Các chất dễ tiêu (NH4+, P2O5, K2O)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần vật chất xói mòn ở rừng cao su tại Hương Khê – Hà Tĩnh (Trang 36 - 39)

Trong đất hàm lượng N, P, K dễ tiêu là các nguyên tố dinh dưỡng quan trọng hàng đầu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của thực vật, quyết định đến năng suất cây trồng. Tuy nhiên những nguyên tố này luôn biến đổi nhanh chóng trong đất dưới ảnh hưởng của các nhân tố môi trường (mưa, nhiệt độ, ẩm độ), quá trình phong hóa, khoáng hóa, quá trình rửa trôi hay tích tụ, đặc biệt phụ thuộc vào lớp thảm thực vật, bón phân và sự hoạt động của vi sinh vật đất .

Bảng 4.8. Hàm lượng các chất dễ tiêu trong đất bị xói mòn Cấp độ dốc (độ) Bãi đo NH4+ (mg/100g đất) P2O5 (mg/100g đất) K2O (mg/100gđất) 8 – 15 8 11,26 1,24 5,70 9 3,60 1,52 6,40 10 7,51 11,76 5,00 TB 7,46 4,84 5,70 15 – 25 3 6,12 7,88 6,95 6 5,67 1,13 6,41 7 5,18 1,01 8,55 TB 5,66 3,34 7,30

25 – 35 1 4,18 1,26 7,65 1 4,18 1,26 7,65 2 6,09 9,11 5,80 4 5,54 4,69 12,00 5 4,94 10,42 8,40 12 5,02 21,38 7,55 TB 5,15 9,37 8,28 a. Hàm lượng đạm dễ tiêu (NH4+)

Đạm là nguyên tố có vai trò quan trọng nhất đối với sinh trưởng và phát triển của thực vật, quyết định tới năng suất cây trồng. Phần lớn đạm trong đất tồn tại ở dạng N – hữu cơ. Mà cây trồng chỉ sử dụng chúng dưới dạng N – khoáng (NH4+, NO3-. Theo nhiều nghiên cứu về đất rừng ở Việt Nam thì hàm lượng NH4+ chiếm ưu thế hơn NO3, do đất rừng Việt Nam thường chua, pH thấp, Al3+ lớn, anion NO3- có khả năng hấp phụ kém, dễ bị rửa trôi nên hàm lượng hầu như rất ít. Quá trình amon hóa diễn ra mạnh hơn quá trình nitrat hóa nên đạm dễ tiêu trong đất hình thành chủ yếu dưới dạng NH4+.

Từ bảng 4.8 cho ta một số nhận xét sau:

+ Hàm lượng NH4+ trong đất bị xói mòn tại các bãi đo biến động từ 3,60 – 11,26 mg/100g đất ( từ mức nghèo đến giàu đạm). Trong đó chỉ có bãi đo 9 có hàm lượng NH4+ dễ tiêu ở mức nghèo, 2 bãi đo có hàm lượng đạm thuộc mức giàu (bãi 8, bãi 10), các bãi đo còn lại đều biến động ở mức trung bình. Cho nên giá trị trung bình của hàm lượng đạm ở cấp độ dốc 8 – 150 là khá giàu (7,46mg/100g đất), 2 cấp độ dốc còn lại đều biến động ở mức trung bình.

+ Hàm lượng NH4+ dễ tiêu trong vật chất xói mòn giảm theo cấp độ dốc tăng lên. Kết quả được giải thích, ở cấp độ dốc 8 – 150 đất ẩm hơn, độ che phủ của cây bụi thảm tươi cao hơn cả nên hàm lượng NH4+ trong sản phẩm xói mòn đất lớn nhất.

b. Hàm lượng lân dễ tiêu (P2O5)

trực tiếp đến quá trình ra hoa, kết quả của cây trồng. Hiệu quả của lân tốt nhất đối với đa số cây trồng là trong môi trường có pH nằm trong khoảng 5,5 –7,0. Tuy trong đất lân không nhiều bằng kali nhưng do thực vật hấp thụ nhiều nên lân được tập trung chủ yếu ở tầng đất mặt.

