Hình 4: Một số dụng cụ, thiết bị thí nghiệm

Một phần của tài liệu Hiệu quả của vi khuẩn cố định đạm Burkholderia sp. trên cây lúa cao sản trồng ở Hậu Giang (Trang 35 - 41)

trước gieo hoặc bón vào đất.

* Sau tẩm vào hạt nên vùi ngay vào đất

* Tẩm vào hạt giống trước gieo hoặc bón

vào đất. * Bón trực tiếp vào đất.

Có 2 dạng vi sinh vật cố định đạm:

- VSV cố định đạm sống cộng sinh với cây họ đậu (để sản xuất phân nitragin)

- VSV cố định đạm sống hội sinh với cây lúa và một số cây trồng khác (để sản xuất phân Azogin)

Thực tế việc ủ phân hữu cơ là nhờ vai trò phân giải của vi sinh vật. Bón phân vi sinh cho lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long Canh tác lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có vai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu nông sản của quốc gia. Dự thảo “chiến lược an ninh lương thực quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” xác định tầm quan trọng chiến lược của sản xuất lúa ở ĐBSCL, theo đó diện tích lúa ở đây sẽ được duy trì khoảng 1,7 triệu ha.

Kết quả nghiên cứu ở Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL (Trường Đại học Cần Thơ) cho thấy mức độ thâm canh của sản xuất lúa ở ĐBSCL vẫn tiếp tục gia tăng. Trong giai đoạn 2000–2007, diện tích canh tác lúa của vùng có khuynh hướng giảm, trung bình 1%/năm, do chuyển dịch sản xuất lúa sang cây trồng khác hoặc thủy sản, nhưng sản lượng lúa vẫn tăng đều đặn 2%/năm. Thâm canh lúa bằng cách tăng vụ và gia tăng đầu tư vật tư nông nghiệp thì không phải là giải pháp tốt về kinh tế và bền vững về môi trường. Năng suất lúa phụ thuộc rất nhiều vào việc đầu tư phân hoá học và thuốc bảo vệ thực vật trong khi đó lợi tức sản xuất phụ thuộc chủ yếu vào giá lúa thị trường. Điều đáng lo ngại là trong vài năm trở lại đây, giá vật tư nông nghiệp tăng nhanh hơn giá lúa thị trường. (Đặng Kiều Nhân và Phan Thị Công)

2.6.3 Ứng dụng vi khuẩn cố định đạm tự do trên cây lúa

Ứng dụng vi sinh để sản xuất phân DASVILA là loại phân sinh học có chứa hai chủng vi khuẩn cố định đạm Azospirillum lipoferum (nguồn gốc từ cây lúa) và vi khuẩn phân giải lân Pseudomonas stutzeri (nguồn gốc từ đất vùng rễ) do các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Sinh học (Trường Đại học Cần Thơ) kết hợp với Công ty TNHH MTV Dịch vụ và Phát triển Nông nghiệp Đồng Tháp (DASCO)

nghiên cứu, sản xuất và thương mại thành công, giúp tiết kiệm được 50% lượng phân Urê và 80% lượng phân hóa học. DASVILA có chứa các loại vi khuẩn cộng sinh hoạt động trong cây lúa, giúp cố định đạm tự do trong không khí để chuyển hóa thành đạm hữu dụng cung cấp cho cây trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển, tiết kiệm 50% nhu cầu đạm cần thiết của cây, đồng thời phân giải lân khó tan thành dạng dễ tan, giúp cây lúa hấp thu dưỡng chất một cách dễ dàng. Bên cạnh đó, DASVILA còn chứa vi khuẩn hoạt động tạo ra kích thích sinh trưởng (IAA), giúp cho bộ rễ cây phát triển mạnh, hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn, tạo dáng hình cây khỏe, hạn chế được đỗ ngã và sâu bệnh, góp phần tiết kiệm chi phí sản xuất. DASVILA sử dụng để bón cho lúa rất đơn giản, chỉ cần trộn phân DASVILA với hạt lúa đã nảy mầm (rễ dài 2-3 mm) với tỉ lệ 1 lít DASVILA cho 12-15 kg hạt giống, ủ trong 3 giờ trước khi đem gieo sạ, góp phần tiết kiệm chi phí sản xuất. (tạp chí Khoa học số tháng 3.2011)

Tác dụng của phân vi sinh BioGro tới sự phát triển và năng suất cây lúa và các loại cây trồng khác, cũng như khả năng thay thế phân hoá học, đã được nghiên cứu kỹ qua các khảo nghiệm tại Viện KHKTNN và trong khuôn khổ dự án với Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế (ACIAR) và dự án Phát triển của Australia AusAID CARD từ năm 1999 đến nay. Ngoài các khảo nghiệm quy mô mang tính chất thống kê, các thử nghiệm đơn giản (bên đối chứng bón phân hoá học bình thường và bên thử nghiệm thay 50% phân hoá học bằng phân vi sinh BioGro, 200kg/ha) đã được tiến hành tại các hộ nông dân để nông dân tự nhìn thấy tác dụng của loại phân này, và tự tính toán lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường mà sản phẩm này mang lại cho từng hộ. Phân vi sinh BioGro cung cấp đạm, lân dễ tiêu cho cây trồng và kích thích sự sinh trưởng của cây.

