Kết quả định tính cho thấy, tảo Tetraselmis có kích thước giọt lipid khá lớn, có nhiều triển vọng trong việc áp dụng nuôi trồng đại trà để phục vụ cho sản xuất nhiên liệu sinh học. Tuy nhiên, để khẳng định chắc chắn, còn phải tiến hành thí nghiệm kiểm tra định tính, xác định hàm lượng lipid trong tảo. Ngoài ra, còn phải nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hình thành lipid của tảo để chủ động tạo ra điều kiện
Hình 4.2.Định tính lipid trong Tetraselmis
A. trước khi quét phổ B. Sau khi quét phổ
Phổ phát xạ màu cam rất rõ. Chứng tỏ tảo tetraselmis có chứa lipid.
Mẫu đối chứng
Mẫu đối chứng là mẫu được phân lập tại phòng thí nghiệm chuyển hóa sinh học, khoa sinh học, đại học Khoa Học Tự Nhiên tp.HCM. Những mẫu này nằm trong ngân hàng giống của đề tài cấp nhà nước về tảo dầu do cô ths. Lê Thị Mỹ Phước làm chủ nhiệm.
Hình 4.3. Mẫu đối chứng A. không có dầu B. Có dầu
A B
A 1 A 2
CHƯƠNG 5
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Kết luận
Nghiên cứu đã xác định được môi trường tối ưu trong 4 môi trường được khảo sát dùng để nuôi trồng tảo Tetraselmis. Bước đầu xác định được thành phần và tỉ lệ các thành phần trong môi trường cần thiết cho tăng trưởng của tảo Tetraselmis, là cơ sở để tự nghiên cứu và tìm ra môi trường thích hợp hơn đồng thời giảm chi phí và đơn giản hóa quá trình pha môi trường.
Từ những kết quả thu được, chúng tôi đi đến kết luận sau:
1. Môi trường F/2 là môi trường tối ưu nhất trong 4 môi trường được khảo sát 2. thành phần môi trường không phải là yếu tố quyết định, ảnh hưởng đến mức độ tăng sinh của tảo, mà là tỉ lệ giữa các thành phần trong môi trường.
3. kết quả định tính lipid cho thấy trong tảo Tetrselmis có chứa lipid.
Đề nghị
1. Môi trường nuôi chỉ là một trong số những yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng của tảo Tetraselmis. Để có thể đưa tảo này vào nuôi trồng đại trà, cần có những nghiên cứu tiếp theo về ảnh hưởng của nhiệt độ, cường độ chiếu sáng, thời gian chiếu sáng, pH môi trường, ảnh hưởng của sục khí và nồng độ bổ sung CO2…
2. Môi trường F/2 là môi trường tăng trưởng tối ưu trong 4 môi trường, nhưng trong thành phần có nhiều khoáng và vitamin, dễ gây nhiễm khuẩn và nấm mốc, ảnh hưởng lớn đến quá trình phân lập tảo này. Đề nghị dùng môi trường TT3 để phân lập tảo tetraselmis, hoặc dùng môi trường F/2 nhưng bỏ bớt một số thành phần khoáng và vitamin.
3. Hai môi trường Walne và Walne TM, không thích hợp cho tăng sinh sinh khối tảo, tuy nhiên, khi quan sát dưới kính hiển vi, tảo vẫn hoạt động bình thường. như vậy, trên hai môi trường này, tảo chỉ lớn lên về kích thước chứ hầu như không phân chia, nên có thể dùng 2 môi trường này trong công tác nuôi giữ giống.
4. Hiện nay, việc định tính dầu tảo được tiến hành bằng phương pháp phổ huỳnh quang, nhờ thuốc nhuộm Nile Blue A, tuy nhiên, thí nghiệm này phải tiến hành ở viện sinh học nhiệt đới tp.HCM, gây ra một số khó khăn trong quá trình nghiên cứu. Đề nghị sử dụng phương pháp nhuộm Soudan III (R47)
Phương pháp tiến hành như sau: - Làm tiêu bản có vết bôi của mẫu
- Cố định tiêu bản bằng formalin 40% trong 5 phút - Thêm xanh methylene vào và giữ trong 10 phút
- Nhỏ thêm một giọt dung dịch Soudan III, đậy lá kính lại và giữ yên từ 5-10 phút.
- Quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi với vật kính dầu (x100). Các hạt lipid sẽ có màu từ hồng đến cam, tế bào sẽ có màu xanh nước biển.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt
[1] GS.PTS. Đặng Đình Kim, PTS. Đặng Hoàng Phước Hiền. 1999. Công nghệ sinh học vi tảo, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
[2] Đặng Thị Sy. 2005. Tảo học, Nxb Đại học Quốc Gia, Hà Nội.
[3] Dương Đức Huyến. 2009. Phân loại thực vật bậc thấp, Nxb Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.
[4] Nguyễn Đức Lượng, Phan Thị Huyền, Nguyễn Ánh Tuyết.2003. Thí nghiệm công nghệ sinh học tập 2, Thí nghiệm vi sinh vật học, Nxb Đại học Quốc Gia, tp. HCM
[5] Đoàn Văn Bộ. Các phương pháp phân tích hóa học nước biển. 2001. Nxb Đại học Quốc Gia, Hà Nội
[6] Chu Chí Thiết, Martin S Kumar. 2008. Kỹ thuật sản xuất giống ngao Bến Tre (Meretrix lyrata Sowerby, 1851), Phân viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản Bắc Trung Bộ (ARSINC), Viện Nghiên cứu và Phát triển Nam Ausstralia (SARDI)
Tài liệu tiếng Anh
[7] Borowitzka M.A. 1988. Fats, oil and carbonhydrates, Microalgal biotechnology [8] O’Meley C & Daintith M. 1993. Algae cultures for marine hatcheries, turtle
press, Australia
[9] Guillard R.R.L. 1975. Culture of phytoplankton for feeding marine invertebrates, Culture of marine invertebrate animals, pp. 29 – 60
[10] Smith W.L. and Chanley M.H (Eds.) Culture of Marine Invertebrate Animals. Plenum Press, New York, USA
Tài liệu Internet [11] [12] [13] [14] [15] [16]
PHỤ LỤC : PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT BIODIESEL TỪ TẢO
Quy trình sản xuất biodiesel
- Đầu tiên tăng sinh khối tảo đến giai đoạn mật độ tế bào cao nhất.
- Lọc thẩm thấu, thu sinh khối chuyển sang bể nuôi khác không bổ sung Nitơ, tảo sẽ phản ứng lại tình trạng thiếu dinh dưỡng bằng cách dự trữ chất béo.
- Khi lượng chất béo sinh ra đủ mức cần thiết, ta sẽ tập trung các tế bào lại để phân tách chúng một cách hệ thống.
- Lọc các cơ quan tế bào lớn và màng tế bào, sau đó dùng các loại dung môinhư methanol để phân tách chất béo từ các loại protein và đường có thể hoà tan trong nước.
- Tinh chế chất béo thu được và làm bay hơi dung môi.
- Cuối cùng, đưa chất béo vào lò phản ứng hoá học để chuyển hoá chúng thành nhiên liệu sinh học.