gian bảo tồn
Định kỳ kiểm tra các chỉ tiêu A, Sg, C, K theo phương pháp ở mục 3.4.2 trong suốt quá trình bảo quản lạnh trong ni-tơ lỏng -1960C.
3.4.5. TTON bằng tinh lợn bảo tồn ở -1960C
- Chuẩn bị trứng:
Trứng sau khi được nuôi thành thục trong môi trường nuôi tại phòng Công nghệ phôi sẽ được chúng tôi tiến hành TTON. Trứng được đánh giá là
thành thục khi quan sát thấy sự xuất hiện của thể cực thứ nhất (nhiễm sắc thể ở trạng thái Metaphase II).
- Chuẩn bị tinh trùng:
Để tiến hành IVF, chúng ta có thể sử dụng tinh tươi hoặc tinh đông lạnh, Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng tinh đông lạnh dạng cọng rạ,
Trước khi thụ tinh, tinh cọng rạ bảo quản trong nitơ lỏng ở -1960C được giải đông trong nước ấm 370C dưới 1 phút. Sau đó tinh trùng được “kiện toàn năng lực thụ tinh” bằng cách xử lý theo phương pháp ly tâm:
Cách tiến hành:
Đưa tinh trùng vào ống ly tâm, sau đó đưa môi trường nước rửa trứng lợn vào để rửa tinh trùng, đảo đều và đưa vào máy ly tâm 10 phút, tốc độ 2000xg, thu lấy phần lắng dưới đáy, Sau đó cho môi trường rửa tinh TALP-2 vào để pha loãng, đảo đều và cho vào tủ ấm 37-380C trong 10-15 phút. Tinh trùng lúc này đã sẵn sàng cho thụ tinh.
Sau khi xử lý tinh trùng xong, tiến hành khảo sát đánh giá chất lượng tinh dựa vào các chỉ tiêu: Hoạt lực tinh trùng tiến thẳng, nồng độ tinh trùng, tỷ lệ sống của tinh trùng, tỷ lệ tinh trùng kỳ hình.
Nồng độ tinh trùng sau khi xử lý đạt từ 5,105-106 tinh trùng/ml là đạt yêu cầu cho TTON.
- Phương pháp TTON: tạo giọt thụ tinh đã được chuẩn bị trước 2h, trứng được thụ tinh là những trứng loại A, B (có thể tách hay không tách culumus). Mỗi giọt thụ tinh đưa vào từ 10-15 trứng, sau đó đưa tinh trùng đã xử lý vào (5,105-106 tinh trùng/10-15 trứng). Đưa mẫu vào trong tủ nuôi ở 390C, 5% CO2, độ ẩm bão hòa trong 24h.
Phương pháp xử lý số liệu:
Số liệu thu được được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel-ANOVA,
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC TINH XUẤT VÀ TINH TỪ MÀO TINH CỦA LỢN LANDRACE
Trên cơ sở nghiên cứu đánh giá đặc điểm sinh học của tinh dịch lợn, chúng tôi đã tiến hành thí nghiệm trên mẫu tinh dịch tươi của giống lợn Landrace. Sau khi thu được tinh xuất và tinh từ mào tinh chúng tôi đã tiến hành khảo sát đánh giá ngay các chỉ tiêu về số và chất lượng tinh dịch lợn. Kết quả được trình bày ở bảng 4.1.
Bảng 4.1. Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm sinh học tinh xuất và tinh từ mào tinh của lợn Landrace.
Tinh dịch lợn
Landrace Tinh xuất Tinh từ mào tinh
V (ml) 233,57±7,10 10,54±3,65
A (%) 80,71±1,87 80,00±4,63
C (tỷ/ml) 0,28±0,02 4,16±0,14
Sg (%) 89,94±1,70 88,86±2,73
K (%) 5,36±0,27 4,61±0,84
(trích dẫn từ Nguyễn Thị Mến, khóa luận tốt nghiệp khoa Chăn nuôi- Thú y, 2007)
Thông qua kết quả trình bày ở bảng 4.1, chúng tôi nhận thấy:
Các chỉ tiêu có sự khác nhau giữa hai phương thức thu tinh lấy tinh. - Lượng tinh dịch thu được (V: ml)
Lượng tinh dịch thu được từ mào tinh của lợn Landrace là: 10,54 ml, tinh xuất là: 233,57 ml. Như vậy, lượng tinh xuất ra nhiều hơn rất nhiều lần so với lượng tinh thu lấy từ mào tinh.
