III. NHỮNG BÀI HỌC CHƢA THÀNH CÔNG
4. Các nhà đầu tư nước ngoài khống chế kỹ thuật trong doanh nghiệp liên doanh
đội quân”.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nước ngoài thường lợi dụng những nhược điểm của phía Trung Quốc như thiếu kinh nghiệm, tài sản vô hình ít để dùng nhiều thủ đoạn, ép giá tài sản của phía Trung Quốc, nhất là giá trị tài sản vô hình trong quá trình hợp tác liên doanh, khiến cho lợi ích của các ngành sản xuất dân tộc bị xâm hại nghiêm trọng. Thậm chí, có một số doanh nghiệp nước ngoài sau một thời gian dài thăm dò thị trường, mua lại nhãn hiệu hàng hoá dân tộc với giá rẻ rồi xếp xó, cố ý đào thải các nhãn hiệu hàng hoá dân tộc, từng bước đẩy các nhãn hiệu hàng hoá dân tộc ra khỏi thị trường. Ngày 8 / 7 / 1996, trên tờ “Nhật báo kinh tế”, bài báo với nhan đề “Nhãn hiệu hàng hoá Trung Quốc được bán với giá bao nhiêu tiền” đã nói đến tình trạng một số nhãn hiệu hàng hoá Trung Quốc rơi vào tay các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, có những nhãn hiệu hàng hoá của Trung Quốc được bán với giá rất rẻ, thậm chí có những nhãn hiệu được bán mà không thông qua khâu đánh giá giá trị hoặc cho không. Tất cả những điều này khiến cho các ngành công nghiệp dân tộc và các doanh nghiệp công hữu và tư nhân của Trung Quốc lâm vào thế rất bất lợi trong cạnh tranh.
4. Các nhà đầu tư nước ngoài khống chế kỹ thuật trong doanh nghiệp liên doanh doanh
Do quyền khống chế cổ phần nên các nhà đầu tư đã khống chế phương hướng kinh doanh của doanh nghiệp. TNCs thường hướng sự phát triển của doanh nghiệp theo yêu cầu của công ty mẹ, tiến hành kinh doanh không biên giới. Doanh nghiệp liên doanh chỉ là một bộ phận trong mạng lưới chiến lược toàn cầu của họ và chỉ là một xưởng sản xuất sản phẩm trung gian. Các nhà đầu
HTTP://SINHVIENNGANHANG.COM
NguyÔn thÞ thu h¶o, A1 CN9 68
tư thường giảm đầu tư cho nghiên cứu, phát triển (R&D), làm yếu đi sức sáng tạo của các doanh nghiệp Trung Quốc. Không chỉ vậy, họ còn có điều kiện chuyển giao kỹ thuật tiên tiến hiện có hoặc đã phát triển của doanh nghiệp liên doanh đi nơi khác. Các nhà đầu tư còn hạn chế chuyển giao những kỹ thuật tiên tiến cho Trung Quốc, khống chế kỹ thuật của doanh nghiệp liên doanh, hạn chế khả năng học tập kỹ thuật của phía Trung Quốc khiến cho Trung Quốc không có cách nào đạt được mục đích cải tiến kỹ thuật. Đa số những kỹ thuật do FDI mang lại chỉ phù hợp với nhu cầu Trung Quốc, mà không có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Các sản phẩm xuất khẩu được chủ yếu là do giá rẻ, tỷ giá hối đoái thấp.
Ở các ngành chế tạo đồ điện, máy móc, thiết bị điện tử thông tin, chế tạo nguyên liệu hoá học, sản phẩm hoá học, sản xuất ô tô, xe máy... tuy FDI có mang lại kỹ thuật nhưng phía nước ngoài quản lý rất chặt và rất ít chuyển nhượng kỹ thuật. Chẳng hạn, nhà máy liên doanh sản xuất ô tô số 2 Thần Long không cho nhân viên kỹ thuật Trung Quốc xem dù chỉ là một bản vẽ linh kiện đơn giản. Ở đây, mục đích của các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các công ty xuyên quốc gia hùn vốn bằng kỹ thuật không phải để cạnh tranh trên thị trường quốc tế mà nhằm chiếm lĩnh thị trường Trung Quốc với lợi nhuận khổng lồ của thị trường này. Do vậy, nếu để Trung Quốc nắm được kỹ thuật thì họ không còn thị trường to lớn này nữa. Vì vậy, sau hơn 20 năm mở cửa, Trung Quốc tạo ra được rất ít ngành nghề mũi nhọn có khả năng đứng vững trên thị trường quốc tế.