BioGro là giải pháp hữu hiệu để cải tạo đất bạc màu các vi sinh vật trong BioGro phân hủy chất hữu cơ thành mùn, cung cấp chất dinh dưỡng cho đất, tăng độ phì cho đất, cải tạo đất bị chai do bón phân hóa học trong thời gian dài. Bón quá phân vi sinh không sợ cây bị lốp và đất sẽ được cải tạo tốt hơn.Tác dụng của BioGro càng thể hiện rõ khi bón phối hợp với các loại phân hữu cơ khác.

BioGro là giải pháp về an ninh lương thực. Với khả năng thay thế ít nhất 50% phân hoá học, năng xuất cây trồng vẫn tăng từ 10-15%. Phân Hữu cơ vi sinh “Địa cầu xanh” Compost NTC. Thành phần:

- Mật độ vi sinh vật hữu ích: 1,0 x 109 tb/gr. - Hàm lượng Chất Hữu Cơ: 30%

- Acid Humic: 9% - NPK %: 2,5: 2,5: 1,5

Ngoài ra còn có một số nguyên tố Trung, Vi lượng cần thiết cho cây trồng. Mới đây, các nhà khoa học thuộc Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch đã nghiên cứu và sản xuất thành công, công nghệ sản xuất phân bón vi sinh vật đa chức năng chuyên dùng cho cây lúa và một số rau màu ở quy mô công nghiệp với rất nhiều công dụng, hiệu quả mới. Phân bón vi sinh vật đa chức năng được sản xuất dựa trên cơ sở quy trình phân giải xenlulô, cố định nitơ, phân giải lân.

Loại phân này không chỉ giúp nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, giảm chi phí sản xuất, mà còn giảm lượng phân bón vô cơ, tạo cân bằng sinh thái. Để hoàn thiện công nghệ này, các nhà khoa học đã sử dụng phương pháp nuôi cấy chìm sục khí trên hệ thống lên men 1500 lít/mẻ và các kỹ thuật sinh học khác sản xuất ra phân bón vi sinh với tác dụng kích thích sinh trưởng và phòng chống bệnh trên nền chất mang gồm than bùn thanh trùng. Chế phẩm bảo đảm được mật độ tế bào sau 150 ngày bảo quản ở điều kiện tự nhiên.

Trong số yếu tố dinh dưỡng, nitơ đóng vai trò quan trọng nhất đối với cây trồng, do nó vừa có chức năng cấu trúc (là thành phần xây dựng nên protein, axit nucleic, phốt pho, lipit, chất diệp lục, các alcaloic...), vừa đóng vai trò điều tiết quá trình trao đổi chất, đồng thời là thành phần cấu trúc của một số vitamin nhóm B (B1, B2, B3...), các hoocmone sinh học dưới dạng NH4 làm giàu nguồn dự trữ đạm trong đất cung cấp cho cây trồng.

Tập đoàn vi sinh vật cố định nitơ rất phong phú, được chia thành ba nhóm tùy theo từng kiểu sống: sống tự do, sống cộng sinh và sống hội sinh. Dựa trên đặc điểm đó, các nhà khoa học đã ứng dụng tính chất của từng loại để sản xuất ra các loại phân vi sinh đặc chủng áp dụng đối với một số cây trồng nhất định như: vi sinh vật cố định nitơ sống cộng sinh với cây họ đậu tạo nên các nốt sần trên cây. Vi sinh vật cố định nitơ sống hội sinh có tác dụng cố định nitơ rất cao ở những cây cà chua, lúa, ngô, mía... Sau nitơ, phốt pho là nguyên tố quan trọng thứ hai trong ba nguyên tố dinh dưỡng đa lượng

chính của cây trồng (N, P, K) và rất cần thiết cho sự sống của các loài sinh vật, nhất là thực vật.

Phốt pho là thành phần xây dựng nên các hợp chất quan trọng bậc nhất của tế bào, đặc biệt là trong quá trình quang hợp và hô hấp của thực vật. Một trong những yếu tố quan trọng trong sản phẩm phân vi sinh đa chức năng là việc nghiên cứu chọn lựa chất mang. Đối với yếu tố này, các nhà khoa học đã dùng chất mang gồm hỗn hợp than bùn và mùn hữu cơ có đủ dinh dưỡng cho vi sinh vật phát triển và tồn tại, không gây độc đối với vi sinh vật và cây trồng cũng như môi trường sinh thái. Chất mang được xử lý chặt chẽ, bảo đảm đạt các chỉ tiêu kỹ thuật như độ ẩm, pH, được bao gói trong túi PE và khử trùng bằng bức xạ nhiệt.

