Hình 2.17. Báo cáo và phân bố băng thông trong GPON
Thủ tục cấp phát băng thông
B1. ONU lưu dữ liệu thuê bao cho lưu lượng hướng lên vào bộ đệm
B2. Khối dữ liệu trong bộ đệm được báo tới OLT như một yêu cầu tại một thời điểm OLT quy định
B3.OLT xác định thời gian bắt đầu truyền dẫn và khoảng thời gian truyền cho phép (1/4 cửa sổ truyền dẫn ) tới ONU như một sự cấp phép
B4 ONU nhận sự cấp phép và truyền khối dữ liêu đã xác định .
Hình 2.18 .Thủ tục cấp phát băng thông trong GPON.
2.8 BẢO MẬT VÀ MÃ HÓA LỖI
Do GPON là mạng điển – đa điểm nên dữ liệu hướng xuống có thể nhận bởi tất cả các ONU. Trong hệ thống PON thì hướng xuống, dữ liệu được truyền
broadcast đến tất cả ONU. Mỗi ONU chỉ có thể truy cập dữ liệu của mình, nhưng nếu người dùng nào có ý định phá hoại thì có thể giả ONU của người dùng khác để truy cập dữ liệu, hệ thống bảo mật PON sẽ ngăn chặn việc này. Giống như các mạng khác, GPON sử dụng thủ tục mật mã để ngăn ngừa việc nghe trộm các tín hiệu không mong muốn. Không giống như truy cập wireless hay modem, trong mạng PON, bất kì ONU nào cũng không thể thấy được lưu lượng hướng lên của ONU khác. Điều này cho phép làm đơn giản hóa thủ tục mật mã. Đầu tiên là chỉ cần mật mã ở hướng truyền xuống của dữ liệu. Thứ 2 là dữ liệu hướng lên có thể truyền khóa mật mã. GPON sử dụng chuẩn mật mã AES (Advanced Encryption Standard). Đó là một khối mật mã mà nó hoạt động trên một khối dữ liệu 16 byte (128 bit). Đặc biệt chế độ đếm được sử dụng. Khối mật mã giả ngẫu nhiên 16 byte được phát ra và XOR với dữ liệu ngõ vào để tạo ra dữ liệu mật mã ở OLT. Ở ONU, dữ liệu
được mật mã này thì XOR với chuỗi giả ngẫu nhiên 16 byte tương tự như ở OLT để tạo lại dữ liệu ban đầu. Với ATM chỉ có 48 byte được mật mã, với GEM chỉ có phần tải GEM được mật mã. OLT khởi tạo việc trao đổi khóa bằng việc gửi bản tin đến ONU thông qua kênh PLOAM. Sau đó ONU sẽ chịu trách nhiệm tạo ra khóa và phát ngược trở về OLT.
Sửa lối tiến FEC (Forward Error Correction) : Công nghệ GPON sử dụng phương pháp sửa lỗi tiến FEC. FEC mang lại kết quả tăng quỹ đường truyền lên 3- 4dB ( độ lợi mã hóa) vì vậy cho phép tăng tốc độ bit và khoảng cách giữa OLT va ONU cũng như hỗ trợ tỉ số chia lớn hơn trong mạng. FEC được tùy chọn sử dụng trong cả hướng lên và hướng xuống, dung Mã Reed Solomon thường là RS.
KẾT LUẬN
Ngành công nghiệp viễn thông đang có tốc độ phát triển hết sức nhanh chóng và sự cạnh tranh trong lĩnh vực mạng thông tin diễn ra rất gay gắt. Khi sự cạnh tranh gia tăng, điều quan trọng đối với các công ty viễn thông là phải xác định lại vị
thế của mình trong thị trường viễn thông và có chiến lược phát triễn mới để duy trì khách hàng của mình cũng như thu hút khách hàng của những nhà cung cấp khác. Với những ưu điểm về tốc độ, băng thông cũng như chi phí lắp đặt, GPON không thể nằm ngoài chiến lược phát triển của các nhà khai thác viễn thông cho mạng truy nhập.
Qua đề tài này, em đã đưa ra được các mô hình mạng truy nhập quang với những ưu điểm vượt trội về tốc độ, băng thông cũng như chất lượng, hứa hẹn sự phát triển vượt bậc cho mạng truy nhập. Đó là các vấn đề cốt lõi nhất khi triển khai mạng cáp quang thuê bao. Tuy nhiên, do sự hạn chế về thời gian, tài liệu tham khảo cũng như khả năng hiểu biết của bản thân, những kết quả đạt được chỉ dừng lại ở mức lý thuyết. Em mong muốn sau này mình có cơ hội đi sâu vào thực tiễn để hoàn thành dự định trong tương lai.
CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bài giảng “Mạng và các công nghệ truy nhâp – Biên soạn: Ths. Dương Thị Thanh Tú
[2] http://en.wikipedia.org/wiki/Passive_optical_network
[3] -www.vntelecom.org
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ... ... ... ... ... ... ... ...
... ...