Lân là nguyên tố dinh dưỡng đa lượng, đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất, hút dinh dưỡng và trao đổi chất của cây trồng. Xác định lân dễ tiêu trong đất là rất cần thiết, biết được mức độ cung cấp lân trực tiếp cho cây trồng và định được mức bón lân thích hợp.

Kết quả phân tích cho thấy, lân dễ tiêu trung bình trong vật chất xói mòn tại các bãi đo dao động từ mức nghèo đến mức giàu lân(1,01– 21,38 mg/ 100g đất). Trong đó chỉ có 1 bãi đo với 21,38 mg/100g đất (bãi 12) thuộc mức giàu lân, 2 bãi đo có hàm lượng lân trong đất bị xói mòn ở mức trung bình ( bãi 5, bãi 10) và các bãi còn lại thuộc mức nghèo lân.

Hàm lượng P2O5 dễ tiêu ở các cấp độ dốc: Ở cấp độ dốc 8 – 150 là 4,84mg/100g đất(nghèo lân); cấp độ dốc 15 – 250 là 3,34mg/100g đất(nghèo lân) và cao nhất là ở cấp độ dốc 25 – 350 với 9,37mg/100g đất (hơi nghèo). Như vậy, sự biến động hàm lượng lân dễ tiêu theo cấp độ dốc là chưa có quy luật.

Sự biến động hàm lượng lân trong đất bị xói mòn theo cấp độ dốc được giải thích là do bón phân cục bộ (theo hố), không đồng đều về lượng phân bón kết hợp với lấy mẫu đất một cách ngẫu nhiên. Mặt khác, theo Lê Sỹ Doanh, Đánh giá tác động môi trường của rừng Cao su ở Việt Nam cho thấy phần lớn các ô đo đếm không được bón phân theo quy định trong quy trình trồng và chăm sóc rừng Cao su.

c. Hàm lượng kali dễ tiêu (K2O)

Kali là nguyên tố dinh dưỡng đa lượng, có vai trò quan trọng trong sự phát triển của cây trồng. Thực vật yêu cầu một lượng kali lớn đặc biệt là với cây họ Hòa thảo. Nguồn kali cung cấp chủ yếu cho thực vật là kali trao đổi (dễ tiêu).

Kết quả tại bảng 4.8 cho thấy: Hàm lượng kali dễ tiêu trong vật chất xói mòn dao động từ 5,0 - 12,0 mg/100g (từ mức nghèo đến trung bình) nhưng chỉ bãi đo 4 đất bị xói mòn có hàm lượng K2O dễ tiêu ở mức trung bình, các bãi đo còn lại đều nghèo kali dễ tiêu. Hàm lượng kali dễ tiêu tăng dần theo cấp độ dốc. Cụ thể là: Ở cấp độ dốc 8 – 150, hàm lượng kali dễ tiêu thấp nhất là 5,70 mg/100g đất, cấp độ dốc 15 – 250 là 7,30 mg/100g đất và cao nhất ở cấp độ dốc 25 – 350 là 8,28 mg/100g đất. Điều này là do khi trồng, rừng Cao su đã bón phân trộn đều, lấp ở lớp đất tầng dưới. Mà độ dốc càng lớn xói mòn xảy ra càng mạnh, lớp đất mặt mất đi nhiều hơn đặc biệt tạo thành rãnh xói làm mất đi cả phân bón ở tầng dưới. Vì vậy ở cấp độ dốc càng cao hàm lượng kali dễ tiêu trong đất bị xói mòn mất càng nhiều.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần vật chất xói mòn ở rừng cao su tại Hương Khê – Hà Tĩnh (Trang 36 - 39)