Nhìn chung nghiên cứu về năng suất sinh sản của lợn nái thì tuổi phối lần đầu, tuổi đẻ lứa đầu khoảng cách lứa đẻ, số con sơ sinh sống/ổ, số con cai sữa sống/ổ, khối lượng sơ sinh/con, khối lượng cai sữa/con được coi là những tính trạng quan trọng nhất quyết định hiệu quả kinh tế ngành chăn nuôi lợn nái. Vì vậy các tính trạng được chúng tôi chọn làm mục tiêu nghiên cứu trong đề tài này. Các giá trị trung bình bình phương nhỏ nhất và sai số chuẩn tương ứng của chúng đối với tính trạng năng suất sinh sản của lợn Móng Cái được trình bày ở bảng 1.
Bảng 4.1. Năng suất sinh sản của lợn Móng Cái
Tính trạng Đơn vị
tính n LSM SELSM
Tuổi phối lứa đầu ngày 85 245,06 5,38
Tuổi đẻ lứa đầu ngày 85 358,45 5,32
Khoảng cách lứa đẻ ngày 476 171,30 1,73
Thời gian mang thai ngày 561 113,92 0,07
Số con sơ sinh sống/ổ con 556 11,82 0,12
Số con cai sữa con 531 9,17 0,07
Trọng lượng cai sữa/con kg 531 5.89 0,03
Trọng lượng sơ sinh/con kg 556 0,53 0,04
Tuổi phối lứa đầu
Tuổi phối lứa đầu đây là một chỉ tiêu sinh lý sinh dục của lợn nái hậu bị, chỉ tiêu này giúp cho việc đề ra lịch khai thác đúng tiềm năng sinh sản của lợn nái trong quá trình sản xuất, từ đó nâng cao sức sản xuất của lợn nái trong một đời sinh sản.
Tuổi phối giống lần đầu sớm hay muộn ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả chăn nuôi. Theo bảng 4.1 thì ta thấy lợn nái Móng Cái có tuổi phối lần đầu 245,06 ngày. Các giá trị tính toán này của lợn nái Móng Cái cao hơn kết quả nghiên cứu của Giang Hồng Tuyến (2003) 238,12 ngày. Nó cũng tương đương kết quả 6 - 8 tháng tuổi tại nghiên cứu của Lê Viết Ly (1999); Jang- Hyunglee (1993) đã thông báo kết quả nghiên cứu các tính trạng sinh sản của lợn lái hậu bị cho thấy lợn có thể động dục sớm từ lúc 4 - 5 tháng tuổi nhưng tuổi phối giống thích hợp vẫn là 7 - 8 tháng tuổi. Đây là thời kì mà lợn nái đạt tới độ thành thục về tính, đảm bảo thể trạng và các yếu tố cần thiết để nuôi con.
Tuổi đẻ lứa đầu
Cũng tương tự như tuổi phối giống lần đầu, tuổi đẻ lứa đầu của lợn Móng Cái là (358,45 ngày). Kết quả nghiên cứu này cho thấy tuổi đẻ lứa đầu của lợn Móng Cái thấp hơn nhiều so với kết quả nghỉên cứu của Giang Hồng Tuyến (2003) là (365,93 ngày), kết quả này thấp hơn so với kết quả nghiên cứu trên cùng lợn Móng Cái của Nguyễn Văn Đức (1997) (388,10 ngày), Nguyễn Văn Thiện và cộng sự (1999) (374,06 ngày).
Tuổi đẻ lứa đầu trong nghiên cứu này có giá trị nhỏ hơn là do trong những năm gần đây nhà nước đã đưa giống lợn Móng Cái là một trong những giống cây con chuẩn quốc gia, cùng chủ trương Móng Cái hoá đàn lợn lợn Móng Cái được quan tâm nhiều hơn, được chọn lọc cùng chế độ chăm sóc tốt hơn nhằm bảo tồn và phát triển những tính trạng quý của giống lợn truyền thống này.
Khoảng cách lứa đẻ
Khoảng cách lứa đẻ của lợn nái Móng Cái là rất tốt 171,3 ngày. Các giá trị này cho thấy tương đương kết quả nghiên cứu của Lê Viết Ly (1999)
5,5 - 6 tháng và cao hơn kết quả 169,02 ngày tìm được của Nguyễn Văn Đức và cộng sự (2000); Giang Hồng Tuyến (2003) nghiên cứu trên lợn Móng Cái là 171,46 ngày. Trong các công trình nghiên cứu cùng giống lợn Móng Cái các kết quả này cao hơn 170,06 ngày trên nái ngoại của Phùng Thị Vân và cộng sự (1999) 153,3 ngày trên đàn lợn nuôi ở Pháp của Perrro Cheau (1994) Nguyên nhân khoảng cách lứa đẻ của lợn Móng Cái cao hơn lợn ngoại là do khối lượng sơ sinh/con nhỏ hơn lợn ngoại nên thời gian cai sữa kéo dài hơn (45 ngày).
Từ kết quả về khoảng cách lứa đẻ cho thấy lợn nái Móng Cái có số lứa đẻ/nái/năm là 2,1 lứa. Kết quả này thấp hơn kết quả của Nguyễn Văn Thiện và cộng sự (1999); Giang Hồng Tuyến (2003) 2,13 lứa nhưng tương đương kết quả 1,5 - 2 lứa của Lê Viết Ly (1999) và 1,75 lứa của Lê Hồng Minh (2000) cùng nghiên cứu trên giống lợn Móng Cái.
Số con sơ sinh sống/ổ
Đối với chăn nuôi lợn nái, số con sơ sinh sống trên ổ là tính trạng quan trọng nhất là chìa khoá quyết định năng suất chất lượng và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn nái( Giang Hồng Tuyến 2008).