- Hoạt lực tinh trùng tiến thẳng(A%)
Hoạt lực tinh trùng tiến thẳng của lợn Landrace là : 80.00% còn hoạt lực của tinh xuất là 80,71 %, theo kết quả này cho thấy chỉ tiêu A khá cao, phạm vi biến động A giữa hai phương thức thu lấy tinh là nhỏ.
của một số tác giả trong và ngoài nước:
Kunitado Sato, Junichi Mori, Hiroshi Masuda (2005) [10] cũng cho kết quả tương tự với A dao động 75-95%.
Nguyễn Tấn Anh, Lê Đức Hào, Lưu Kỷ vcs (1996), giáo trình chăn nuôi lợn và Võ Trọng Hốt vcs, 2002, chỉ tiêu A của lợn Móng Cái: 70-80%, A của lợn Landrace: 80-90%.
Trương Lăng (1994) cho biết A của lợn Landrace: 70-80%.
Theo Nguyễn Thiện (2005), A ≥ 70% sẽ đạt hiệu quả cao trong pha loãng và bảo tồn tinh dịch. Như vậy, với kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi hoàn toàn có thể sử dụng tinh dịch trên để bảo quản lạnh trong nitơ lỏng với mục đích chủ động cung cấp nguyên liệu cho TTON và các nghiên cứu liên quan.
- Nồng độ tinh trùng (C: triệu/ml)
Nồng độ tinh trùng của tinh xuất là 0,28 tỷ/ml, của tinh từ mào tinh là 4,16 tỷ/ml.
Kết quả chúng tôi thu được phù hợp với quy luật: các giống lợn ngoại thường có nồng độ tinh trùng cao.
Các tác giả khác đã nghiên cứu trên các giống lợn này cũng nhận được kết quả tương tự: Trần Thế Thông vcs (1974), C lợn Landrace = 120 – 300 triệu/ml; Trương Lăng (1994), C lợn Landrace = 200 – 300 triệu/ml; Dương Đình Long (1996), C lợn Móng Cái trung bình = 45,4 triệu/ml, dao động 32 – 58 triệu/ml.
- Tỷ lệ tinh trùng sống (Sg: %)
Tỷ lệ tinh trùng sống ở cả hai phương pháp thu lấy tinh là khá cao, của tinh xuất là 89,94% còn của tinh từ mào tinh là 88.86%. Sau khi tinh dịch được thu từ mào tinh, tinh dịch được bảo quản trong môi trường tổng hợp, những tinh trùng vốn đã yếu ngay từ trong cơ thể gặp môi trường tổng hợp và các yếu tố bất lợi thường chết vì sốc nên tỷ lệ tinh trùng sống giảm đi rất nhanh theo thời gian. Vì vậy, để bảo quản lạnh trong nitơ lỏng ở -1960C đạt hiệu quả cao, sau khi đánh giá chất lượng tinh dịch tươi phải nhanh chóng tiến
hành các bước đông lạnh tinh dịch nhằm giảm thiểu số tinh trùng chết. Với kết quả này, chúng tôi hoàn toàn có thể sử dụng tinh dịch để bảo tồn không thời hạn tinh trùng trong nitơ lỏng.
Tỷ lệ tinh trùng sống phụ thuộc vào cá thể, kỹ thuật khai thác và xử lý tinh dịch khi loãng, môi trường bảo quản,…
- Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (K: %)
Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình ở cả hai phương thức thu lấy tinh là thấp, tỷ lệ tinh trùng kỳ hình của tinh từ mào tinh là 4,61% và của tinh xuất là 5,36%. Kết quả của chúng tôi tương tự với kết quả nghiên cứu của Dương Đình Long (1996) lợn Móng Cái có K = 4,76%; Đại Bạch có K = 3.81%; Landrace có K = 6,2%. Kunitado Sato vcs, 2005 cho biết kết quả nghiên cứu chung về tỷ lệ kỳ hình của các giống lợn là 5,6%.
Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ sống thì cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ kỳ hình: cá thể, mùa vụ, chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, kỹ thuật pha loãng xử lý tinh dịch…
Với kết quả này, tinh dịch các giống lợn trên đủ tiêu chuẩn đưa vào bảo quản đông lạnh trong nitơ lỏng ở -1960C nhằm thành lập ngân hàng tinh, chủ động cung cấp nguyên liệu cho kỹ thuật TTON và mục tiêu lâu dài hơn nữa là để bảo tồn nguồn gen của các giống lợn.