Sử dụng được cho nhiều loại cây trồng sau khi nghiên cứu, sản xuất thành công, Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch đã tiến hành khảo nghiệm và bón thử loại phân vi sinh AZotobacterin trên hai ha khoai tây. Chỉ sau một thời gian, thân cây khoai tây phát triển to hơn, mầu lá xanh nhạt, mức độ sâu bệnh gây hại giảm, củ khoai to và nhẵn hơn so với dùng phân NPK, năng suất củ tăng từ 10-15%.

Một loại phân khác cũng được ứng dụng để bón thử nghiệm cho cây lúa là

Trichodermin trong vụ xuân 2004 tại Thái Bình trên địa bàn hai xã: Đông Động (Đông

Hưng) và Tống Vũ (TP Thái Bình). Kết quả, cây lúa phát triển rễ nhanh, đẻ nhánh tập trung, tỷ lệ nhánh hữu hiệu cao hơn, thân lá cứng, cây cao, lá đòng bền xanh vàng đến khi thu hoạch, thời gian sinh trưởng rút ngắn so với đối chứng 5-7 ngày.

Ngoài ra, còn giúp cây lúa tăng khả năng chống chịu (chống đổ, giảm sâu bệnh...), tăng số bông, hạt chắc trên bông, giảm tỷ lệ hạt lép... làm cho năng suất lúa tăng 8,6-10,6%. TS. Nguyễn Thuỳ Châu cho biết: Với những đặc tính này, chúng tôi đã nghiên cứu, phân tích để tìm ra tỷ lệ tương ứng với từng đối tượng cây trồng nhằm thúc đẩy quá trình sinh trưởng, có thể giúp hạt chín sớm 5-7 ngày.

Chương 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THÍ NGHIỆM

1.1 PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU

3.1.1 Vật liệu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đất làm thí nghiệm: đất phù sa ở Hậu Giang.

- Giống lúa làm thí nghiệm: OM4218 cấp xác nhận có nguồn gốc từ viện lúa đồng bằng sông Cửu Long.

- Hai chủng vi khuẩn cố định đạm Burkholderia sp.KG1 và Burkholderia

sp.KG2, được cung cấp từ khoa Khoa Học Tự Nhiên, Trường Đại học Cần Thơ. - Phân hóa học gồm:

Phân đạm: Sử dụng phân Urea Phú Mỹ: 46.3%N

Phân lân: Sử dụng pân supe lân Long Thành. 16% P2O5 Phân kali: K2O 60%

- Thuốc bảo vệ thực vật:

+ Thuốc trừ cỏ. TURBO 89OD + Thuốc trừ sâu. KINALUX 25 EC + Thuốc trừ vi nấm. FUAN 40 EC + Thuốc trừ vi khuẩn. STARNER 20WP + Chất điều hòa sinh trưởng. ATONIK 1.8DD + Thuốc trừ bệnh lem lép hạt. TILT SUPER

3.1.2 Thiết bị và dụng cụ thí nghiệm

Sử dụng phương tiện nghiên cứu của phòng thí nghiệm bộ môn sinh học - Khoa Khoa học Tự Nhiên,Trường Đại học Cần Thơ.

- Dụng cụ

+ Đĩa Petri, kim cấy, đèn cồn

+ Ống nghiệm có nắp cao su, ống đong

+ Bình tam giác

+ Micropipette (1 - 100µl, 100 - 1000µl) + Lame, lamelle, và một số dụng cụ khác… - Thiết bị

+ Tủ cấy vi sinh vật Laminar Flow (Việt Nam) + Tủ sấy Memmert (Đức)

+ Tủ lạnh trữ mẫu Sanyo (Nhật Bản)

+ Kính hiển vi Olympus CH -20 (Nhật Bản) + Máy lắc mẫu Heidolph MR 3001 (Đức) + Nồi khử trùng nhiệt ướt HVE- 50 (Nhật Bản)

+ Máy chụp hình kĩ thuật số OLYMPUS 12.0 – 5X (Indonesia) + Cân điện tử Mettler Toler (Switzerland)

+ pH kế Thermo election corporation (Mỹ) + Máy vi tính phân tích và lưu trữ số liệu

+ Sử dụng máy móc, thiết bị có tại địa phương (Hậu Giang). + Bảng so màu lá lúa.

+ Cân đồng hồ max 1kg

+ Thước dây Bacos max 5m (Nhật Bản) + Bút long

+ Thước kẽ

Một phần của tài liệu Hiệu quả của vi khuẩn cố định đạm Burkholderia sp. trên cây lúa cao sản trồng ở Hậu Giang (Trang 35 - 41)