2.4.1.1. Chi phí mua con giống
Là khoản chi phí ban đầu để làm nền tảng cho quá trình chăn nuôi, cũng như các ngành sản xuất khác chi phí cho con giống cũng chính là sự đầu tư vốn ban đầu, đây là khoản chi phí không thể thiếu đối với bất kỳ hình thức sản xuất nào, và trong chăn nuôi cũng không thể đi ngoài quy luật chung này.
2.4.1.2. Bố trí lao động
Để có thể chăn nuôi có hiệu quả chúng ta phải tiến hành bố chí phân công lao động sao cho hợp lý để công việc luôn được thực hiện có hiệu quả nhất.
Bố trí lao động là sự sắp xếp phân công từng công việc cụ thể với từng cán bộ công nhân viên cụ thể. Chính nhờ sự phân công từng công việc cụ thể cho từng người mà chúng ta dễ dàng quản lý và mỗi cán bộ công nhân viên sẽ làm tốt công việc được giao thay vì phải làm một lúc nhiều công việc mà hiệu quả mang lại không cao.
+ Chi phí tiền lương:
Là sự trả công lao động cho cán bộ công nhân viên trong thời gian họ lao động để làm lên sản phẩm trong chăn nuôi.
Tùy theo bản chất công việc của từng cán bộ công nhân viên mà chúng ta có mức tiền lương khác nhau.
+ Bảo hiểm xã hội:
Đây là hình thức phòng tránh rủi ro của cơ sở sản xuất đối với cán bộ công nhân viên, phòng trừ những lúc đau ốm. Đây là khoản bắt buộc đối với mỗi cán bộ công nhân viên trong thời gian làm việc tại cơ sở.
+ Trực ca 3 bảo vệ:
Đây là tiền trả cho thời gian làm việc thêm giờ của bảo vệ, hình thức này khuyến khích người công nhân làm công tác trông coi cở sở vào những ngày nghỉ.
+ Trực lợn đẻ:
Đây là khoản chi không thể thiếu đối với chăn nuôi lợn, vì công nhân viên ngoài giờ làm việc chính hàng ngày như cho ăn, uống, chăm sóc hàng ngày, chúng ta còn phải quan tâm tới thời gian lợn đẻ, trong thời gian này chúng ta cần phải tổ chức trực lợn đẻ để có thể giúp đỡ lợn nái trong thời gian lợn đẻ, tránh được lợn mẹ đè chết lợn con, và chúng ta có thể can thiệp khi lợn đẻ khó tránh hiện tượng nghẹt thai và chết lợn con ngay trong bụng mẹ.
+ Độc hại:
Là khoản tiền phụ cấp thêm cho cán bộ công nhân viên trong thời gian làm việc tại trại, khoản chi phí này được trả cho công nhân viên vì họ thường
phải tiếp xúc với các chất độc hại như thuốc khử trùng và các loại thuốc có hại cho sức khỏe khác.
+ Bảo hộ lao động:
Để đảm bảo an toàn cho cán bộ công nhân viên làm việc tại trại chăn nuôi chúng ta nên có các biện pháp phòng chống những độc hại cho người công nhân và cán bộ kỹ thuật, mặt khác đây cũng là biện pháp phòng bệnh cho lợn trong chăn nuôi tránh hiện tượng mang bệnh từ nơi này sang nơi khác. Do đó chúng ta phải chi một khoản tiền dành cho bảo hộ lao động.
Ngoài các khoản chi phí như trên trong chăn nuôi chúng ta còn phải chi cho những khoản khác như: Chi cho quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng, quỹ khuyến học. v.v . . đây là hình thức khuyến khích đối với cán bộ công nhân viên làm việc trong trại.
2.4.1.3. Chi phí cho thức ăn
Trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng, thức ăn là khoản không thể thiếu, lợn có phải ăn thì mới tồn tại được, đây là môt đặc điểm sinh lý không thể thiếu của động vật nói chung và của lợn nói riêng. Do đó chi phí cho thức ăn là điều không thể thiếu đối với mỗi cơ sở chăn nuôi.
Đối với trại chăn nuôi lợn Móng Cái các loại thức ăn được dùng cho các nhóm lợn như sau:
+ Cám 18A - Dùng cho lợn chờ phối + nái chửa kì I, kì II + Cám 18B - Dùng cho lợn nái nuôi con
+ Cám 18C - Dùng cho lợn đực giống, đực làm việc + Cám Pre - Dùng cho lợn con tập ăn, lợn cai sữa
+ Cám Starter - Dùng cho cái bán và lợn hậu bị từ 80 ngày đến chờ phối
Từ giá mua vào của những loại cám trên chúng ta xác định được chi phí cho các loại lợn theo các nhóm lợn được chia như sau:
Chi phí thức ăn cho lợn hậu bị:
Chi phí thức ăn cho lợn chửa: - Chửa kỳ 1 - Chửa kỳ 2 Chi phí thức ăn cho lợn nái nuôi con.
Chi phí thức ăn cho lợn nái chờ phối
Chi phí thức ăn cho lợn con từ khi cai sữa cho đến khi bán
2.4.1.4. Các khoản chi phí khác
+ Thuốc thú y:
Chi phí cho thuốc thú y là các khoản chi phí cho việc phòng và trị bệnh đối với công tác chăn nuôi, đây là yếu tố quan trọng quyết định tới sự thành công hay thất bại của việc chăn nuôi, công tác thú y được làm tốt thì sẽ hạn chế được rất nhiều thiệt hại trong chăn nuôi, như vậy thì hiệu quả chăn nuôi sẽ cao hơn.
+ Chi phí cho phối giống
Bên cạnh những chi phí cho thú y ngành chăn nuôi còn phải chi phí cho các đợt phối giống cho các lợn nái tới thời kỳ phối giống, cũng như chi phí cho mua giống đây là chi phí không thể thiếu đối với ngành chăn nuôi.
+ Chi phí cho điện, nước phục vụ
Nhu cầu về điện nước là nhu cầu thiết yếu đối với chăn nuôi, lợn phải có điện để thắp sáng và sưởi ấm vào mùa đông và công tác làm mát vào mùa hè, nhu cầu về nước uống cũng là một nhu cầu rất lớn đối với chăn nuôi, nước cho vật nuôi uống, tắm mát.
+ Chi phí cho vật rẻ tiền:
Là các khoản chi phí cho các khoản sửa chữa nhỏ, những vật dụng thông thường trong chăn nuôi.
+ Khấu hao tài sản cố định. + Phân bố quản lý chi phí
Từ đó chúng ta tính được tổng cộng các chi phí phải trả cho chăn nuôi.
Công thức tính như sau:
Tổng chi phí = Chi phí mua giống + bố chí lao động + định mức thức ăn + các khoản chi phí khác.