Về tình hình giao đất và sử dụng đất lâm nông nghiệp trên địa bàn xã

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp kinh tế - kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất sau khi giao (Trang 92 - 96)

II sản xuất nông nghiệp 110,8 40,4 14,

5.1.1.Về tình hình giao đất và sử dụng đất lâm nông nghiệp trên địa bàn xã

Thông qua kết quả nghiên cứu trong từng nội dung của đề tài có thể đi đến một số kết luận chính sau đây:

- Thực hiện chủ tr−ơng phân cấp quản lý về đất đai của Nhà n−ớc, từ năm 1995 đến nay, xã Thanh Sơn đã giao đ−ợc 6.405,5 ha rừng và đất lâm nghiệp cho 1 tổ chức và 405 hộ gia đình. Trong đó giao cho Khu bảo tồn Tây Yên tử là 4.183,4 ha, số còn lại 2.222,1 ha giao cho hộ gia đình. Công tác giao đất tuy đ−ợc triển khai nhanh song đến nay việc cấp GCNQSDĐ vẫn ch−a đ−ợc thực hiện xong. Một số hộ vẫn ch−a đ−ợc giao đất. Đây cũng chính là tồn tại lớn nhất trong công tác giao đất ở xã Thanh Sơn.

- Nhờ sự trợ giúp về vốn của dự án trồng rừng Việt- Đức, dự án Tây Yên tử nên đất rừng sau khi giao đã đ−ợc các chủ thể đ−a vào sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Tính đến năm 2003 toàn xã đã trồng đ−ợc 289,5 ha rừng mới với các loại cây trồng nh− thông, trám, keo, bạch đàn và 180,6 ha cây ăn quả trên đất lâm nghiệp. Bên cạnh công tác trồng rừng mở rộng diện tích, công tác quản lý bảo vệ và KNTS rừng tự nhiên- đối t−ợng chủ yếu trên địa bàn cũng đ−ợc các chủ thể đ−a vào quản lý và sử dụng có hiệu quả.

- Hàng năm diện tích rừng tự nhiên đ−ợc khoán bảo vệ và KNTS cho các hộ gia đình với đơn giá 50.000đ/ha/năm đều tăng lên. Đến nay đã khoán đ−ợc 3.313,38ha (chiếm 57,3% diện tích rừng tự nhiên của xã) cho 563 tổ chức và hộ gia đình.

-Kết quả sử dụng đất lâm nghiệp sau khi giao trên địa bàn xã đã có hiệu quả nhất định, đem lại thu nhập cho ng−ời dân, tăng cả diện tích và chất l−ợng rừng. Song thu nhập của ng−ời dân từ sản xuất lâm nghiệp còn thấp, trữ l−ợng rừng còn nghèo. Vì vậy cần phải có các giải pháp thiết thực để tăng hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp.

Sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Thanh Sơn còn chậm phát triển, tập quán canh tác lạc hâụ. Chủ yếu vẫn là trồng lúa, ngô, sắn và một số rau đậu khác phục vụ nhu cầu l−ơng thực tại chỗ.

Cây ăn quả lâu năm , chủ yếu là vải thiều chiếm một diện tích đáng kể và đã cho thu hoạch, song vài năm gần đây do giá cả vải thiều trên thị tr−ờng liên tục giảm. Mặt khác chất l−ợng và mẫu mã quả vải thiều ở Thanh Sơn ch−a đáp ứng yêu cầu của thị tr−ờng nên thu nhập từ cây vải thiều trên địa bàn không cao.

Nhìn chung sản xuất nông nghiệp trên địa bàn mới chỉ đáp ứng nhu cầu l−ơng thực tại chỗ. Các sản phẩm của sản xuất nông nghiệp còn nghèo nàn cả về chủng loại và số l−ợng. Do tập quán canh tác lạc hậu nên đất đai sản xuất nông nghiệp của xã bị xói mòn, bạc màu, độ phì kém dẫn đến năng suất cây trồng thấp, tỷ lệ sử dụng đất mới chỉ đạt 73%.

