LƯỢNG TINH LỢN LANDRACE TỪ MÀO TINH BẢO QUẢN TRONG NITƠ LỎNG -1960C
Trong thí nghiệm này chúng tôi đã sử dụng 50 mẫu tinh đông lạnh cọng rạ của 5 con lợn đực Landrace – đã ký hiệu KT (kinh tế).
Thời gian đông lạnh đối với giống lợn Landrace là như sau: KT 1, KT 2 đông lạnh vào tháng 2/2010, KT 3, KT 4, KT 5 là được đông lạnh vào tháng 3/2010.
Bảng 4.2. Kết quả bảo quản lạnh của tinh dịch lợn Landrace từ mào tinh trong Nitơ lỏng -1960C
Lợn đực số Chỉ tiêu 1 (n= 10) X ± mx 2 (n=10) X ± mx 3 (n=10) X ± mx 4 (n=10) X ± mx 5 (n=10) X ± mx A % 27,00±5,87 26,50±5,80 32,00±4,83 29,00±4,59 27,50±6,35 Sg % 38,38 ± 4,03 37,37±5,50 39,70±4,04 38,89±3,62 39,10±3,95 K % 17,08±1,71 17,29±0,95 18,31±2,05 18,52±2,05 18,28±1,17
Biểu đồ 4.1. Kết quả bảo quản tinh dịch lợn Landrace thu từ mào tinh
Qua bảng 4.2 và biểu đồ 4.1, chúng tôi nhận thấy kết quả bảo quản lạnh tinh dịch lợn trong nitơ lỏng của giống lợn Landrace- KT với môi trường đông lạnh và phương pháp đông lạnh mà chúng tôi đã làm theo Kikuchi vcs (1998) thực hiện bởi phòng Công nghệ phôi là như sau:
-Hoạt lực tinh trùng tiến thẳng (A: %)
Hoạt lực tinh trùng tiến thẳng của giống lợn Landrace sau khi bảo quản ở -196oC có sự biến đổi khá lớn giữa các cá thể (26.50% - 32.00%). Cu thể :
tiêu A thấp nhất. Với kết quả này, tinh đông lạnh cọng rạ của lợn KT3 không chỉ được dùng làm nguyên liệu cho TTON mà còn có thể sử dụng để dẫn tinh (TTNT) cho gia súc cái đạt hiệu quả cao (theo quy định tinh đông lạnh cọng rạ phải có A ≥ 30% mới đạt tiêu chuẩn để TTNT).
Con đực KT2 tinh đông lạnh có chỉ tiêu A = 26.50% nhưng vẫn được chúng tôi sử dụng để làm TTON. Trong số các mẫu tinh đông lạnh của lợn KT2 mà chúng tôi khảo sát đánh giá, những mẫu đó hầu như không có cọng rạ nào có giá trị A cao so với những mẫu của con khác. Ở chỗ này chúng ta cũng có thể cho rằng lý do làm cho hoạt lực của tinh trùng sau giải đông kém là có thể do môi trường bảo quản và tinh dich của từng cá thể lợn khác nhau, hoat lực của tinh trùng là khác nhau.
Đỗ Văn Thu nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ lòng đỏ, glycerol, và phương pháp pha môi trường với tinh dịch lên sức sống tinh trùng dê sau giải đông, theo dõi hoạt lực tiến thẳng trước và sau đông lạnh đã đưa ra kết luận: nồng độ glycerol trong môi trường và cách pha môi trường có glycerol với tinh dịch có ảnh hưởng đến hoạt lực tinh trùng sau giải đông.
Như vậy, các mẫu tinh lợn Landrace sau khi giải đông đều đủ tiêu chuẩn TTON (trừ một số ít mẫu kém). Do trong kỹ thuật TTON, người ta có thể loại bỏ bớt những tinh trùng chết, yếu nhờ phương pháp làm hoạt hóa tinh trùng và phương pháp bơi ngược dòng, nên không cần đòi hỏi số lượng tinh trùng quá lớn trong kỹ thuật TTNT. Mỗi lần tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm có khi chỉ cần khoảng 2 triệu tinh trùng vận động tiến thẳng trong số mấy trăm triệu tinh trùng của một cọng rạ 250µl.
