Mô tả toán học của DBA

Một phần của tài liệu mạng quang thụ động gpon - tiểu luận môn học mạng và các cộng nghệ truy nhập (Trang 25 - 33)

Phần này giới thiệu một kiểu phân bổ băng thông chỉ rõ hành vi mục tiêu của cơ chế. Đó là mô hình tham khảo fluid có thể được dùng để kiểm tra các trường hợp để ước lượng một DBA

a.Tóm tắt các ký hiệu

C: dung lượng luồng lên của giao diện PON (bps) A: lượng thông tin đến bộ đệm (b)

B: sự chiếm giữ bộ đệm logic (b) D: Mô tả phân bổ lưu lượng RF: Băng thông cố định (bps) RA: Băng thông assured (bps) RM: Băng thông tối đa (bps)

RG: Băng thông guaranteed, động (bps) RL: Lưu lượng tải đề nghị, động (bps)

RBE: Băng thông best-effort, động (bps)

SNA: Băng thông thặng dư cho phân bổ băng thông không đảm bảo, động (bps) SBE: Băng thông thặng dư cho phân bổ băng thông best-effort, động (bps) χAB: chỉ số 3 cấp cho phân bổ băng thông thêm {None, NA, BE}

P: Mức ưu tiên cho phân bổ băng thông best-effort ω: Trọng số của phân bổ băng thông best-effort

b.Tải đề nghị:

Mỗi Alloc-ID có thể biểu thị đặc tính thay đổi dựa vào lưu lượng tải đề nghị, RL(t), được định nghĩa là tốc độ trung bình mà tại đó bộ đệm logic của 1 Alloc-ID được phục vụ đến hết trong khoảng thời gian cho trước ∆, đại diện một hằng số hệ thống ( nhỏ nhất là 1, nhưng thường sử dụng là thời gian của 8 khung):

RL(t)= ∆ ∆ + + ( , ) ) (t A t t B

Trong đó B(t) là sự chiếm giữ bộ đệm logic tại thời điểm t, và thành phần tùy chọn A(t,t+∆) tượng trưng cho các lưu lượng mới đến trong khoảng thời gian (t,t+∆).

♦Miêu tả lưu lượng:

Mỗi Alloc-ID được dành sẵn với mô tả lưu lượng gồm 3 thông số : băng thông cố định, băng thông đảm bảo (assured bandwith), và băng thông tối đa, cũng như chỉ số 3 cấp dành cho băng thông thêm: non-assured sharing, best-effort sharing, hoặc none. Do đó miêu tả lưu lượng của Alloc-ID i được đại diện bởi 4 thành phần:

Di=(Ri F,Ri

A,Ri M,χi

Băng thông cố định, RF ≥ 0, đại diện cho phần băng thông dành riêng trên đường uplink mà OLT phân bổ tĩnh cho Alloc-ID nào đó, bất kể yêu cầu lưu lượng riêng và lưu lượng tổng thể trên PON.

Băng thông đảm bảo, RA ≥ 0,đại diện cho phần băng thông trên uplink mà OLT sẽ phân bổ cho Alloc-ID nào đó khi Alloc-ID chưa thỏa mãn nhu cầu lưu lượng, bất chấp lưu lượng tổng thể trên mạng PON. Nếu nhu cầu lưu lượng được thỏa mãn, OLT có thể tái phân bổ phần băng thông còn lại cho các Alloc-ID thích hợp.

Băng thông tối đa, RM>0, đại diện cho giới hạn lên trong tổng băng thông có thể phân bổ cho Alloc-ID dưới một vài điều kiện lưu lượng.

Từ các định nghĩa trên ta có thể suy ra RMi ≥ RFi + RAi

χABi = NA, chỉ khi RMi > RFi + RAi >0 χABi = BE, chỉ khi RMi > RFi + RAi ≥0

Ngoài ra, đặc tính lưu lượng tổng quát nên thỏa mãn điều kiện ổn định căn bản: ∑( RFi + RAi) ≤ C

c. Các thành phần của băng thông được phân bổ:

Băng thông Ri (t) ≥ 0, được phân bổ động đến mỗi Alloc-ID dưới dạng bao gồm 2 thành phần guaranteed và additional. Băng thông additional có thể là non-assured hoặc best-effort:

Ri(t)=Ri

G(t)+Ri NA (t) Cho Alloc-iD với χABi = NA, và

Ri(t)=Ri

G(t)+Ri BE(t) Cho Alloc-ID với χABi = BE.