Bên cạnh các nhân tố tự nhiên nh− vị trí địa lý, địa hình, điều kiện khí hậu thuỷ văn, đất đai, quá trình sử dụng đất đai lâm nông nghiệp còn chịu ảnh h−ởng của nhiều yếu tố khác nhau. Vì vậy để đ−a đất sau khi giao vào sử dụng có hiệu quả công tác giao đất cần quan tâm giải quyết một số vấn đề cơ bản sau:

- Qui mô giao đất không nên giao quá nhiều diện tích đất, chỉ nên giao từ 2 đến 4 ha cho một hộ gia đình, ngoại trừ các hộ có khả năng về vốn đầu t− cho sản xuất.

- Cần quan tâm đến các chính sách về vốn, đất đai, quyền h−ởng lợi của ng−ời nhận đất…

- Cải tạo và xây dựng các cơ sở hạ tầng, nhất là về đ−ờng giao thông, tạo điều kiện cho địa ph−ơng có thị tr−ờng ổn định để tiêu thụ sản phẩm nông lâm nghiệp. Tập trung sản xuất hàng hoá theo vùng chuyên canh, chú ý quan tâm số l−ợng, chất l−ợng và mẫu mã sản phẩm.

Kết quả sử dụng đất đai lâm nghiệp sau khi giao đ−ợc đánh giá trên 3 mặt: - Hiệu quả kinh tế.

Mặc dù sản xuất nông nghiệp còn chậm phát triển , nh−ng những năm gần đây nhất là sau khi đ−ợc giao đất, ng−ời dân đã tích cực sản xuất . Năng suất và sản l−ợng l−ơng thực hàng năm đều tăng. Đến nay sản xuất nông nghiệp đã đáp ứng nhu cầu l−ơng thực tại chỗ. Tỷ lệ hộ đói nghèo liên tục giảm. Năm 2003 tỷ lệ hộ nghèo trong xã là 32% và không còn hộ đói.

+ Đối với sản xuất lâm nghiệp:

Sau khi đ−ợc nhận đất, nhận rừng, ng−ời dân trong xã tích cực quan tâm hơn đến công tác quản lý bảo vệ, phát triển rừng. Nhất là khi các dự án lâm nghiệp đ−ợc triển khai thực hiện trên địa bàn xã. Ng−ời dân đã có thu nhập từ sản xuất lâm nghiệp góp phần nâng cao đời sống. Rừng trên địa bàn không ngừng tăng lên cả diện tích và chất l−ợng.

- Hiệu quả về mặt xã hội :

+ Nâng cao thu nhập, xoá đói giảm nghèo cho ng−ời dân. + Tạo việc làm cho ng−ời lao động.

+ Nâng cao dân trí, xây dựng xã hội văn minh giàu đẹp. - Hiệu quả về mặt môi tr−ờng.

+ Phát huy tác dụng phòng hộ đầu nguồn, giảm thiệt hại do thiên tai lũ lụt, hạn hán.

+ Chống xói mòn, rửa trôi, thoái hoá đất, nâng cao độ phì của đất.

+ Bảo tồn tính đa dạng sinh học ở địa ph−ơng, giữ gìn nguồn gen động thực vật.

5.1.2 Về giải pháp

Trên cơ sở nghiên cứu tình hình và kết quả của công tác giao đất lâm nông nghiệp. Phân tích những ảnh h−ởng đến quá trình sử dụng đất, đánh giá hiệu quả sử dụng đất đai lâm nông nghiệp sau khi giao, những thuận lợi và khó khăn, những tồn tại trong quá trình sử dụng đất của hộ gia đình sau khi giao. Chúng tôi tiến hành đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất sau khi giao nh− sau:

- Giải pháp về mặt kỹ thuật.

+ Điều chỉnh sử dụng đất đai lâm nông nghiệp thông qua phúc tra quy hoạch đất đai cấp thôn bản.

