THUYẾT MINH TỔNG MẶT BẰNG NHÀ MÁY:

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy chế biến sữa tươi tiệt trùng năng suất 160 tấn sản phẩm/ngày (Trang 71 - 75)

- Tách một phần chất béo ra khỏi sữa nguyên liệu

6.4.THUYẾT MINH TỔNG MẶT BẰNG NHÀ MÁY:

- Nhà máy được xây dựng trên khu đất có tổng diện tích là: 2

- Nhà máy có một cổng chính lớn và một cổng phụ vào từ đường quốc lộ cổng rộng 5m để thuận lợi cho việc ra vào của các xe lớn chở nguyên liệu vào nhà máy cũng như xe chở hàng từ nhà máy tới các nơi tiêu thụ.

- Nhà bảo vệ được bố trí ngay cạnh lối vào nhà máy, đảm bảo kiểm soát được hết các hoạt động ra vào của nhà máy (xe cộ ra vào, cán bộ, công nhân viên đến làm và ra về…).

- Khu nhà hành chính được bố trí nằm ở phần đầu của nhà máy, thuận lợi cho việc đi lại, cũng như yêu cầu công việc.

- Phân xưởng sản xuất chính được bố trí ở giữa trung tâm của nhà máy đảm bảo khả năng liên kết, phối kết hợp với các bộ phận liên quan.

- Kho nguyên liệu, kho vật tư, kho bao bì và kho thành phẩm được bố trí cạnh và sau phân xưởng sản xuất chính để đảm bảo thuận tiện cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất cũng như nhập thành phẩm về lưu kho.

- Phân xưởng cơ điện được bố trí phía bên cạnh nhà máy để thuận tiện làm việc, đảm bảo thuận tiện sữa chữa và khắc phục kịp thời các sự cố của nhà máy.

- Nhà vệ sinh, nhà tắm giặt được đặt trong phân xưởng sản xuất chính để thuận tiện, đáp ứng yêu cầu sản xuất.

- Khu xử lý nước cấp được bố trí ở đầu nhà máy gần với khu sản xuất chính đảm bảo cấp nước cho sản xuất, đường ống cấp nước ngắn, giảm chi phí xây dựng.

- Nhà để xe được bố trí ở phần đầu nhà máy thuận lợi cho việc đi lại, dễ quản lý, đảm bảo giữ gìn, bảo vệ xe.

- Khu xử lý nước thải được bố trí ở xa các khu vực khác, cuối hướng gió, đảm bảo không gây ảnh hưởng đến vệ sinh chung của nhà máy.

- Đường giao thông chính đi lại trong nhà máy phải đảm bảo đủ rộng cho các xe đi lại:

+ Đường ô tô ra vào nhà máy là đường 2 chiều, rộng từ 10 m. + Đường cách tường vào nhà sản xuất tối thiểu là 1,5m.

- Các cây xanh trồng xung quanh nhà máy cách tường từ 1,5 – 5 m, cách đường ô tô từ 1 – 1,5 m, cách các đường ống nước và cổng 1,5 m, cách các dây điện ngầm từ 1,5 – 2 m.

Chiều cao nhà phụ thuộc chiều cao tối đa của thiết bị, yêu cầu chiếu sáng và thông gió tự nhiên độ cao lắp ghép và phương tiện vận chuyển thiết bị trong phân xưởng.

PHẦN 7: TÍNH ĐIỆN- HƠI- NƯỚC- LẠNH 7.1. TÍNH ĐIỆN:

Điện dùng trong nhà máy bao gồm: + Điện chiếu sáng.

+ Điện dùng cho động lực.

 Yêu cầu điện dùng cho chiếu sáng:

- Ánh sáng phải phân bố đều. không có bóng tối và không làm loá mắt. - Đảm bảo chất lượng của độ rọi và hiệu quả chiếu sáng đối với công trình - Đảm bảo chất lượng quang thông. màu sắc ánh sáng và độ sáng tối thiểu.  Yêu cầu điện dùng cho động lực:

Công suất của các động cơ tại các phân xưởng phải phù hợp với yêu cầu của thiết bị trong dây chuyền. Nếu ta chọn hệ số dự trữ công suất quá nhỏ thì dễ gây quá tải khi làm việc. Ngược lại nếu chọn quá lớn thì sẽ tiêu thụ nhiều công suất đồng thời làm giảm hệ số công suất cosϕ do chạy non tải.

7.1.1. Điện dùng cho chiếu sáng:

Ta có công thức tính như sau: Ptc = p td S P ⇒ Ptd = Ptc. Sp (W). Trong đó: + Ptd: Tổng công suất các đèn . W.

+ Ptc: Công suất chiếu sáng tiêu chuẩn trên một đơn vị diện tích. W/m2

+ Sp: Diện tích của phòng m2.

Nếu gọi Po: là công suất tiêu chuẩn của đèn. W Ta có số bóng đèn khi chưa làm tròn: o td d P P n =

Sau khi tính được số bóng đèn và làm tròn ta có được số bóng đèn dùng thực tế nc

Tính công suất sử dụng thực tế theo công thức: Pcs = nc x Po

Bảng 7.1: Bảng tính công suất của các công trình. STT Tên công trình Diện tích. Sp (m2) Độ rọi (Lux) Pt W/ m2 Ptd (W) Po (W) nc (cái) Pcs (W) 1 Phân xưởng sản xuất chính 2500 50 11,3 28250 200 141 28200 2 Phòng thường trực- bảo vệ (2

cái) 12 10 3,6 43,2 40 2 80

3 Nhà xe 2 bánh 160 10 3,6 576 40 14 560 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4 Nhà vệ sinh,giặt là,phát áo quần 48 20 4 192 40 5 200

5 Nhà hành chính (2 tầng) 160 30 4 640 40 16 640

6 Nhà ăn 160 20 4 640 40 16 640

7 Kho thành phẩm 4080 40 7 28560 200 143 28600

8 Kho nguyên vật liệu 6000 40 7 42000 200 210 42000

9 Trạm biến áp 24 10 3,6 86,4 40 2 80

10 Khu xử lí nước thải 40 20 6 240 100 2 200

11 Phân xưởng cơ điện 54 20 6 324 40 8 320

12 Kho chứa nhiên liệu 48 10 3,6 172,8 40 4 160

13 Nhà nồi hơi 54 40 7 378 100 4 400

14 Nhà phát diện dự phòng 36 27 7 252 100 3 300

15 Khu lạnh trung tâm 36 20 7 252 100 3 300

16 Khu cung cấp và xử lí nước 60 10 3,6 216 100 2 200

17 Chiếu sáng các khu vực khác 20 6 0 100 9 900

18 Gara ô tô 48 10 3,6 172,8 40 4 160

19 Gara chứa xe bồn, xe chở hàng 105 10 3,6 378 40 9 360

20 Kho hóa chất 24 10 3,6 86,4 40 2 80

Tổng 104380

Công suất chiếu sáng thực tế là: 104,38W = 104,38 KW.  Tính phụ tải chiếu sáng:

P’cs = K1x Pcs (KW).

Trong đó: K1: hệ số đồng bộ giữa các đèn có giá trị từ 0,9÷1, lấy K1 =1 Pcs: tổng công suất chiếu sáng

P’cs = 104,38 1 104,38× = (KW)

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy chế biến sữa tươi tiệt trùng năng suất 160 tấn sản phẩm/ngày (Trang 71 - 75)