- Tỷ lệ sống của tinh trùng (Sg: %)
Tỷ lệ sống của tinh trùng sau giải đông cũng có biến động của các cá thể cùng một giống, cao nhất ở con đực số 3 với tỷ lệ sống là : 39.70%, thấp nhất là ở con đực số 2 thấp nhất với tỷ lệ là 37.37%. Điều này chứng tỏ sức
sống của tinh trùng sau bảo quản lạnh và khả năng chống lạnh của tinh trùng . Vì thế những con đực sản xuất tinh trùng không đủ tiêu chuẩn chất lượng thì không nên giữ lại làm đực giống và càng không nên dùng tinh dịch của chúng để bảo quản đông lạnh.
Trong kỹ thuật TTON, có những cọng rạ khi giải đông tỷ lệ tinh trùng sống chỉ còn 15-20% nhưng chúng tôi vẫn tiến hành TTON được bởi vì các phương pháp chọn lọc cho phép chúng tôi có thể chọn ra những tinh trùng khỏe mạnh, vận động tiến thẳng để đưa vào thụ tinh. Đây là sự khác biệt giữa thụ tinh in-vitro so với thụ tinh in-vivo.
Vì vậy, với kết quả trên, chúng tôi hoàn toàn có thể sử dụng tinh đông lạnh của lợn Landrace làm nguyên liệu cho TTON.
- Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (K: %)
Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình sau khi giải đông của giống lợn Landrace có sự dao động nhỏ: thấp nhất là con đực số 1 là 17.08% và cao nhất là con đực số 4 là : 18.52%. Từ bước bản đầu trong quy trình đông lạnh tinh trùng ở trong nitơ lỏng đã làm thay đổi đáng kể cấu trúc của con tinh trùng, cho nên tỷ lệ tinh trùng kỳ hình sau đông lạnh cao hơn có ý nghĩa so với tinh tươi và tinh dịch được bảo tồn ở các nhiệt độ khác nhau. Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình sau giải đông mà chúng tôi thu được tương đối thấp so với các tác giả khác, có thể chứng tỏ ưu điểm của phương pháp đông lạnh, môi trường đông lạnh theo Kikuchi vcs, cũng như lợi ích to lớn của việc bổ sung chất bảo vệ lạnh (cryoprotector) vào môi trường đông lạnh tinh dịch.
Tóm lại, với kết quả nghiên cứu và khảo sát tinh đông lạnh cọng rạ của con lợn đực giống Landrace và lợn Bản như trên, chúng tôi hoàn toàn có thể dùng tinh dịch này để TTON.
Việc sử dụng môi trường pha loãng, đông lạnh tinh trùng và chất chống lạnh tiêu chuẩn hóa đã làm giảm những tổn thương do sốc lạnh gây ra.
A.I. Moore vcs (2005) đã nghiên cứu về việc bổ sung tinh thanh(seminal plasma) vào môi trường bảo quản lạnh nhưng trên đối tượng thí nghiệm là ngựa kết luận : sau quá trình bảo quản lạnh, tỷ lệ tinh trùng sống, vận động và sự toàn vẹn của xoang acrosom của tinh trùng ngựa là không khác nhau(p> 0.05) khi bổ sung tinh thanh với nồng độ khác nhau (5%;20%) vào môi trường bảo quản trước khi đông lạnh.
Như vậy, kết quả của chúng tôi gợi ý rằng : có thể sử dụng phương pháp đông lạnh, môi trường đông lạnh, chất chống lạnh mà phòng Cộng nghệ Phôi đã tiến hành thử nghiệm để mở rộng quy mo sản xuất tinh đông lạnh, nhằm mục đích trước tiên là chủ động cung cấp nguyên liệu cho TTON, sau là đáp ứng từng bước cho việc cung cấp tinh lợn cho nhu cầu của nhà chăn nuôi, đặc biết là vì mục đích bảo tồn quỹ gen vật nuôi và duy trì đa dạng sinh học dưới dạng tinh và phôi đông lạnh.