+ Chuyển giao, h−ớng dẫn kỹ thuật trồng một số cây lâm nghiệp, h−ớng dẫn kỹ thuật khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên.

- Giải pháp về kinh tế :

+ Vấn đề huy động vốn đầu t− cho sản xuất lâm nông nghiệp. + Phân tích thị tr−ờng lâm nông sản.

- Giải pháp về tổ chức:

+ Nâng cao vai trò năng lực quản lý của các tổ chức kinh tế xã hội ở địa ph−ơng. Nhất là Khu bảo tồn Tây yên tử và chính quyền xã, thôn bản, cán bộ khuyến lâm nông ở cơ sở. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Thành lập các tổ đội quần chúng bảo vệ rừng.

+ Phát huy vai trò, năng lực hoạt động của đội ngũ cán bộ kỹ thuật Khu bảo tồn Tây Yên tử, cán bộ dự án, cán bộ kỹ thuật Lâm tr−ờng Sơn Động II trong việc trong việc h−ớng dẫn, chuyển giao kỹ thuật sản xuất cho nhân dân địa ph−ơng.

- Giải pháp về chính sách:

+ Một số kiến nghị hoàn thiện và ban hành một số chính sách, nhất là các chính sách liên quan đến đất đai, sản xuất lâm nông nghiệp.

+ Xây dựng quy −ớc bảo vệ rừng ở thôn bản.

5.2. Tồn tại

- Do thời gian còn hạn chế, đề tài chỉ nghiên cứu tập trung trong lĩnh vực sử dụng đất cho sản xuất lâm nông nghiệp, nhất là lĩnh vực lâm nghiệp.

- Số liệu nghiên cứu mang tính chất kế thừa kết hợp với việc thu thập thực tế ở địa ph−ơng tại thời điểm nghiên cứu nên ch−a phản ánh thật đầy đủ quá trình sử dụng đất đai trong sản xuất lâm nông nghiệp tại địa ph−ơng. Nhất là số liệu thu thập

trong điều tra rừng chỉ mang tính chất đại diện trong phạm vi hẹp. Số liệu do các hộ gia đình cung cấp về chi phí và thu nhập trong sản xuất còn mang tính −ớc đoán, ch−a đ−ợc kiểm tra vì nhiều loài cây trồng ch−a cho thu hoạch.

- Các giải pháp đ−a ra ch−a đ−ợc đánh giá, kiểm nghiệm trên thực tế nên chỉ mới dừng lại ở mức độ tham khảo.

- Do phạm vi nghiên cứu hạn hẹp, và nguồn thông tin còn thiếu nên phần phân tích tác động ch−a đầy đủ vì vậy việc đánh giá hiệu quả xã hội, môi tr−ờng mới dừng lại ở mức định tính.

5.3. Kiến nghị

Để có những giải pháp thiết thực hơn nữa nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng bền vững đất đai lâm nông nghiệp sau khi giao trên cả 3 mặt kinh tế, xã hội và môi tr−ờng, các công trình nghiên cứu tiếp theo cần đi sâu vào một số khía cạnh sau:

- Cần tiếp tục đi sâu vào nghiên cứu tình hình sử dụng đất đai lâm nông nghiệp sau khi giao ở cấp xã trên các vùng miền đại diện để có những tổng kết đánh giá và giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai lâm nông nghiệp sau khi giao ở tất cả các địa ph−ơng trong toàn quốc.

- Cần đi sâu phân tích hiệu quả của mô hình sản xuất lâm nông kết hợp cũng nh− tập đoàn cây ăn quả, cây nông nghiệp nhằm lựa chọn và đề xuất đ−ợc tập đoàn cây trồng và các mô hình sử dụng đất hiệu quả nhất, có hiệu quả cả về kinh tế lẫn xã hội và môi tr−ờng giúp địa ph−ơng phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, góp phần ổn định kinh tế xã hội và môi tr−ờng sinh thái.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp kinh tế - kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất sau khi giao (Trang 92 - 96)