Đất có thành phần cơ giới nặng thì khả năng giữ nước tốt nhưng khả năng thấm nước, thoát nước kém và ngược lại. Do đó, thành phần cơ giới quyết định tới lượng vật chất xói mòn. Ở đây, đề tài chỉ xét đến hàm lượng sét vật lý trong đất bị xói mòn tại các bãi đo đếm.
Bảng 4.10. Hàm lượng sét vật lý trong đất bị xói mòn Cấp độ dốc (độ) Bãi đo < 0,01mmSVL 8 – 15 8 11,29 9 32,22 10 19,94 TB 21,15 15 – 25 3 29,03 6 28,62 7 18,72 TB 25,46 25 – 35 1 35,65 2 26,71 4 22,18 5 24,09 12 23,86 TB 26,70
Sét vật lý là cấp hạt có vai trò hết sức quan trọng của đất, có độ phân tán cao, khả năng hấp phụ lớn, chứa đựng nhiều các chất dinh dưỡng khoáng, hàm lượng mùn cao. Đất sét nếu không có kết cấu, có nhiều mùn, có rất nhiều những tính chất vật lý, nước và cơ lý bất lợi cho sự sống của thực vật. Nhưng ngược lại, nếu có kết cấu thì nó lại có nhiều tính chất ưu việt. Đất có nhiều sét tức là có nhiều cấp hạt có đường kính nhỏ, chúng mang nhiều chất dinh dưỡng và có khả năng hấp phụ các chất dinh dưỡng cao nên đất đó có nhiều dinh dưỡng.
Bảng 4.10 cho thấy: Tỷ lệ sét vật lý dao động trong khoảng 11,29 – 36,65%, có xu hướng tăng theo cấp độ dốc. Cụ thể là tỷ lệ sét vật lý thấp nhất ở cấp độ dốc 8 - 150 là 21,15% và cao nhất ở cấp độ dốc 25 - 350 là 26,70%. Như vậy đất bị xói mòn tại khu vực nghiên cứu có hàm lượng sét vật lý khá thấp. Song đây cũng là vấn đề cần quan tâm khi nghiên cứu các biện pháp giảm thiểu xói mòn.
Các chất tổng số bao gồm các chất hòa tan (dễ tiêu) và các chất không tan trong nước mà cây không thể tự hấp thụ được. Chúng ảnh hưởng lâu dài đến đời sống của cây trồng, nếu đất bị mất các chất trao đổi và các chất hòa tan(cây có thể hút trực tiếp được) thì dạng dữ trữ của chúng (không hoặc khó tiêu) nằm trong các lớp của khoáng sét từ từ được giải phóng ra dung dịch đất, cung cấp cho thực vật sinh trưởng, phát triển.
Bảng 4.11. Hàm lượng N, P, K tổng số trong đất bị xói mòn Cấp độ dốc (độ) Bãi đo (%)N P(%)2O5 K(%)2O 8 – 15 8 0,30 0,06 1,29 9 0,09 0,03 0,93 10 0,15 0,21 1,40 TB 0,18 0,10 1,21 15 – 25 3 0,10 0,05 1,32 6 0,08 0,08 1,25 7 0,11 0,04 0,90 TB 0,10 0,06 1,16 25 – 35 1 0,17 0,02 1,33 2 0,30 0,06 1,29 4 0,09 0,03 0,93 5 0,15 0,21 1,40 12 0,11 0,15 1,57 TB 0,16 0,09 1,30 a. Đạm tổng số (%)
Nitơ là một trong những nguyên tố dinh dưỡng đa lượng quan trọng nhất của thực vật, là nguyên tố mà cây cần nhiều nhưng đất thường không đáp ứng đủ. Từ bảng 4.11 ta thấy: Đạm tổng số dao động trong giới hạn 0,08 – 0,30% ( từ mức nghèo đến giàu đạm). Mối quan hệ giữa % N và cấp độ dốc không có quy luật: Ở cấp độ dốc 15 – 250 đạm tổng số thấp nhất là 0,10%, và ở cấp độ dốc 8 – 150 cao nhất là 0,18%.
Photpho có tác dụng rất quan trọng trong dinh dưỡng của thực vật, đặc biệt đối với sự phát triển của hệ rễ và hạt. Trong tất cả các loại đất, hàm lượng photpho ở các tầng dưới nhỏ hơn đáng kể so với tầng trên. Hàm lượng lân tổng số trong đất phụ thuộc chủ yếu vào thành phần khoáng vật của đá mẹ, thành phần cơ giới của đất, chế độ canh tác và phân bón. Xét về độ phì nhiêu thực tế thì lân tổng số không có ý nghĩa gì nhiều vì đại bộ phận lân tổng số ở dạng khó tiêu với thực vật.
Bảng 4.11 cho thấy, P2O5 tổng số trong vật chất xói mòn dao động từ 0,03 – 0,21% ( từ mức nghèo đến giàu lân). Cụ thể là, lân tổng số đạt trị bình quân cao nhất 0,10% ở cấp độ dốc 8 – 150, sau đó là 0,09% ở cấp độ dốc 25 – 350 và thấp nhất là 0,06% ở cấp độ dốc 15 – 250. Kết quả này là phù hợp với sự biến thiên hàm lượng lân dễ tiêu trong sản phẩm xói mòn. Nguyên nhân chủ yếu là hoạt động canh tác của con người trong chăm sóc cây Cao su, cụ thể là bón phân.
Mặt khác trong đất xảy ra hiện tượng cố định hóa học rất nghiêm trọng. P bị hấp phụ chủ yếu thông qua các hydroxyt sắt và hydroxyt nhôm. Hàm lượng rất cao của các hydroxyt này làm giữ chặt một lượng lớn lân của đất và của phân bón. Lân tồn tại dưới dạng các photphat với các cation Fe-P, Al-P khó tan, chiếm tỷ lệ lớn trong lân tổng số.
c. Kali tổng số (%)
Hàm lượng kali tổng số trong đất rất khác nhau, phụ thuộc chủ yếu vào thành phần khoáng vật của đá mẹ, điều kiện phong hóa đá và hình thành đất, thành phần cơ giới, chế độ canh tác và phân bón. Tổng số kali phụ thuộc khá nhiều vào tỷ lệ sét.
Từ bảng 4.11 ta thấy, K2O tổng số dao động trong khoảng 0,90 – 1,57% và sự biến thiên của kali tổng số theo cấp độ dốc không có quy luật. Hàm lượng kali tổng số nhỏ nhất ở cấp độ dốc 15 – 250 là 1,16%, tiếp theo là ở cấp
độ dốc 8 – 150 với 1,21% và lớn nhất ở cấp độ dốc 25 - 350 là 1,30%. Bảng 4.11 còn cho thấy % K2O trong vật chất xói mòn lớn hơn % N và % P2O5 , do các keo sét hấp thụ kali rất mạnh và các ion kali bị giữ nằm chặt trong mạng lưới khoáng sét, ít có khả năng trao đổi.