Khi điều kiện ổn định cơ bản được thỏa, thành phần bảo đảm của phân bổ băng thông động cho bởi:

RGi(t)=min{RFi+RAi;max{RFi;RLi(t)}}

Và sẵn sàng cho Alloc-ID bất chấp tình trạng chung của lưu lượng. Do đó, RFi đặc trưng cho biên dưới của phân bổ băng thông đảm bảo (guaranteed) RGi(t), và RAi +RFi là biên trên.

Hình 2.9 Các giá trị phân bổ băng thông cho các tải khác nhau

♦Phân bổ băng thông không đảm bảo:

Băng thông không đảm bảo, RNA, là một dạng băng thông thêm vào mà OLT có thể phân bổ động đến một Alloc-ID thích hợp tỉ lệ với tổng băng thông cố định và đảm bào của Alloc-ID.

Lượng băng thông dư có thể được phân bổ vào các băng thông không đảm bảo tương đương với tỷ lệ của dung lượng đường lên mà còn trống sau khi các thành phần băng thông đảm bảo đã phân bổ động đến tất cả Alloc-IDs. Công thức tính:

SNA(t)= C - ∑ min {Ri F + Ri

A;max{Ri F;Ri

L(t)}}

Tiêu chuẩn cân bằng của chia sẻ băng thông không đảm bảo được cho bên dưới. Dưới các điều kiện cụ thể của lưu lượng tải, 2 Alloc-ID thích hợp (χAB = NA), không bão hòa (RG (t) + RNA(t) < min{RM ; RL(t)}) i và j sẽ được cấp băng thông không đảm bảo thỏa mãn phương trình:

A i R F i R t NA i R + ) ( = A j R F j R t NA j R + ) (

♦Phân bổ băng thông best effort

Băng thông best-effort là một dạng của băng thông thêm vào mà OLT có thể phân bổ động đến các Alloc-ID thích hợp tỷ lệ với thành phần không đảm bảo của băng thông dự trữ tối đa.

Lượng băng thông dư có thể phân bổ dưới dạng băng thông best-effort tương đương với phần dung lượng đường lên còn lại sau khi đã tính các thành phần cho băng thông đảm bảo và băng thông không đảm bảo. Công thức:

SBE(t) = C - { ∑ } ≠ ∈ ABi NA i χ min{RMi ; max{Ri F;Ri L(t)}} - { ∑ } ≠ ∈ ABi NA i χ min{Ri F+Ri A; max{Ri F;Ri L(t)}}

Tiêu chuẩn công bằng trong phân chia băng thông Best-effort dựa trên công thức dưới. Dưới các điều kiện cụ thể của tải lưu lượng, 2 Alloc-ID thích hợp (χAB = BE), chưa bão hòa (RG(t) + RBE(t) < min{RM ; RL(t)}) i và j sẽ được phân bổ băng thông best-effort thỏa mãn điều kiện:

) ( ) ( A i R F i R M i R t BE i R + − = ( ) ) ( A j R F j R M j R t BE j R + −

Nếu (RG (t) + RBE(t) ≥ min{RM ; RL(t)}), băng thông phân phối động sẽ là R(t) = min{RM ; RL(t)}

1. Băng thông cố định . 2. Băng thông đảm bảo.

3. Băng thông không đảm bảo. 4. Băng thông best-effort.

Đầu tiên,OLT nên phân bổ băng thông cố định đến các Alloc-ID trong PON, bất chấp tải đề nghị và tình trạng lưu lượng tổng quan. Sau đó, OLT hoàn tất đăng ký phần băng thông cam kết bằng việc phân bổ băng thông đảm bảo cho các Alloc- ID cho đến khi đạt mức dự trữ RA hoặc yêu cầu lưu lượng được thỏa mãn. Sau đó, OLT phân bổ băng thông không đảm bảo cho các Alloc-Id chưa bão hòa thích hợp cho đến khi tất cả các Alloc-IDs đạt ngưỡng bão hòa hoặc băng thông dư SNA(t) cạn kiệt. Cuối cùng, OLT phân bổ băng thông BE đến các Alloc-ID chưa bão hòa.