Kết quả phân tích cho thấy số con sơ sinh sống trên ổ của lợn Móng Cái là 11,82 con/ổ.
Điều này chứng tỏ số con sơ sinh sống trên ổ là cao, điều này cho biết mục tiêu chọn lọc của lợn Móng Cái qua các năm đạt kết quả tốt.
Giá trị số con sơ sinh sống/ổ của lợn Móng Cái trong nghiên cứu này phù hợp với giá trị công bố của Lê Viết Ly (1999) nghiên cứu trên lợn Móng Cái là 10 - 14 con. Kết quả này cao hơn so kết quả trên giống của các tác giả trong nước; cao hơn từ 0,7 - ,88 con so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Đức (1997) (10,94) con, cao hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Đức và Giang Hồng Tuyến(2000) (11,31 con); cao hơn khoảng 0,72 con so
kết quả nghiên cứu của Lê Hồng Minh (2000) (11,10 con) cao hơn từ 1,77 - 2,34 con so với kết quả nghiên cứu của NguyễnVăn Nhiệm và cộng sự (2002) (9,48 - 10,05 con) và cũng cao hơn khoảng 0,97 con so với kết quả nghiên cứu của Đặng Vũ Bình và Nguyễn Văn Thắng (2002) trên lợn nái Móng cái phối đực Pietrain(10,85 con).
Kết quả này thấp hơn 0,4 con so kết quả nghiên cứu của Giang Hồng Tuyến (2003).
Kết quả nghiên cứu này cao hơn trên các giống lợn ngoại của tác giả Nguyễn Văn Thiện và cộng sự(1995) (9,38 con); Trần Thế Thông và cộng sự (1995) (9,0 - 9,8 con); Đoàn Xuân trúc và cộng sự (2000) (9,76 con); Phùng Thị Vân và cộng sự (2001) (10,04 con); Tạ Thị Bích Duyên (2003) (9,49 - 9,9 con).
Năng suất sinh sản của lợn nái Móng cái cao hơn năng suất sinh sản của lợn nái ngoại bản chất di truyền của lợn Móng Cái có năng suất sinh sản cao hơn đặc biệt là số con sơ sinh sống/ ổ.
Số con cai sữa/ổ
Đối với giống lợn Móng Cái do khối lượng sơ sinh nhỏ nên thời gian nuôi con dài (45 ngày) cao hơn lợn ngoại (28 ngày). Kết quả cho thấy số con cai sữa/ổ của lợn Móng Cái là 9,17 con/ổ. Mặc dù số con sơ sinh sống /ổ cao nhưng để tăng số lượng lợn cái làm nái. Vì vậy, đây là mục tiêu chính của sử dụng nguồn gene Móng Cái; khai thác năng suất sinh sản cao đồng thời vẫn bảo đảm nuôi con của lợn mẹ cho nên chúng tôi giữ lại trung bình 10 lợn con sơ sinh sống /ổ với sự ưu tiên cho lợn cái. Tính trạng số lợn con cai sữa phụ thuộc vào số lợn con để lại nuôi.
Các giá trị xác định về tính trạng số con sơ sinh sống/ổ của lợn Móng Cái phù hợp với kết quả thông báo của Nguyễn Văn Đức (1997) (9,26 con) Đặng Vũ Bình và Nguyễn Văn Thắng (2002) (9,15 con). Cao hơn kết quả
nghiên cứu trên lợn ngoại của Ham mon (1994); Haley và cộng sự (1995); Hung ghens (1995); Đoàn Xuân Trúc và cộng sự (2000); Phùng Thị Vân và cộng sự (2001) (8,11 - 9,2 con); Tạ Thị Bích Duyên (2003) (8,32 - 9,07 con).
Từ kết quả nghiên cứu này cho thấy số lợn con cai sữa của một nái/ năm của nái Móng Cái là 19,257 con/năm. Như vậy ta có thể kết luận rằng lợn Móng Cái có khả năng sinh sản tốt.
Khối lượng sơ sinh
Khối lượng sơ sinh của lợn Móng Cái là (0,53 kg/con). Giá trị này của chúng tôi tương đương với kết quả 0,49 - 0,53 kg của Nguyễn Quế Côi (1996) nhưng cao hơn 0,51 kg của Nguyễn Văn Đức và cộng sự (2000) và kết quả 0,45 - 0,5kg của Lê Viết Ly (1999) và 0,47kg của Nguyễn VănThiện và cộng sự (1999).
Khối lượng cai sữa
Chỉ tiêu khối lượng cai sữa ở nghiên cứu này cho thấy lợn Móng Cái (5,89 kg). Kết quả của chúng tôi phù hợp với các kết quả đã công bố trước đây như 6 - 7 kg của Lê Viết Ly (1999); 5,31 - 6,72kg của Nguyễn Văn Nhiệm và cộng sự (2002), nhưng thấp hơn kết quả 5,93 kg của Nguyễn Văn Đức và cộng sự (2000); tương đương với kết quả của Giang Hồng Tuyến (2003).
Hầu hết, các hệ số biến dị (SE) của các tính trạng sinh sản cơ bản này thấp, chứng tỏ mức độ ổn định của mỗi tính trạng này ở lợn Móng Cái nuôi tại Hải Phòng là khá cao.
Từ các kết quả trên cho phép chúng tôi rút ra các kết luận rằng khả năng sinh sản của lợn Móng Cái là rất tốt, đặc biệt đối với các tính trạng số con sơ sinh sống/lứa, tuổi phối lần đầu, tuổi đẻ lứa đầu, khoảng cách lứa đẻ.