ời/ năm

kg/ng/năm 244

Từ biểu 4-2 chúng ta thấy số nhân khẩu nông nghiệp có 3.809 ng−ời chiếm 98% tổng số nhân khẩu trong xã. Số ng−ời trong độ tuổi lao động là 2.005 ng−ời chiếm 51,6%. Trong đó lao động nông nghiệp có 1.965 ng−ời chiếm 98% tổng số lao động. Qua đó có thể nhận thấy Thanh Sơn là một xã thuần nông, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, các hoạt động kinh tế của xã chủ yếu là trong lĩnh vực nông nghiệp. Rừng và đất rừng tuy đã đ−ợc giao khoán cho hộ gia đình, song thu nhập từ sản xuất lâm nghiệp ch−a cao.

Mật độ dân số trong xã là 51 ng−ời/km2, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,37%. Toàn xã có 815 hộ gia đình với 3.887 nhân khẩu, nhìn chung đời sống của nhân dân trong xã phụ thuộc vào sản xuất nông lâm nghiệp. Do trình độ dân trí thấp, tập quán canh tác lạc hậu, thiếu giống, vốn và kỹ thuật sản xuất, trình độ và quy mô sản xuất nhỏ, nên mặc dù diện tích đất sản xuất nông nghiệp không phải là thấp (bình quân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp kinh tế - kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất sau khi giao (Trang 26 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)