Luận văn sử dụng OPNET 14.0 để thực hiện mô phỏng này. Hai cấu hình mạng sau sẽ được nghiên cứu:
• 3AreasNet: Một cấu hình mạng mới với 3 miền riêng biệt bao gồm 35 router và mỗi một miền được kết nối với nhau bằng bằng một liên kết vật lý và các liên kết vật lý này là tương tự nhau (hình 3.1), tạo nên một mô hình thử nghiệm để kiểm tra chức năng của thuật toán
• NTT: Mạng được mô hình hóa dựa trên các đặc tính chính xác của một mạng thực tế là mạng đường trục quang của Nippon Telephone and Telegrạh (NTT). NTTnet có 57 nút, 162 đường song hướng. Khác với mô hình 3AreasNet sử dụng để thử nghiệm các chức năng của thuật toán thì cấu hình mạng này sẽ được sử dụng để hợp lệ hóa phương pháp lựa chọn máy chủ
(a)Cấu hình mạng 3AreasNet (b)Cấu hình mạng NTTnet Hình 3.1: Topo mạng lưới
Trong mỗi một mạng sử dụng 10 người dùng cuối (Màu đỏ), 10 iBox (màu vàng) và 5 máy chủ sao chép (màu xanh). Theo vị trí đặt máy chủ, tiến hành phân tán các máy chủ sao chép một cách tùy ý để lưu lượng mạng được phân phối tới toàn mạng. Mặc dù máy chủ được đặt một cách tùy ý nhưng không thực hiện mô hình hóa quá trình này thành một thuật toán tối ưu. Trong thực tế mỗi một thành phần điều khiển được thêm vào sẽ đều có khả năng ảnh hưởng tới hiệu năng của mạng nên rất khó để có thể đánh giá và nghiện cứu được khả năng của mỗi thuật toán điều khiển nếu không xem xét đến độ phức tạp trong việc nó tương tác với các thành phần điều khiển khác. Do đó, cần lựa chọn việc kiểm tra hoạt động của thuật toán theo cách mà các thành phần lựa chọn máy chủ có thể được đánh giá một cách riêng biệt.
Để mô hình hóa lưu lượng mạng trên mạng Internet trên thực tế, luận văn đã nghiên cứu hiệu năng của thuật toán với các lưu lượng tăng dần. Đối với mô hình lưu lượng, ta đã sử dụng chuỗi Poisson điều chế Markov (MMPP), sử dụng các quá trình Poisson được chuyển đổi từ chuỗi Markov cơ sở. Mỗi một trạng thái trong
chuỗi Markov tương ứng với một tốc độ λi
của chuỗi Poisson. Do đó, MMPP có thể mô phỏng các mức độ thông lượng khác nhau (từ tải thấp đến tải cao) phụ thuộc vào giá trị của λ
. Thông lượng thấp được mô phỏng bởi giá trị λ
nhỏ. Ngược lại, λ
càng lớn thì tải trên mạng càng cao. Mô hình MMPP có ba trạng thái biểu diễn ba giá trị của λ
: 1, 4, 10 của chuỗi Poisson. Mục đích hướng đến là làm mạng quá tải và quan sát ảnh hưởng của hiệu năng lên phương pháp đã được đề xuất. Để tập trung vào thí nghiệm về ảnh hưởng của phương pháp lựa chọn máy chủ, giao thức định tuyến OSPF đã được sử dụng cho tất cả các phương pháp được kiểm tra. Để mô phỏng một hệ thống mạng động, các thông số về chất lượng của các liên kết vật lý cũng bị thay đổi động. Điểm UPS trung bình của 10 iBox được quan sát với khoảng thời gian lặp lại bằng 4 tiếng. Thí nghiệm sau đó sẽ được lặp lại một vài lần và giá trị UPS trung bình sẽ được tính toán trên các cửa sổ trượt trong một giờ. Khoảng tin cậy được sử dụng là 95% và thời hạn là 45 giờ.