Phương pháp rửa và bĩc vỏ

Một phần của tài liệu Quy trình sản xuất tinh bột khoai mì (Trang 25 - 28)

Ở những nhà máy vừa và nhỏ, người ta tách bỏ nguyên phần vỏ (gồm phần vỏ lụa và vỏ thịt) và chỉ dùng phần lõi của củ – phần cĩ cấu trúc mềm xốp để sản xuất tinh bột.

Với những thiết bị đơn giản cĩ sẵn và nguồn năng lượng hạn chế của các nhà máy, việc dùng nguyên củ để sản xuất sẽ gặp khĩ khăn trong khâu nghiền cũng như trong khâu rửa đất cát, gọt vỏ… trong khi lượng tinh bột thu được là khơng cao (do nghiền khơng hiệu quả).

Người ta cĩ thể tách vỏ củ bằng tay. Củ được khía ngang, dọc đến một độ sâu nhất định tùy vào bề dày của vỏ, sau đĩ dễ dàng được lột ra. Bụi bẩn, đất cát… cịn vương lại trên bề mặt lõi của củ bây giờ cĩ thể được rửa sạch một cách dễ dàng và những củ đã được lột vỏ được đẩy vào bồn ximăng, ngâm trong nước cho đến khi được lấy ra để nghiền. Thỉnh thoảng dùng chân đạp nhẹ cũng rửa được những chất bẩn cịn bám.

Hình 6 : Dao tách vỏ thịt của củ khoai mì

b. Phương pháp cơ giới

Ở những nhà máy lớn, người ta sử dụng nguyên củ để sản xuất. Việc rửa củ ở đây khơng chỉ để rửa sạch củ mà cịn để tách lớp vỏ lụa bên ngồi của vỏ. Vì chỉ cĩ lớp vỏ lụa bị tách nên ta sẽ thu được tinh bột trong phần vỏ cùi, như vậy tính kinh tế sẽ cao hơn. Phần vỏ cùi chiếm đến 8,5% khối lượng tồn củ.

Nguyên tắc: sự ma sát giữa các củ cũng như ma sát giữa củ với thành thiết bị, với cánh quay sẽ làm trĩc lớp vỏ lụa và dưới áp lực của nước sẽ rửa sạch lớp vỏ lụa này cũng như đất cát bám bên ngồi củ.

4.2.2.4. Thiết bị

Thiết bị rửa củ thường dùng trong sản xuất tinh bột khoai mì là thiết bị thùng hình trụ cĩ đục lỗ, để ngập trong nước.

Nguyên tắc hoạt động:

- Một bàn chải trục vít sẽ vừa đảo trộn mạnh củ vừa đẩy củ về phía trước.

- Một bơm ly tâm được lắp ở một đầu của thùng và được nối với một loạt các cánh quay sắp xếp dọc theo thùng. Những cánh quay này sẽ tạo ra dịng nước ngược với hướng chuyển động của củ, đảm bảo cho củ được rửa sạch.

- Khi củ được đẩy ra đến đầu bên kia, chúng đã được rửa sạch đất cát và được lột vỏ một phần.

- Tạp chất nhẹ sẽ nổi lên trên theo nước ra ngồi, tạp chất nặng, đất cát… lắng xuống và được tháo theo chu kỳ qua lỗ của bồn ximăng.

Hình 7: Thiết bị rửa củ khoai mì

Để tăng hiệu quả của quá trình rửa, sau giai đoạn ngâm người ta cho củ khoai mì đi qua thiết bị bĩc vỏ gỗ và tách đất cát lớn bám trên củ. Thiết bị này dạng thùng quay với ống bên trong để xịt nước rửa củ. Thùng cĩ thể làm bằng gỗ hay bằng lưới kim loại, chiều dài 3 ÷ 4 m, đường kính 1m, được lắp vào bệ ximăng, cánh quay được lắp dọc theo thùng.

Hình 8: Thiết bị bĩc vỏ lụa và tách đất cát thơ.

Tùy thuộc mức độ và đặc tính tạp chất của nguyên liệu mà thới gian rửa cĩ thể từ 8 ÷15 phút, chi phí nước rửa từ 2 ÷ 4 tấn /1 tấn nguyên liệu.

4.2.3. Cắt khúc

4.2.3.1. Mục đích

Nguyên liệu sau khi được rửa sạch và bĩc vỏ thì được đưa vào thiết bị cắt khúc. Mục đích của quá trình cắt khúc là cắt nhỏ nguyên liệu để quá trình nghiền tiếp theo đạt hiệu quả cao hơn.

Một phần của tài liệu Quy trình sản xuất tinh bột khoai mì (Trang 25 - 28)