♦Kiểu phân bổ băng thông mở rộng

OLT có thể tùy chọn dự trữ cho các Alloc-ID dựa trên mô tả lưu lượng: Di=(Ri

F,Ri A,Ri

M,χi

AB,Pi,ωi)

Mô tả lưu lượng mở rộng thiết lập thêm 2 thông số:

Mức ưu tiên best-effort Pi và trọng số best-effort ωi được sử dụng trong trường hợp χAB = BE. Tiêu chuẩn công bằng trong best-effort thiết lập dựa trên các thông số này và công thức được tính như sau:

 Miễn là có ít nhất 1 Alloc-ID thích hợp (χAB = BE) với một mức ưu tiên best-effort cao hơn duy trì trạng thái chưa bão hòa (RG(t) + RBE(t) < min{RM ; RL(t)}), chia sẻ băng thông đã được phân bổ của Alloc-ID nào đó với Pi sẽ bằng 0.

 Nếu không có Alloc-ID thích hợp với một ưu tiên đủ lớn để duy trì trạng thái chưa bão hòa, 2 Alloc-ID i j thích hợp (χAB = BE), không bão hòa với độ ưu tiên cho trước sẽ được phân bổ băng thông best-effort thỏa mãn điều kiện:

i t i BE R ω ) ( = j t j BE R ω ) (

Kiểu phân bố băng thông mở rộng có thể làm giảm quy tắc ưu tiên trên bằng cách gán tất cả các Alloc-ID liên quan vào cùng một nhóm ưu tiên giống nhau .Hơn nữa, kiểu phân bổ băng thông mở rộng còn cho phép chỉ rõ hành vi mong muốn của hệ thống khi có nhiều Alloc-ID trong một ONU phù hợp với nhóm ưu tiên của dịch vụ,và các Alloc-ID trong cùng một nhóm ưu tiên trong mạng PON được phục vụ với trọng số tỉ lệ cơ bản.

Ví dụ trong hình sau,tất cả các T-CONT được giả sử ở trạng thái best-effort và được cung cấp độ ưu tiên Pi và trọng số best-effort ωi.

Hình 2.10: Ví dụ về xếp hàng và cấu trúc ưu tiên trong phân bổ băng thông mở rộng

♦Các mô tả lưu lượng Alloc-ID và loại T-CONT

Tổng quát, băng thông và thành phần thích hợp của mô tả lưu lượng Alloc-ID có thể có các mối quan hệ qua lại khác nhau với mỗi cái khác. Năm thông số kết hợp của mô tả lưu lượng Alloc-ID, trong điều kiện thực tế, quan trọng hơn các thông số khác để xác định và kết hợp với các loại T-CONT. Định nghĩa của 5 loại T-CONT được cho trong bảng dưới

Bảng 2.11:Các loại T-CONT

T-CONT loại 1 đặc trưng bởi chỉ các thành phần băng thông cố định, không được chia sẻ băng thông dư. Thích hợp mang các lưu lượng có tốc độ cố định ( hoặc tốc độ thay đổi với tốc độ biên tương đối thấp ), lưu lượng nhạy với trễ hoặc jitter.

T-CONT loại 2 đặc trưng bởi duy nhất băng thông bảo đảm, không được chia băng thông dư. Phù hợp vận chuyển các loại lưu lượng on-off với tốc độ biên được xác định , không có các yêu cầu nghiêm ngặt về trễ và jitter.

T-CONT loại 3 đặc trưng bởi băng thông đảm bảo và phân chia băng thông không đảm bảo. Vận chuyển các loại lưu lượng dạng tốc độ thay đổi dạng burst yêu cầu đảm bảo tốc độ trung bình.

T-CONT loại 4 đặc trưng bởi chia sẻ băng thông best-effort nhưng không có sự dự trữ băng thông cố định và băng thông đảm bào. Phù hợp với vận chuyển lưu lượng burst thay đổi không nhạy với trễ.

T-CONT loại 5 là tổng hợp các loại T-CONT khác có thể áp dụng cho tất cả các luông lưu lượng tổng quát.

Một phần của tài liệu mạng quang thụ động gpon - tiểu luận môn học mạng và các cộng nghệ truy nhập (Trang 25 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w